Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2 Lý luận về hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường Trung học phổ thông
1.2.1. Đặc điểm học sinh trung học phổ thông
Luật Thanh niên (2020) quy định tại Điều 1: thanh niên là công dân Việt Nam từ
đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.
Theo cách xác định phổ biến và được thừa nhận trong tâm lý học, tuổi thanh niên được xác định từ 15 đến 25 tuổi, với 02 thời kỳ:
- Tuổi đầu thành niên: từ 15 đến 18 tuổi (còn gọi là thanh niên học sinh)
- Thanh niên trưởng thành từ 18 tuổi đến 25 tuổi.
Như vậy, lứa tuổi học sinh THPT nằm trong thời kỳ đầu của tuổi thanh niên, còn gọi là thanh niên học sinh.
Ở lứa tuổi học sinh THPT, các mối quan hệ ít tính mâu thuẫn hơn so với độ tuổi trước đó. Quan hệ với cha mẹ, thầy cô, bạn bè đã trở nên thuận lợi hơn do sự trưởng thành nhất định trong nhận thức của học sinh và sự thay đổi trong cách nhìn nhận của người lớn. Tuy vậy, một mặt học sinh đã có những sự độc lập nhất định trong tư duy, trong hành vi ứng xử, mặt khác học sinh lại chưa có được sự độc lập về kinh tế do vẫn phụ thuộc vào gia đình. Học sinh có thể tự quyết định một số vấn đề của bản thân hoặc được tham gia vào việc ra các quyết định về lựa chọn nghề nghiệp, học hành, tình cảm,… Học sinh chủ yếu mong muốn cha mẹ là những người bạn, người “cố vấn” bởi bên cạnh mong muốn và xu hướng tự lập học sinh vẫn rất cần đến những kinh nghiệm sống và sự giúp đỡ của người lớn.
Trong quan hệ với bạn bè, học sinh THPT có thể tham gia vào nhiều nhóm bạn
đa dạng hơn. Học sinh có xu hướng mong muốn khẳng định vị thế của mình trong nhóm đồng thời muốn tạo sự khác biệt của bản thân so với người trưởng thành. Học sinh đang trở thành một công dân, có các quyền và nghĩa vụ nhất định, phải chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân (trách nhiệm hình sự,…). Học sinh THPT có nhiều điều kiện thuận lợi để thể hiện bản thân, bộc lộ những cái riêng của bản thân để phát triển cao hơn.
Ở lứa tuổi học sinh THPT, hoạt động học tập có những điểm khác biệt cơ bản với hoạt động học tập ở lứa tuổi thiếu niên. Hoạt động học tập có động cơ gắn liền với việc chọn nghề nghiệp tương lai. Học sinh cũng có ý thức rõ hơn về động cơ học tập của bản thân. Chính vì vậy, học sinh có xu hướng bỏ qua các môn học không phục vụ mục tiêu tốt nghiệp THPT và thi vào các trường đại học, cao đẳng. Chính vì vậy, việc ít chú ý
16
đến môn học này hay môn học khác không hẳn là sự coi thường thầy cô hay coi thường môn học mà đơn giản là sự lựa chọn mang tính thực dụng của học sinh.
Bên cạnh hoạt động học tập, các hoạt động xã hội cũng được học sinh THPT quan tâm hơn. Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội như là biểu hiện sự trưởng thành dần về nhân cách. Do đó, vai trò định hướng của cha mẹ, thầy cô trong giai đoạn này là vô cùng cần thiết cho sự trưởng thành của các em, cả vể kiến thức và nhân cách sống.
1.2.2 Ý nghĩa của hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia
Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT:Nội dung kiến thức của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia là chương trình giáo dục trung học phổ thông, trong đó chủ yếu là kiến thức lớp 12. Hoạt động ôn thi giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã được học trong
thời gian dài, tập trung vào các kiến thức trọng tâm, rèn luyện kỹ năng làm bài thi, giúp học sinh vá các lỗ hỏng kiến thức, biết được bản thân mình đang ở đâu để có sự nổ lực vươn lên trong học tập, đáp ứng được yêu cầu của kỳ thi và đạt được mục tiêu của bản thân. Đây là thời gian “chạy nước rút” của cả thầy và trò. Chất lượng của kỳ thi phụ thuộc phần lớn vào hiệu quả công tác ôn thi. Sở GDĐT quan tâm chỉ đạo, hiệu trưởng các trường luôn không ngừng đổi mới, sáng tạo trong công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động ôn thi với mong muốn tỷ lệ tốt nghiệp THPT, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng được nâng lên, khẳng định uy tín, chất lượng bền vững của nhà trường.
Hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia là một trong những hoạt động chuyên môn quan trọng nhất của trường trung học phổ thông. Hiệu quả của hoạt động này chính là yếu tố quyết định đến chất lượng thi trung học phổ thông quốc gia của học sinh. Chất lượng dạy học của nhà trường trung học phổ thông qua một năm học được đánh giá từ nhiều khía cạnh nhưng quan trọng nhất là kết quả thi trung học phổ thông quốc gia: là tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông, điểm thi bình quân các môn,…Do đó, hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia trong trường trung học phổ thông có vị trí và vai trò “sống còn” cho sự khẳng định chất lượng, thương hiệu, sự phát triển của nhà trường.
17
1.2.3 Mục tiêu của hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường Trung học phổ thông. (Trích VB SGD)
Do đặc điểm của các trường trung học phổ thông có sự khác nhau nên mục tiêu của hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại các trường trung học phổ thông cũng có sự khác nhau nhưng tựu chung lại là để đạt được các mục tiêu cơ bản sau:
- Giúp học sinh đạt mục tiêu tốt nghiệp trung học phổ thông và trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.
- Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã được học trong chương trình trung học phổ thông, tập trung vào các kiến thức trọng tâm đáp ứng yêu cầu của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.
- Rèn kỹ năng làm bài thi theo hình thức thi được quy định, khắc phục những lỗi học sinh thường gặp trong khi làm bài thi.
- Giúp học sinh bổ sung và nâng cao kiến thức để đạt điểm cao của bài thi.
- Học sinh đánh giá được khả năng của bản thân, từ đó có sự nổ lực vươn lên trong học tập, đáp ứng yêu cầu của kỳ thi và đạt được mục tiêu của bản thân.
- Tạo tâm lý thoải mái, tự tin cho học sinh trước kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.
- Giúp học sinh duy trì việc học tập sau khi kết thúc chương trình 12 đến thời điểm thi trung học phổ thông quốc gia.
- Tạo động lực cho giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn thông qua hoạt động
ôn thi trung học phổ thông quốc gia.
- Nâng cao chất lượng dạy – học của trường thông qua tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông, điểm trung bình các môn thi được nâng lên so với năm học trước.
1.2.4 Nội dung của hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường Trung học phổ thông.
Để tổ chức hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia, các trường trung học phổ thông phải thực hiện các nội dung sau:
- Thành lập Ban Quản lý hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia của trường.
- Tổ chức ôn tập cho những học sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục THPT
có nguyện vọng ôn tập
18
- Chú trọng trang bị, củng cố kiến thức, kỹ năng cơ bản của chương trình trung học phổ thông, tập trung vào chương trính lớp 12.
- Phân loại đối tượng học sinh để ôn tập cho phù hợp, không gây quá tải, đảm bảo sức khỏe học sinh.
- Ôn luyện theo cấu trúc đề thi tham khảo của Bộ GDĐT
- GV ôn tập kiến thức nâng cao nhằm đạt điểm cao các bài thi.
- GV chủ động đổi mới phương pháp ôn tập phù hợp với yêu cầu của kỳ thi và đối tượng học sinh
- Kiểm tra, đánh giá kết quả ôn tập và kế hoạch ôn tập.
- Duy trì sỉ số học sinh đến hết quá trình ôn tập
1.2.5. Phương pháp ôn thi trung học phổ thông quốc gia
Tùy vào tình hình thực tế như: đội ngũ, chất lượng học sinh, điều kiện hỗ trợ,
…các trường sẽ áp dụng các phương pháp ôn thi trung học phổ thông quốc gia như:
1.2.5.1 Giúp học sinh hiểu cấu trúc đề thi trung học phổ thông quốc gia
Để có một kết quả tốt nhất trong việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, giáo viên giảng dạy cần phải nghiên cứu kỹ cấu trúc, nội dung kiến thức của một
đề thi trung học phổ thông quốc gia. Một khi đã có một cái nhìn khái quát về đề thi, giáo viên và học sinh có thể vạch ra cho riêng mình những cách tiếp cận kiến thức một cách hiệu quả nhất. Cấu trúc đề thi trung học phổ thông quốc gia có sự thay đổi. Tuy sự thay đổi này không đáng kể nhưng nếu giáo viên và học sinh không tìm hiểu kĩ thì sẽ không cập nhật kịp thời những thay đổi đó và hệ quả là mang lại kết quả không cao.
