Chương 1: VỀ KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
1.3.1. Hành trình sáng tạo, phong cách nghệ thuật của Chế Lan Viên
Thời kì trước cách mạng tháng tám, nhà thơ Chế Lan Viên tạo rúng động trước thi đàn với các tác phẩm trong tập “Điêu tàn” (1937). Thi đàn thơ mới đang ngập tràn cảm hứng lãng mạn với khu vườn tình yêu, khu vườn
mộng mơ với sự thoát li thực tại để chạy trốn xã hội bảo hộ đương thời, nơi
mà họ vẫn chưa tìm ra một con đường thực sự thì hiện tượng Chế Lan Viên trong “Điêu tàn” khiến cho thi đàn phải sững sờ bởi sự thần bí, rùng rợn với hình ảnh Đền Đài đổ nát, xương, máu, tủy, sọ người…Hơn nữa nhà thơ Chế Lan Viên và ba người bạn thơ khác là Hàn Mạc Tử, Quách Tấn, Yến Lan hình thành nên “ Trường thơ loạn” hay thi đàn cũng có cách gọi khác đó là
“Trường thơ điên”. Từ những ý thơ, hình ảnh, tư tưởng nổi loạn trong “Điêu tàn” cho đến tư tưởng chung được thể hiện trong các sáng của các nhà thơ thuộc “Trường thơ loạn”, ta thấy giữa bức tranh mộng mị, mộng mơ, “hồn bướm mơ tiên”, thoát lên tiên, phiêu lưu trong trường tình, đắm say trong động tiên….thì Chế Lan Viên, Hàn Mạc Tử lại điên và loạn với những xót xa, những cảm nhận về thực tế phũ phàng của thân phận, của thời cuộc, nhƣng dường như xót xa, điên cuồng cũng chỉ đến vậy, sự bất lực dường như càng khiến cho họ “điên” hơn bao giờ hết. Có lẽ, đọc lời tựa của nhà thơ Chế Lan Viên cho tập “Điêu tàn” (1937) ta vừa cảm nhận về cái điên của thi sĩ, nhƣng trên hết là cái đau: “ Hàn Mặc Tử viết: Làm thơ tức là điên. Tôi thêm: Làm thơ là sự phi thường. Thi sĩ không phải là Người. Nó là Người mơ, Người say, Người điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu, Nó thoát Hiện Tại. Nó xáo trộn Dĩ vãng. Nó ôm trùm Tương Lai. Người ta không hiểu được nó vì nó nói những câu vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lý. Nhưng thường thường nó không nói. Nó gào, nó thét, nó khóc, nó cười. Cái gì của nó cũng tột cùng. Nó gào vỡ sọ, nó thét đứt hầu, nó khóc trào nước mắt, nó cười tràn
cả tuỷ là tuỷ. Thế mà có người tự cho là hiểu được nó, rồi đem nó so sánh với Người, và chê nó là giả dối với Người. Với nó, cái gì nó nói đều có cả”. Đọc những vần thơ của nhà thơ trước 1945 ta thấy rờn rợn và thực sự ta như lạc vào một miền “thơ điên”:
“Cả Dĩ Vãng là chuỗi mồ vô tận
Cả Tương Lai là chuỗi huyệt chưa thành
Và Hiện Tại, biết cùng chăng hỡi bạn Cũng đương chôn lặng lẽ chuỗi ngày xanh!
Trong nắng hè lá tươi đà đổi sắc Dệt mùa thu sắp đến. Tựa đời ta Chuỗi ngày xanh hùa theo nhau phai nhạt Dệt tấm màn quàng liệm tấm hồn ta!”
( Những nấm mồ- Chế Lan Viên) Tất cả là miền tối tăm, vô định, thời gian, không gian và con người đều trở nên vô nghĩa, khổ đau. Mỗi lời thơ nhƣ một tiếng khóc than tuyệt vọng không sao tìm thấy lối. Thực sự, ánh sáng đã biến mất, chỉ còn lại tro tàn.
