Nhận định tổng quát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ về bốn mùa của xuân diệu và chế lan viên (Trang 91 - 99)

Chương 3: KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VỀ MÙA CỦA CHẾ LAN VIÊN VÀ XUÂN DIỆU SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

3.2.1 Nhận định tổng quát

Thời gian ghi dấu các dấu mốc lịch sử của dân tộc. Thời gian cũng đánh dấu những bước xoay chuyển trong tư tưởng của người thi sĩ. Thời gian- không gian đƣợc biểu hiện qua các mùa vẫn mang những nét đặc trƣng cho chất thơ của mỗi nhà thơ. Sau khi giác ngộ ánh sáng của cách mạng, mùa thu

đã trở thành mùa đẹp nhất, chuyên chở những giấc mơ chung cho đất nước.

Qua từng bước chuyển mùa hai nhà thơ Chế Lan Viên và Xuân Diệu vẫn luôn cảm nhận đặc biệt nhạy bén bước đi của thời gian. Đặc biệt những vần thơ

trong hai cuộc kháng chiến đa phần là thời gian của những phút lạc quan, tin tưởng.

Nếu như thời gian trong thơ Xuân Diệu trước năm 1945 là dành trọn cho cái tôi lãng mạn với những giục giã, vội vàng, chạy đua với cuộc sống, với tuổi trẻ. Sự trôi chảy của thời gian đối với ông tựa nhƣ sự thù địch. Xuân Diệu luôn khát khao vươn tới những sự phi thường để mà khống chế được thời gian:

“Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi”

(Vội vàng) Thì khi ánh sáng Cách mạng tháng Tám soi rọi, Xuân Diệu đã hòa mình cùng dòng thời gian của dân tộc. Thời gian của cái đại chúng- cái “ta”.

Thời gian ấy là thời gian sống, chiến đấu cùng nhân dân không kể ngày đêm, thời gian chiêm nghiệm đất nước, con người qua từng chân dung, cảnh đẹp.

Dòng thời gian trải dài suốt Xuân- Hạ- Thu- Đông là khoảng thời gian sáng ngời, tràn đầy lạc quan và những phút thời gian riêng tƣ cũng chỉ xuất hiện như những điểm nhấn nhỏ, hoặc song hành cùng thời gian đất nước. Ta có thể thấy, sau 1945, nhà thơ Xuân Diệu dành rất nhiều thời gian để đi khắp mọi miền tổ quốc nhƣ trong: “Chào Hạ Long”, “Về Tuyên”, “Cụ Muỗi”, “Gửi sông Hiền Lương”, “Mũi Cà Mau”, “Bà Má Năm Căn”, “Mã –Pí- Lèng”,

“Ngọc Trai trong Vịnh Cô Tô”, “Xoan Ngọc Long”, “Từ Cao Lạng đến Vĩnh Linh”, “Đi giữa Sài Gòn”….:

“Tôi ngẩng nhìn trời: trời của ta cao ngất Tôi đi trong phố: phố rợp những vì sao Tôi lắng thân yêu môi lời của đồng bào

Như có chất men làm tôi chếnh choáng”

(Đi giữa Sài Gòn) Cái “chếnh choáng” không còn là “Cho chếnh choáng mùi thơm/ Cho

đã đầy ánh sáng/ Cho no nê thanh sắc của thời tươi” của riêng mình nữa mà

đã là những chếnh choáng trong niềm vui rợn ngợp cùng nhân dân, cùng đất nước. Những chân dung, những hình ảnh hết sức quen thuộc, thân thương của

Tổ quốc hiện ra tràn ngập trong thơ Xuân Diệu. Và rồi, hình ảnh của mùa, những khoảnh khắc thời gian cùng mùa cũng đƣợc nhà thơ ghi dấu lại đầy cảm xúc trong: “Xã Thanh Nga”, “Trên bãi sông Hồng”, “Sa Pa”, “Chè Suối Giàng”. “Đi thăm bãi tha ma tàu bay giặc Mỹ”:

“Đáng lẽ tôi thăm vườn hoa Thống Nhất Đáng lẽ tôi đi trên đường ngây ngất Nhìn ánh mùa thu Tháng Tám chia khắp mọi nhà Nhưng dưới trời cách mạng, trong buổi sáng bao la Tôi đi thăm bãi tha ma tàu bay giặc Mỹ”

(Đi thăm bãi tha ma tàu bay giặc Mỹ) Bốn mùa đất nước đẹp tươi, con người hồn hậu và anh dũng đã được nhà thơ Xuân Diệu say sƣa kể nhƣ chiếm trọn hồn mình, chiếm trọn thời gian

và không gian sống của nhà thơ. Thời gian đã trở thành điều gì thật sáng tươi, lạc quan như cuộc trường kỳ kháng chiến- nhất định thắng lợi, qua thời gian

cả dân tộc vùng lên anh dũng, lập nhiều chiến công hiển hách. Đó là thời gian của những vinh quang chứ chứ không còn là sự thù địch nhƣ ta thấy trong thơ lãng mạn trước 1945

Thời gian trong thơ Xuân Diệu có những bước chuyển rõ rệt giữa giai đoạn trước và sau 1945, nhưng khi ta xét đến thời gian trong thơ của nhà thơ Chế Lan Viên, những gì ta nhận đƣợc là cả một sự choáng ngợp, ngỡ ngàng.