Vì vậy, việc tìm hiểu cấu trúc một đề thi là bước quan trọng, giúp giáo viên cũng như học sinh có một kế hoạch giảng dạy và học tập đúng đắn.
1.2.5.2 Ôn thi phù hợp đối tượng học sinh (Năng lực, theo ban)
Trong quá trình ôn tập, khâu tổ chức lớp học là rất quan trọng. Để hiệu quả hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia được nâng cao, giáo viên phải có phương pháp
ôn thi phù hợp với trình độ, mục tiêu của học sinh. Giáo viên cũng đặt ra các mục tiêu khác nhau cho từng đối tượng học sinh đảm bảo khả thi, phù hợp bởi vì mỗi lớp học là khác nhau, mỗi học sinh là một cá thể độc lập vì vậy không thể dùng cố định một phương pháp.
Bố trí thời lượng dạy ôn tập cần được cân đối giữa các môn Khoa học tự nhiên
và Khoa học xã hội, cân đối với nội dung kiến thức môn học, bảo đảm có thời gian ôn
19
tập rà soát hết các đơn vị kiến thức môn học và có thời gian luyện đề, chữa lỗi cho học sinh.
+ Môn Khoa học tự nhiên: thời lượng tiết ôn tập trên lớp nhiều hơn so với môn Khoa học xã hội. Giáo viên phải chuẩn bị bài bản nội dung lý thuyết và các dạng bài tập
áp dụng. Trong quá trình ôn tập, giáo viên phải rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết vào từng dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao. Phương pháp giải đề là quan trọng trong quá trình ôn tập cho học sinh.
+ Môn Khoa học xã hội: thời lượng tiết ôn tập trên lớp ít hơn so với môn Khoa học tự nhiên. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách hệ thống kiến thức để dễ ghi nhớ, cần rèn luyện các kỹ năng so sánh, tổng hợp, liên hệ trong khi học bài. Như vậy, hướng dẫn học sinh phương pháp tự học là quan trọng nhất trong quá trình ôn tập môn này.
1.2.5.3 Tạo động lực cho học sinh
Động lực chính là nguồn gốc cung cấp năng lượng, thôi thúc để giúp cá nhân có thể phấn đấu vươn lên. Trước kỳ thi, học sinh phải chịu nhiều áp lực từ gia đình, thầy
cô, bạn bè và chính bản thân các em, đồng thời trước nhiều tác động từ xã hội hiện đại, việc duy trì động lực học tập của học sinh là nhiệm vụ rất quan trọng của thầy cô trong quá trình ôn tập. Đặc biệt, giáo viên phải lưu tâm nhiều đối với các học sinh yếu, giúp các em “giữ lửa” trong quá trình ôn thi, có như vậy các em mới cố gắng vươn lên trong học tập.
1.2.5.4 Ôn tập kiến thức từ cơ bản đến nâng cao
Sau khi đã nghiên cứu kỹ cấu trúc đề thi, giới hạn nội dung kiến thức của đề thi, giáo viên xây dựng tài liệu ôn thi, kế hoạch ôn thi và tổ chức ôn thi nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức cơ bản theo nội dung kiến thức của đề thi. Trên cơ sở kiến thức đã củng cố, giáo viên giúp học sinh mở rộng việc áp dụng kiến thức vào các bài có mức độ yêu cầu cao hơn để đạt được điểm cao trong các bài thi.
Để phương pháp này đạt hiệu quả, giáo viên cần phải tổ chức ôn thi phù hợp với đối tượng học sinh. Muốn như vậy, học sinh phải được tổ chức lớp theo trình độ để tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức dạy – học phù hợp đối tượng học sinh.
1.2.5.5 Ôn tập bằng giải đề thi mẫu
Từ năm 2017, các đề thi trung học phổ thông quốc gia đều theo hình thức trắc nghiệm, ngoại trừ môn Ngữ văn. Vì vậy, kỹ năng giải đề thi là yêu cầu quan trọng trong các phương pháp ôn thi trung học phổ thông quốc gia. Phương pháp này giúp học sinh
20
nắm vững được cấu trúc đề thi, cách giải đề thi tối ưu nhất, khắc phục các lỗi thường mắc phải khi giải đề thi.