Trong số ít những bài viết về thơ Chế Lan Viên, theo người viết, bài viết có giá trị nhất đó là bài giới thiệu của Hoài Thanh trong cuốn Thi nhân Việt Nam. Cho dù ý kiến nhận xét về thơ Chế Lan Viên của ông đã cách đây hơn nửa thế kỷ nhƣng nó vẫn có giá trị lâu bền. Ông đã nhìn nhận về thơ Chế Lan Viên giai đoạn trước năm 1945 một cách tinh tế, chính xác. Ông cho rằng
sự xuất hiện của Chế Lan Viên đã khiến biết bao người phải ngạc nhiên bởi
“Giữa đồng bằng văn học Việt Nam ở nửa thế kỷ hai mươi, nó đứng sững như một cái Tháp Chàm, chắc chắn, lẻ loi và bí mật”[182, 229]. Từ thực tế sáng tác của Chế Lan Viên, Hoài Thanh không ngần ngại khi dự đoán : “Con người này quả là người của trời đất, của bốn phương, không thể lấy kích tấc thường
mà hòng đo đƣợc” [182, 228]. Hơn thế nữa, nhà thơ còn nhận thấy chính sự độc đáo trong cách khám phá cuộc sống đã góp phần làm nên sức mạnh phi thường cho thơ Chế Lan Viên, vì thế, ông khẳng định : “Trong cái ngộ nghĩnh, cái ngông cuồng ấy, tôi còn thấy một sức mạnh phi thường”[182, 31].
Mặt khác, Hoài Thanh còn chỉ ra “lối thơ” của Chế Lan Viên khi so sánh với
“lối thơ” của Hàn Mặc Tử, ông cho rằng: “Cả hai đều chịu rất nặng ảnh hưởng Baudelaire và qua Baudelaire ảnh hưởng nhà văn Mĩ Edgar Poe ...Có khác chăng là Chế Lan Viên đã đi từ Baudelaire, Edgar Poe đến thơ Đường,
mà Hàn Mặc Tử đã đi từ thơ Đường đến Baudelaire, Edgar Poe và đi thêm một đoạn nữa cho gặp Thánh kinh của đạo Thiên chúa. Cả hai đều ngự trị trường thơ Loạn”... “Tôi vừa nói Chế Lan Viên đi về thơ Đường. Nếu nói đi đến thơ tƣợng trƣng Pháp có lẽ đúng hơn, tuy hai lối thơ này có chỗ giống nhau “[182, 32].
Thực sự, hành trình sáng tạo, phong cách nghệ thuật của nhà thơ Chế Lan Viên là một màu sắc, tính cách ấn tƣợng và nổi bật trên thi đàn thơ, trên mặt trận tư tưởng của các nghệ sĩ trước Cách mạng Tháng Tám. Từ đó, khi phân tích, cảm nhận về thơ Chế Lan Viên giai đoạn sau, ta càng thấy rõ sự khác biệt, biến chuyển mạnh mẽ trong chất thơ của người nghệ sĩ trước nhiều biến thiên thời cuộc.
1.3.1.2. Giai đoạn sau 1945
Hành trình sáng tạo và phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên sau năm 1945 có những nét phát triển tương đồng với nhiều nhà thơ mới. Sau năm 1945, đất nước ta trải qua nhiều biến thiên lịch sử của hai cuộc kháng chiến trường kỳ, giành độc lập dân tộc và thời kỳ khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển đất nước. Tháng Tám, năm 1945 là mốc son quan trọng đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau bao xiềng xích nô lệ.
Mùa thu kỳ diệu ấy khiến cho muôn triệu trái tim nô nức, tin vào ánh sáng của Đảng, ánh sáng cách mạng. Sức mạnh, sức ảnh hưởng của Cách mạng tháng Tám còn kỳ diệu đến nỗi làm xoay chuyển lối nghĩ mộng mị, tiêu cực, có hại cho cách mạng. Thật khó để giải thích khi các nhà Thơ Mới nhƣ: Xuân Diệu, Thế Lữ, Chế Lan Viên, Huy Cận, Nguyễn Xuân Sanh ..., tự phủ nhận thơ mình trong giai đoạn trước đó để xoay hướng tư tưởng, tự tin, khẳng khái đi
theo con đường cách mạng với những tác phẩm thơ đậm chất sử thi, nồng nàn tinh thần yêu nước.
