CHƯƠNG I. NHỮNG VẪN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TẠI DOANH NGHIỆP TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
2.3. Đánh giá thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
Đối với mỗi doanh nghiệp, công tác kế toán nói chung, kế toán bán hàng
và xác định kết quả kinh doanh nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó đƣợc phản ánh bằng những con số cụ thể giúp cho nhà quản trị nắm bắt đƣợc tình hình hoạt động kinh doanh thông qua kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập tại phòng kế toán của Công ty CP Tƣ vấn Đầu
tƣ và Phát triển Công nghệ cao, em đã có cơ hội đƣợc tìm hiểu và tiếp cận thực tế công tác kế toán tại công ty, đặc biệt là công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. Trong quá trình hoạt động công ty đã đạt những thành tựu nhất định, đặc biệt trong công tác kế toán nói chung và kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng đã tương đối hợp lý, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề chƣa phù hợp. Với mong muốn hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty, em mạnh dạn đƣa ra một số nhận xét của bản thân về thực trạng công tác kế toán bán hàng
và xác định kết quả bán hàng của công ty nhƣ sau:
2.3.1.Ưu điểm.
Thứ nhất, về tổ chức bộ máy kế toán
Công ty CP Tƣ vấn Đầu tƣ và Phát triển Công nghệ cao có Bộ máy kế toán tương đối gọn nhẹ, công việc kế toán được phân công cụ thể, nhân viên
kế toán đều có tuổi nghề cao, dày dặn kinh nghiệm, có năng lực và thực hiện công việc nghiêm túc. Vì vậy phòng kế toán luôn đảm bảo cung cấp các thông tin kịp thời cho công tác quản trị cũng nhƣ cung cấp cho các đối tƣợng khác
có liên quan.
SV: Lý Thị Tiến – Lớp CQ55/21.08 118
Thứ hai, về tổ chức công tác kế toán
Về cơ bản, Công ty CP Tƣ vấn Đầu tƣ và Phát triển Công nghệ cao đã chấp hành tốt các nguyên tắc, chế độ chính sách của Bộ Tài chính ban hành, chấp hành và hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với nhà nước, luôn tuân thủ Luật kế toán Việt Nam, các chuẩn mực kế toán hiện hành của Bộ tài chính, chuẩn mực
kế toán Việt Nam, Luật Kế toán. Kế toán trưởng cũng như các kế toán viên luôn cập nhật các chế độ chính sách mới, và áp dụng linh hoạt vào trong công tác kế toán tại doanh nghiệp. Căn cứ vào các quy định, chuẩn mực đó, công ty
đã có những điều chỉnh nhất định cho hệ thống chứng từ, tài khoản và sổ sách
để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và công tác thực tế tại công ty,
cụ thể:
Về hệ thống chứng từ kế toán: Các chứng từ ban đầu đƣợc lập tại công
ty đều tuân theo những quy định bắt buộc của chuẩn mực, ngoài ra để phù
hợp với điều kiện cũng như phương pháp theo dõi chi tiết các đối tượng quản
lý công ty đã có những sự điều chỉnh và sáng tạo riêng.
Việc xác định các chứng từ bên ngoài trong quá trình tiêu thụ đƣợc giám sát, kiểm tra rất chặt chẽ và đƣợc xử lý kịp thời. Công ty có kế hoạch luân chuyển chứng từ tương đối tốt, các chứng từ được phân loại, hệ thống hoá theo nghiệp vụ, trình tự thời gian, sau đó được bảo quản, lưu trữ gọn gàng khoa học thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu.
Tất cả các tài liệu và chứng từ trên máy đều được in ra, ký duyệt và lưu thành bộ hồ sơ đầy đủ tránh trường hợp máy móc có thể bị hư hỏng trong quá
trình làm việc. Bên cạnh đó công ty còn dần chuyển sang sử dụng chứng từ điện tử điều này giúp cho khối lượng công việc cũng như việc sắp xếp bảo lưu chứng từ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều
Việc sử dụng HĐĐT triển khai giúp cho việc hạch toán kế toán, đối chiếu
dữ liệu, kê khai, nộp thuế (thông tin trên hóa đơn điện tử) đƣợc chuyển thẳng
SV: Lý Thị Tiến – Lớp CQ55/21.08 119
về hệ thống kế toán và hệ thống thanh toán của doanh nghiệp mua bán hàng hóa, dịch vụ. Việc này sẽ đem lại những ƣu điểm nhất định so với hóa đơn giấy.Giúp hiện đại hóa công tác kế toán, tăng năng lực quản trị của doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng làm việc đƣợc với cơ quan thuế hơn. Đồng thời HĐĐT giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí khá lớn. Giúp tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Về hệ thống tài khoản kế toán: Dựa trên hệ thống tài khoản theo hướng
dẫn của TT 200/2014/TT – BTC, công ty tiến hành theo dõi chi tiết thêm một
số tài khoản phù hợp với điều kiện kinh doanh và phục vụ công tác quản lý của công ty.