1.2.5.6 Tăng cường cho học sinh ôn tập theo nhóm
Phương pháp hoạt động nhóm là phương pháp nhằm tăng tính tự học, tự nghiên cứu của học sinh, giúp nâng cao hiệu quả dạy học. Qúa trình ôn tập không chỉ diễn ra trên lớp mà còn ngoài giờ lên lớp nên giáo viên phải tăng cường giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động tại lớp và ở nhà. Trong quá trình hoạt động nhóm, học sinh sẽ có điều kiện trao đổi kiến thức lẫn nhau.
1.2.5.7 Sử dụng kết hợp các phương pháp khi ôn tập trực tuyến
Trường tổ chức rà soát, thống kê tình hình học sinh có thiết bị học trực tuyến; điều chỉnh kế hoạch ôn tập bằng hình thức trực tuyến; triển khai cho CBQL, GV, PHHS
và học sinh nắm rõ để cùng nhau thực hiện.
Giáo viên có thể ở nhà hoặc lên trường để tổ chức lớp học trên nền tảng trực tuyến (đảm bảo tín hiệu mạng tốt).
+ Giáo viên phải tăng cường kết hợp các ứng dụng hỗ trợ dạy học trực tuyến để tăng khả năng tương tác của học sinh, tổ chức kiểm tra đánh giá hiệu quả ôn tập của học sinh, nâng cao hiệu quả ôn tập.
Giáo viên chủ nhiệm tăng cường phối hợp với giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh để nắm tình hình kịp thời có biện pháp giúp đỡ học sinh ôn tập tốt hơn.
1.2.6. Hình thức ôn thi trung học phổ thông quốc gia
Có hai hình thức ôn thi trung học phổ thông quốc gia được sử dụng là: ôn thi trực tiếp và ôn thi trực tuyến
1.2.6.1 Ôn thi trung học phổ thông quốc gia bằng hình thức trực tiếp trên lớp
Để thực hiện hình thức ôn thi trực tiếp trên lớp, Ban Quản lý hoạt động ôn thi THPT QG cần phải thực hiện các nội dung sau:
+ Tổ chức cho học sinh đăng ký chọn Ban để tổ chức lớp ôn tập.
+ Tổ chức lớp ôn tập theo trình độ học sinh và thực tế của nhà trường, đảm bảo
số lượng phù hợp.
+ Tổ chức thêm các lớp học tăng cường cho các học sinh yếu
+ Phân công giáo viên ôn tập phù hợp với điều kiện thực tế.
+ Xếp thời kháo biểu ôn tập khoa học, không gây quá tải cho học sinh.
+ Thời gian ôn tập và số tiết ôn tập đảm bảo thực hiện mục tiêu.
21
1.2.6.2 Ôn thi trung học phổ thông quốc gia bằng hình thức trực tuyến
Do tình hình dịch bệnh Covid-19, học sinh phải nghỉ học nên không thể tổ chức
ôn thi bằng hình thức trực tiếp. Các trường trung học phổ thông phải chuyển qua hình thức ôn thi trực tuyến. Đây là hình thức mới được thực hiện tại các trường trung học phổ thông để đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tế.
Khoa học kỹ thuật phát triển, giáo viên phải chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật vào hỗ trợ dạy học để đổi mới phương pháp, tạo hứng thú cho học sinh và nâng cao chất lượng dạy học. Vì vậy, hình thức dạy học trực tuyến hiệu quả là một yêu cầu của hình thức dạy học mới.
1.2.7. Điều kiện tổ chức hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường Trung học phổ thông.
Để tổ chức hoạt động ôn thi trung học phổ thông quốc gia tại trường trung học phổ thông cần hội đủ các điều kiện cơ bản sau:
- Cơ sở pháp lý hiện hành
+ Luật Giáo dục Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2019.
+ Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 11 năm 2020.
+ Thông tư ban hành quy chế thi THPT QG các năm của Bộ GDĐT.
+ Công văn của Sở GDĐT hướng dẫn tổ chức ôn thi THPT QG: số 747/SGDĐT- GDTrHTX ngày 18/5/2020 và số 442/ SGDĐT-GDTrHTX ngày 22/3/2021.
- Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: theo Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo thông tư
số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020
+ Hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật của trường trung học phải bảo đảm mức tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu của trường trung học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Thiết bị dạy học sử dụng trong nhà trường thuộc danh mục thiết bị dạy học do
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và các thiết bị dạy học khác theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông.
- Đội ngũ: Đảm bảo có đủ đội ngũ giáo viên đạt chuẩn để thực hiện kế hoạch ôn tập của nhà trường.