Vỡ mộng trong hành trình tìm kiếm lý tưởng cá nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ về bốn mùa của xuân diệu và chế lan viên (Trang 35 - 39)

Chương 1: VỀ KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT

2.1.1 Vỡ mộng trong hành trình tìm kiếm lý tưởng cá nhân

đều chuyên chở những xúc cảm, mong muốn, những khát khao của tác giả về một vấn đề nào đó. Nhân vật trữ tình có thể là chính tác giả hay không là tác giả đi chăng nữa thì từ thẳm sâu vẫn chính là tiếng nói của tác giả muốn gửi gắm thông qua tác phẩm và nhân vật trữ tình của mình. Trong phong trào thơ mới các tác giả thơ luôn đề cao mộng tưởng, khát khao vươn đến sự thoát tục, thoát khỏi cuộc sống đang bế tắc ngột ngạt để vươn tới những điều tuyệt bích hơn dẫu không có thật nhƣ thiên đàng, trời mây, tiên cảnh. Tất cả thể hiện cho một chữ “thoát”. Đó là khi ánh sáng của Cách mạng chƣa rọi soi, khi mà con đường vẫn mịt mù, những nhà thơ đành ru ngủ mình trong thế giới mộng tưởng, bàng quan với thời cuộc. Dường như họ cũng khát khao lắm một con đường để họ tự tin bước theo, để được dẫn lối. Họ bị ám ảnh bởi câu hỏi “Ta

là ai?”. Giữa thời cuộc đang nước sôi lửa bỏng, họ vẫn nhẩn nha thả hồn mình cùng những mộng mơ như những kẻ khờ lạc bước giữa cảnh đời, giữa tình yêu. Họ đứng ngoài cuộc với cuộc đấu tranh khốc liệt của những cảnh đời nô

lệ. Thế nhưng, đôi khi, người ta cũng cảm được những nỗi buồn không tên, những chênh vênh vô định, cái khát khao vươn tới tự do, thoát khỏi xiềng xích nô lệ nhƣ hình ảnh Chúa Sơn Lâm “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt”, trong bài „Nhớ rừng” của nhà thơ Thế Lữ. Bị nhốt "trong cũi sắt", căm hờn uất hận đã chứa chất thành "khối", "gậm' mãi mà chẳng tan, càng "gậm"

càng cay đắng. Chỉ còn biết "nằm dài" bất lực, đau khổ. Bị "giễu", bị "tù

hãm", trở thành "thứ đồ chơi'' cho "lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ''. Đau khổ nhất là chúa sơn lâm nay bị tầm thường hóa, vị thế bị xuống cấp:

"Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, Với cặp báo chuồng bên vô tự lự".

(Nhớ rừng)

Đó là một nét tâm trạng điển hình đầy bi kịch của chúa sơn lâm khi bị

sa cơ, thất thế, bị giam cầm. Trong hoàn cảnh lịch sử đất nước ta khi bài thơ

ra đời (1934) thì nỗi tủi nhục, căm hờn, cay đắng của con hổ cũng đồng diệu với bi kịch của nhân dân trong xích xiềng nô lệ sống trong tăm tối "nhơ nhuốc lầm than”. Những khao khát kiếm tìm, khẳng định lý tưởng nhiều khi khiến người ta mệt nhoài, muốn trốn mình vào giấc ngủ cho quên sầu, quên đời.

Những giấc mơ không tên sẽ đánh lừa ta trong phút chốc bình yên, dẫu ẩn sâu trong đó vẫn là những ngậm ngùi:

“Sợi buồn con nhện giăng mau

Em ơi! hãy ngủ… anh hầu quạt đây Lòng anh mở với quạt này

Trăm con chim mộng về bay đầu giường Ngủ đi em, mộng bình thường

Ru em sẵn tiếng thùy dương mấy bờ”

(Ngậm ngùi- Huy Cận)

Có thể nói các tác phẩm trong phong trào thơ mới là biểu hiện rõ nét nhất cho chủ nghĩa lãng mạn, những thuộc tính nổi bật của nó trong các tác phẩm văn học lãng mạn. Các nhà thơ đã thể hiện đủ đầy cả khía cạnh lãng mạn tích cực và lãng mạn tiêu cực trong các sáng tác. Quy chiếu vào thời đại,

ta có thể thấy, cái lãng mạn tích cực của phong trào thơ mới âu cũng là sự huyễn hoặc, “AQ”, sự trốn tránh với những cái tiêu cực và khi cái lãng mạn

tiêu cực được bộc lộ không giấu giếm thì đó chính là khi người ta bế tắc với chính mình và bế tắc giữa cuộc đời chƣa tìm thấy lối.

