Những màu sắc thẩm mỹ chủ yếu của không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ về bốn mùa của xuân diệu và chế lan viên (Trang 113 - 116)

Chương 3: KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VỀ MÙA CỦA CHẾ LAN VIÊN VÀ XUÂN DIỆU SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

3.3.3 Những màu sắc thẩm mỹ chủ yếu của không gian nghệ thuật

Con người và không gian sống không thể tách rời nhau và nhất là đối với những người nghệ sĩ, cảnh vật, không gian sống hay bất cứ một không gian nào họ vô tình bắt gặp đều có sức lay động mạnh mẽ tới cảm xúc, để từ

đó rung động, thăng hoa thành những tác phẩm nghệ thuật ấn tƣợng. Với nhà thơ Chế Lan Viên và nhà thơ Xuân Diệu ta luôn cảm nhận đƣợc muôn chiều không gian đa dạng với đã đầy các sắc thái cảm xúc. Phải thừa nhận một điều rằng, dẫu tâm hồn thơ ngập tràn sắc thái lãng mạn của Xuân Diệu hay chất thơ đậm triệt lý của Chế Lan Viên luôn ngập đầy hình ảnh của thiên nhiên, đất trời, không gian tựa như thánh đường của cái đẹp kể cả khi cảm xúc thăng hoa hay có những phút buồn vương vấn. Thánh đường ấy luôn mang đến những khoảnh khắc thanh bình, ôm ấp tâm hồn người thi sĩ. Vẻ đẹp ấy có thể không

nổi bật, không quá tráng lệ, đó là những vẻ đẹp bình dị làm xao động tâm hồn nhƣ một rặng liễu mềm, một chú chim con:

“Mùa xuân sắp qua mau Chim con chừng cũng hiểu Nhảy chuyền trong rặng liễu Suốt chiều vui tìm sâu”

(Chim con trong liễu- Chế Lan Viên) Những điều gần gặn, bình dị mà toát lên vẻ đẹp đầy ý vị ấy, ta cũng bắt gặp trong thơ Xuân Diệu. Có lẽ đối với hai nhà thơ, giờ đây “thánh đường” là những gì thật gần, là thực tại đất nước, cảnh đẹp quê hương từ những điều đơn sơ, nhỏ bé nhất, chứ không còn là những cám cảnh xa vời, mơ về những điều xa rời cuộc sống. Xuân Diệu tìm thấy cảm xúc và niềm vui bên mỗi khóm cây, mỗi cành hoa, rồi cả cảnh sắc đang đƣợc tô thắm bởi bàn tay người, những nông trường xanh mượt đậm hương. Thiên nhiên và con người hòa vào làm một, chƣa từng tách rời và nay thì lại càng thêm thắm đƣợm:

“Sáng xuân mở cửa ong vào Hút hoa mận nở như sao chíu cành Chân hoa cắm ở trong bình

Hồn hoa vẫn đượm ngát tình thiên nhiên Gió xuân động khẽ cành trên

Ngỡ ong say chạm vào bên hoa cười”

(Cành hoa mận- Xuân Diệu)

Thiên nhiên đẹp tươi bao đời đã đánh dấu chủ quyền, bản sắc đất nước

và thiên nhiên cũng đẹp tươi, hoan ca khi vẻ đẹp ngày một thắm đượm hơn từ tình quê, tình người cùng đất. Hàng nghìn năm đất nước bị đô hộ nhưng hình ảnh nước nam vẫn xinh đẹp vô ngần với sức sống quật cường, bền bỉ. Tất cả những gì là bình dị, bé nhỏ nhất cũng đều mang sức mạnh và niềm tin cửa đất

nước, như sức vươn của một ngọn khoai, những cánh đồng ngô xanh mượt, những nông trường rộn tiếng ca vui, những nhành sen buông mặt hồ, chùm phƣợng vĩ, chùm vải chín, rặng chè trên núi cao…Sức sống bất diệt của đất nước kết tinh từ sức mạnh và tình yêu bất diệt:

“Chè Suối Giàng- tôi nâng lên môi Chát sao ngẫm nghĩ hóa ra bùi Ngậm càng đậm ngọt dư vang mãi Như một tình yêu bền lứa đôi Khi gió xuân thơm mới thổi về Chè cao bốn thước tán sum suê Cảm ơn đất nước cho anh được

Âu yếm nhìn em dưới bóng chè”

(Chè Suối Giàng- Xuân Diệu) Qua nhiều biến thiên lịch sử và sự xoay vần cuộc sống, màu sắc thẩm

mỹ trong không gian nghệ thuật của hai nhà thơ lại tìm về với những biểu tượng của minh triết phương Đông để tỏ bày nỗi lòng đầy ưu tư. Ta thấy nổi bật trong thơ Chế Lan Viên là biểu tƣợng hoa Sen. Hoa Sen là loài hoa mang đậm dấu ấn văn hóa của dân tộc Chăm cũng nhƣ trong Đạo Phật. Trong Đạo Phật hoa Sen biểu hiện cho sự thánh thiện, thanh sạch, tinh khiết, giàu sức mạnh, vƣợt lên bùn đen. Ta thấy, nhà thơ Chế Lan Viên đã khai thác hình tƣợng hoa Sen đầy ẩn ý:

Anh có cho tôi làm hoa sen không, tôi trong lý lịch có bùn?

Thân phận người mà, ai chả có bùn đen?

Giết chết một mùi hương dễ thôi, cứ quậy bùn lên để giết Nhưng vượt lên bùn, sen cứ ngát hương sen”

(Hương sen- Chế Lan Viên)

Trong khi đó, Xuân Diệu lại ru hồn mình về với một biểu tƣợng khác trong minh triết Phương Đông đó là các mùa trong năm, đặc biệt là dấu ấn, xúc cảm về mùa thu- mùa trong văn hóa là mùa lễ hội, mùa thu hoạch bội thu của mùa màng và cũng là mùa chiếm sắc vàng chủ đạo khơi gợi cảm xúc, lay động lớn đến tâm trạng của con người:

“Chiều đầu thu ôi hương hoàng lan Ngạt ngào nhào trộn cả không gian Mới còn nắng gắt hôm qua thế

Mà bỗng trên trời mây nhẹ lan…

Chỉ biết di lăng hoa đã thơm Cánh vàng hương lại chín vàng hơn Cây cao lá thẫm đung đưa nhánh Nhịp điệu mùa thu ngàn vạn năm…”

(Chiều đầu thu- Xuân Diệu)

3.4 Đặ sắ tro ệ t u t b ểu ệ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ về bốn mùa của xuân diệu và chế lan viên (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)