Về hệ thống sổ kế toán của công ty: Về cơ bản vẫn tuân thủ theo mẫu của hình thức nhật ký chung, Tuy nhiên để thuận tiện cho việc quản lý một số
sổ kế toán đƣợc thiết kế phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty giúp giảm thiểu số lƣợng sổ sách và sự phức tạp trong công tác hạch toán.
Về quy trình luân chuyển chứng từ: Quá trình luân chuyển chứng từ đƣợc thực hiện nghiêm ngặt theo đúng quy trình đã đặt ra, bên cạnh đó cũng đƣợc tổ chức khoa học, đảm bảo tính nhanh chóng, thuận tiện, đạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp giữa các phòng ban trong công ty, và giữa công ty với các đơn vị khác bên ngoài, sử dụng hóa đơn điện tử giúp các bên liên quan có thể truy cập và khai thác dữ liệu một cách chủ động và hiệu quả. Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán vào trong quá trình hạch toán và quản lý, đã giúp giảm thiểu khối lƣợng công việc hạch toán hàng ngày cho các kế toán viên, hệ thống hóa các thông tin, tự động thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin, hạn chế sai sót xảy ra.
Thứ ba, về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
SV: Lý Thị Tiến – Lớp CQ55/21.08 120
Công ty luôn đánh giá cao và xác định đƣợc tầm quan trọng của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh,
Về công tác thu hồi công nợ của khách hàng: Công nợ của khách hàng
đƣợc theo dõi chi tiết thông qua sổ chi tiết công nợ khách hàng, nên kế toán nắm bắt đƣợc thời hạn thanh toán cũng nhƣ có kế hoạch để thu hồi vốn đúng thời gian đã thỏa thuận; tránh vốn bị chiếm dụng quá lâu, không đủ vốn cho chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo.
Về việc tổ chức tiêu thụ hàng hóa: Trong năm 2020 Công ty không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu. Điều này cho thấy công tác tiêu thụ hàng
hóa tại công ty khá tốt, tương đối ổn định; hàng hóa công ty cung cấp luôn đảm bảo về chủng loại, số lƣợng, chất lƣợng của các đơn hàng, từ đó mà không xảy ra tình huống hàng bán bị trả lại hay giảm giá hàng bán do vi phạm hợp đồng.
Về việc hạch toán các khoản chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng:
Quy trình hạch toán chặt chẽ, hợp lý, đầy đủ đảm bảo nguyên tắc đầy đủ quy trình luân chuyển chứng từ đảm bảo nguyên tắc đầy đủ, kịp thời, phù hợp với mô hình hoạt động và điều kiện kinh doanh của công ty.
Các khoản doanh thu và chi phí tại công ty đều đƣợc ghi nhận theo đúng quy định của chuẩn mực, kế toán xác định chính xác thời điểm ghi nhận doanh thu, chi phí, ghi chép, hạch toán đúng giá trị tương ứng từng thời điểm ghi nhận theo chế độ kế toán áp dụng, rõ ràng, chi tiết. Bên cạnh đó, công ty còn thực hiện đúng, đủ quy trình mua, bán, thanh toán về mặt chứng từ và hạch toán kế toán.
SV: Lý Thị Tiến – Lớp CQ55/21.08 121
2.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những ƣu điểm của tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng tại công ty vẫn còn tồn tại một điểm hạn chế, cần hoàn thiện hơn, nhƣ sau:
Do các đơn hàng của công ty đều là các dự án, hợp đồng có giá trị khá cao nên số lƣợng hàng hóa lớn, thời gian hoàn thành khá lâu, và công ty cũng chƣa có chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán sớm, nên tốc độ luân chuyển vốn khá chậm gây khó khăn trong việc thanh toán các khoản chi phí thường xuyên và có giá trị lớn như chi phí lương nhân viên, hoặc các khoản
nợ đến hạn hay việc mua sắm hàng hóa cho những dự án mới... Vì vậy để đảm bảo nguồn vốn cho quá trình hoạt động không bị gián đoạn công ty phải
sử dụng đến nguồn vốn vay ngắn hạn tại ngân hàng và gánh thêm khoản chi phí lãi vay khá lớn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:
Dựa trên cơ sở lý luận cơ bản về Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh từ chương 1, chương 2 bắt đầu làm rõ hơn các vấn đề về Kế toán bán hàng và Kết quả kinh doanh tại Công ty CP Tƣ vấn Đầu tƣ và Phát triển Công nghệ cao. Ở chương này đã cho chúng ta thấy tổng quan về Công ty. Cụ thể là tình hình phát triển của công ty, cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý, đặc điểm công tác kế toán của công ty và nhiệm vụ của từng bộ phận, cách công ty hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong năm 2020 khá hoàn chỉnh và hợp lý với đặc điểm của doanh nghiệp, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời. Tuy nhiên, về quy trình thực hiện còn tồn tại một số hạn chế đã nêu. Để từ những mặt hạn chế và tích cực đó chúng ta có thể đƣa ra một số ý kiến góp phần hoàn thiện Kế toán bán hàng và Kết quả kinh doanh tại công ty bao gồm yêu cầu và nguyên tắc. Từ đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác Kế toán bán hàng và Kết quả kinh doanh ở nội dung chương 3.
SV: Lý Thị Tiến – Lớp CQ55/21.08 122