Nếu như trước đó, nhà thơ Chế Lan Viên nhuốm màu u ám suốt bốn mùa, dẫu

là mùa xuân đẹp nhất cũng “Chết giữa mùa xuân”:

“Một mùa xuân chết giữa mùa xuân Đón lấy môi hoa nhẹ rụng dần Còn sót nhiều thơ trong sắc nhạt

Mà chưa tan với gió cùng trăng”

(Chết giữa mùa xuân) Thì nay ta đã thấy sự biến chuyển tích cực khi mùa xuân đã thực thụ trở thành mùa mang màu hy vọng với quyết tâm chiến đấu và chiến thắng. Mùa xuân gợi nhiều kỳ vọng cho dân tộc. Mùa xuân thắm tô cảnh sắc đất nước.

Màu sắc chủ đạo trong những dòng thơ cách mạng của nhà thơ Chế Lan Viên

đa phần khắc họa cảm hứng về mùa xuân. Mùa vốn đƣợc coi là mùa hy vọng, gợi lạc quan thì cũng chƣa bao giờ nảy một sắc xanh trong thơ Chế Lan Viên trước cách mạng Tháng Tám mà chỉ toàn một màu u tối cùng sắc, cùng nhịp với ba mùa còn lại. Nay không chỉ mùa xuân mà bốn mùa đều nhƣ đƣợc bừng tỉnh, tái sinh. Thời gian trước đó là thời gian chết, thời gian tuyệt vọng, thời gian lạc vào những cõi cô hồn, ma quái thì nay khi giác ngộ ánh sáng đã trở thành thời gian vận động tích cực, lạc quan cùng với nhịp sinh sôi, nhịp lao động sản xuất, nhịp chiến đấu của đất nước. Thời gian chuyển hóa từ cái “tôi”

sang cái “ta”.cùng với dòng tư tưởng trong: “Vòm cườm trên cổ chim cu”,

“Tiếng mùa xuân”, “Đi giữa mùa xuân”, “Hoa đào nở sớm”, “Mây và hoa”,

“Nay đã phù sa”, “Giữa Tết trồng cây”, “Lá ngụy trang”, “Ý nghĩ mùa xuân”…:

“Tháng giêng hai xanh mượt cỏ đồi Tháng giêng hai vút trời bay cánh én Tháng giêng hai tôi nằm trong bệnh viện Nhớ về Tổ quốc, tháng giêng hai

Tôi đổi năm đau lấy những ngày lành

Như đuổi giặc lấy từng tấc đất Từng tấc tự do trông vời mỏi mắt Đuổi mây dài cướp những quãng trời xanh”

(Ý nghĩ mùa xuân)

Ý thức về sự chảy trôi của thời gian không còn nằm trong vòng cái

“tôi” để thương xót phận mình hay khát sống, khát yêu cho bản thân nữa mà dòng thời gian đã là mạch chảy chung của nhịp bước dân tộc trên khắp mọi miền, từ những chòm xóm, bản làng hậu phương cho đến trận địa khốc liệt và thời gian còn dành để khắc họa vẻ đẹp đất nước, quyết giữ từng tấc đất, từng khoảng trời xanh của quê mẹ. Từng giờ, từng phút hai nhà thơ đều hướng về vận mệnh chung của dân tộc, đó là những chuyến đi tới mọi miền, tham gia chiến đấu cùng tiền tuyến, sát cánh cùng hậu phương và dồn tâm huyết trên mặt trận văn hóa tư tưởng, góp tình cảm, tiếng nói vào cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Thời gian không còn là của riêng nữa mà nó đã tan cùng thời gian vàng lửa của dân tộc. Mỗi phút đất mẹ chịu đàn áp nô lệ là mỗi phút đau

xé lòng. Và rồi tinh thần chiến đấu vẫn vẹn tròn kiên trung qua mỗi phút mỗi giây để hướng về mùa độc lập.