Trong mạch nguồn chung cùng những nhà thơ mới, Chế Lan Viên và Xuân Diệu cũng khắc khoải trong việc khát khao tìm kiếm và khẳng định lý tưởng. Nhà thơ Xuân Diệu luôn đề cao tình cảm và đề cao sự tự do trong thơ mình. Ông khát khao sống, khát khao yêu đương mãnh liệt mà trong dòng văn học cổ điển trước đó coi như điều cấm kỵ. Chủ nghĩa lãng mạn còn được gọi

là chủ nghĩa tình cảm, bởi vậy tình cảm, cảm xúc chân thực của con người là cái đƣợc đề cao. Xuân Diệu đã nổi lên nhƣ một thi sĩ của tình yêu với khát khao bỏng cháy thể hiện cái tôi, lý tưởng cái tôi giữa bộn bề thời cuộc, khi mà người ta cho những phút mộng mơ, những phút lạc đường làm đánh mất chính mình. Xuân Diệu ví mình nhƣ “Con chim đến từ xứ lạ, ngứa cổ hát chơi”. Nhƣng đó lại quả thực là tiếng hát nồng nàn, bỏng cháy với giọng hát cao vui, đầy nội lực để tìm kiếm, khẳng định chính mình, khẳng định lý tưởng của bản thân trước những ngày giông gió. Dẫu tình cảm trọn vẹn, hạnh phúc cập bến bờ hay có những phút rẽ đôi thì nhà thơ đều biểu hiện mình một cách

rõ rệt nhất, không giấu giếm, hạnh phúc đến tận cùng, đau đến tận cùng, nhƣng chƣa bao giờ “chán yêu”, lúc nào cũng “mời yêu”:

Mở miệng vàng và hãy nói yêu tôi

Dù chỉ trong một phút mà thôi”

(Mời yêu) Hay nhƣ, ông khẳng định sức mạnh, tầm quan trọng của tình yêu đối với cuộc sống của mình, tình yêu là lý tưởng, là chân lý:

“Làm sao sống được mà không yêu Không nhớ không thương một kẻ nào”

(Bài thơ tuổi nhỏ)

Nếu nhà thơ Chế Lan Viên nhận ra và thấm thía những cái cô đơn, đớn đau tận đáy lòng và phải phát ra những bài thơ đầy tâm trạng thì nhà thơ Xuân Diệu dù có những phút lạc quan say sƣa cùng cuộc đời và tình yêu nhƣng rồi vẫn không thoát khỏi cái cảm giác cô đơn, bất lực trước sự chảy trôi vô tình của thời gian. Chính nhà thơ cũng đã ý thức rất rõ về điều này trong những

“giục giã”, “vội vàng”. Thời gian một đi không trở lại và tuổi trẻ cũng vậy:

không thắm lại bao giờ:

“Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua Xuân con non, nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

….

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi

….

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

(Vội vàng) Hàng loạt những biểu cảm đong đầy cảm xúc, nhƣng rất “tỉnh‟ của nhà thơ tựa những lời báo động cho con người trước những vô tình của dòng thời gian. Dẫu có lạc quan đến nhường nào thì quy luật thời gian cũng không thay đổi. Những lo lắng, những cảm xúc rất thật, rất người ấy là thứ tâm trạng điển hình của thân phận con người cá nhân.

Có lẽ trước cách mạng Tháng Tám, thơ Chế Lan Viên “lý trí” hơn ai hết. Xen lẫn những phút lãng mạn là tận cùng của nỗi đau, sự đổ vỡ mà nhà thơ cũng không sao thoát ra được. Lý tưởng trước mắt mịt mùng, lý tưởng những gì đã qua chỉ thêm tiếc nuối, để rồi mọi thứ chỉ còn lại đổ nát, hoang tàn. Ngược lại với nhà thơ Xuân Diệu, giai đoạn trước 1945, nhà thơ Chế Lan Viên thể hiện cái lãng mạn tiêu cực nhiều hơn, để mỗi khi người ta đọc thơ

ông đều phải rờn rợn, sởn gai ốc. Dường như nhà thơ càng khát khao tìm kiếm lý tưởng lại càng thất vọng, lạc lối, bế tắc. Nhà thơ không thể độc thoại cùng chính mình, đối thoại cùng bất cứ ai mà chỉ còn biến tự nhốt mình trong thế giới khép kín, đầy bóng tối, không tìm thấy lối ra, để rồi than bày với “Cái

sọ người”, “Đờm tàn”, “Mỏu xương”, ô Mồ khụng ằ, hay “Xương vỡ mỏu trào”…

“ Này chiếc sọ người kia, mi hỡi!

Dưới làn xương mỏng mảnh của đầu mi

Mi nhớ gì, tưởng gì trong đêm tối?

Mi trông mong ao ước những điều chi?”

( Cái sọ người) Những câu hỏi liên tiếp đƣợc đƣa ra không lời giải đáp, hình ảnh “đêm tối”, những “trông mong, ao ƣớc” giàu sức gợi.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ về bốn mùa của xuân diệu và chế lan viên (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)