Giữa làn sóng yêu nước, tin theo lý tưởng cách mạng ấy, nhà thơ Chế Lan Viên không phải là ngoại lệ, có điều ông xoay mình chậm hơn một chút
so với các nhà thơ khác bởi chúng ta đã biết giai đoạn của “Điêu tàn”, của tinh cầu giá lạnh khiến cho nhà thơ phải đớn đau, dằn vặt rất nhiều. Nhƣng rồi, nhà thơ đã có một sự lột xác ngoạn mục khi đã tìm đường, nhận đường thành công để “ đi từ thung lung đau thương đến cánh đồng vui”. Minh chứng
rõ nét cho điều này là tình cảm, niềm tin mãnh liệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập thơ “Gửi các anh” (1954) với các bài thơ gây ấn tƣợng mạnh nhƣ
“Trường Sơn”, “Nhớ lấy để trả thù”, “Bữa cơm thường ở trong bản
nhỏ”….Từ khởi điểm của “Gửi các anh”, nhà thơ Chế Lan Viên tiếp tục góp
bút lực của mình trong phong trào đấu tranh trên mặt trận văn hóa, tư tưởng đến những tháng ngày cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ thành công qua
sự ra đời của nhiều tập thơ nhƣ “Ánh sáng và phù sa” (1960), “Hoa ngày
thường - Chim báo bão” (1967), “Những bài thơ đánh giặc”(1972), “Đối thoại mới” (1973), “Ngày vĩ đại” (1976). Nhà thơ đã đi từ miền không chút
ánh sáng tới những ý nghĩa, lý tưởng mang tầm vóc lịch sử đầy lạc quan, tin tưởng để hát khúc hoan ca, để thấy cuộc sống ngập đầy “Mây và hoa”, người
và vật đều “cựa mình” tái sinh, sinh sôi dưới nguồn sống mới:
“Nơi hỏa tiễn ghé hôn vào mặt trăng Cháy bùng lên ngọn lửa
Sự sống khép nghìn năm Bỗng cựa mình sinh nở Một khoảng tuyết tan Một mảnh đất bày Một nhành hoa nở
Một làn hương bay
Ôi cành hoa thứ nhất Như giọt sữa đem mùa xuân làm nóng ngực Như buổi đợi chờ, tiếng nói động đầu dây Như nóng lòng mẹ, tiếng đầu tiên trẻ khóc Ngo ngoe sự sống hồng đôi tay”
(Mây và hoa)
Sau cuộc kháng chiến cần lao của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, đại thắng mùa Xuân năm 1975 là bản thiên hùng ca, đưa đất nước bước vào trang sử mới. Mốc son khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, Độc lập- Tự
do và Hạnh phúc. Trong không khí đại thắng, người người hân hoan và các nghệ sĩ lại mang trong mình cảm xúc cuộn trào hơn bao giờ hết. Chẳng thế
mà có quá nhiều các sáng tác thơ- ca- họa- múa… dành cho ngày đại thắng.
Đất nước độc lập đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội là chất xúc tác tốt cho các nghệ sĩ, cho Chế Lan Viên khai sinh nhiều tập thơ tràn ngập niềm tin yêu, phấn chấn nhƣ: “Hoa trước lăng Người” (1976), “Hái theo mùa” (1977),
“Dải đất vùng trời” (1977) “Hoa trên đá” (1984). Và rồi, cũng giống nhƣ
nhiều đồng nghiệp khác, nhà thơ Chế Lan Viên lại “thở dài” cùng những đổi thay của xã hội, của con người, nơi mà người ta cô đơn, thu mình, trống trải giữa vạn người. Khi mà những đau đáu chưa nguôi cũng là khi ông xa rời cõi tạm năm 1989, để lại cho văn học Việt những vần thơ cuối đời nhiều suy tƣ trong “Ta gửi cho mình” (1986), “Di cảo thơ I,II,III”:
“Sáng ra thì em đi Gió lạnh lùa theo xe Gió chia làm hai nửa Một nửa theo anh về.”
(Phía ấy)
Mùa đông se sắt lạnh tựa như phía cuối cuộc đời cô đơn, không người, không sẻ chia, không bè bạn. Ngày lại trôi về phía cũ. Thế nhưng, khi đã bước tới “mùa thu của cuộc đời” nhà thơ Chế Lan Viên cũng rất an nhiên chấp nhận vòng xoay của số phận. Những gì đã trải qua, đã thấm thía suốt một đời người đủ đầy để ta không còn nuối tiếc nơi cõi tạm.