Sống trong những giờ phút dân tộc vùng lên đánh giặc, đau thương mà thiêng liêng quật cường muôn triệu trái tim nước Việt luôn cháy trong mình niềm tin chiến thắng, niềm tin ấy đƣợc thắp lên từ ánh sáng, những hy sinh, những thành tựu của cha ông trong quá khứ, một nghìn năm Bắc thuộc, giành chính quyền trước xiềng xích Pháp thuộc mùa thu năm 1945. Những dấu mốc lịch sử vang bóng thời gian là niềm tin để tinh thần và truyền thống ấy tiếp nối những mốc son sáng ngời và lịch sử đã minh chứng điều ấy khi đánh Pháp, đuổi

Mỹ. Thời gian thực sự là một đường thẳng đi lên đầy lạc quan và tích cực.

Chiến tranh đi qua, cảm hứng và tinh thần chiến đấu vang đội một thời hào hùng vẫn còn đó, nhƣng rồi thực tế cuộc sống, những chênh vênh, éo le,

sự tàn khốc của di chứng chiến tranh hằn lại khiến cho cuộc sống hậu chiến lao đao. Thế nhưng, khi đất nước mở cửa hội nhập, bài toán kinh tế, định hướng phát triển đất nước phận nào được giải quyết thì cuộc sống tinh thần, tình người lại dẫn vào những lối bế tắc. Thời đại kim tiền lên ngôi, tình cảm nhạt nhòa, con người lại bị cô lập vào những ngõ cô đơn và chính những văn nghệ sĩ lại là những người cảm thấu sự thay đổi ấy tinh nhạy hơn ai hết. Vậy

là vòng cái “ta” chung lại bó mình vào vòng cái “tôi” khép kín, tự sự, chất chứa nhiều nỗi lòng day dứt, nhưng cũng đành bất lực trước thời cuộc. Thêm một lần, ta thấm thêm về câu nói “Thời gian có thể làm thay đổi mọi thứ”.

Bên cạnh rất nhiều các văn nghệ sĩ, nhà thơ Chế Lan Viên và nhà thơ Xuân Diệu cùng trở về với cảm hứng thế sự- đời tƣ sau bao nhiêu thăng trầm của đời văn, đời người cùng lịch sử dân tộc. Nhà thơ Chế Lan Viên tìm về thời gian quá khứ như những gì ông đã từng nuối tiếc và thương cho số phận “dân Chàm”, những tháng ngày mà “Gạch Chàm đua nhau rụng/ Tháp Chàm đua

nhau đổ dưới trăng mờ”. Những giá trị phải rất khó khăn, phải đánh đổi cả

một quãng dài tuổi trẻ mới tìm thấy đƣợc bỗng hóa những nghi ngờ, rụng rơi

và thất vọng. Thời gian hoài niệm xâm lấn, làm ùa về những điều nhức nhối xƣa cũ và còn lại chỉ là những vụn vỡ của thực tại. Mùa xuân lại tàn, báo hiệu thời gian chết cận kề- Thời gian đã điểm “Giờ báo tử”:

“Có khi giã từ đúng ngọ, lúc hôn hoàng Hơn thế, anh đã vĩnh biệt từ lúc ngòi bút, trang thơ anh bất lực

Từ lúc nhựa hồn anh khô kiệt, thấy hoa mai mà không biết đấy xuân về”

(Giờ báo tử) Nhà thơ Xuân Diệu lại cóp nhặt những mảnh tình riêng đậm màu cô đơn để trải lòng mình. Nỗi thất vọng buồn phiền đƣợc than lên nhè nhẹ. Có lẽ tạng thơ Xuân Diệu là cái tạng lãng mạn nên khi khát yêu, khát sống hay hát

những khúc tráng ca hào hùng thì say sƣa, mãnh liệt, sôi nổi lắm, nhƣng khi đƣợm buồn thì tôi lại trở về tìm tôi một cách kín đáo, sâu lắng:

“Như tuổi trẻ của tôi Mượn đường về phảng phất Như những buổi thu đầu Sau tình yêu thứ nhất Tôi ước một bạn tay Trong vạn trùng yêu nhớ Bóc cho tôi- bâng khuâng Một trái cam xanh vỏ”

(Trái cam xanh vỏ) Thế nhƣng, nỗi trăn trở ấy của nhà thơ Xuân Diệu không hẳn là nỗi niềm bế tắc mà chứng minh một điều ngƣợc lại rằng, nhựa sống, cái khát khao “giục giã”, “vội vàng” thuở nào vẫn còn lưu dấu trong tâm hồn, trong tạng thơ của ông. Thời gian hoài niệm vừa mang những khắc khoải, nhớ thương, vừa thể hiện khát khao về nguồn sống cuộc đời, tình yêu con người,

và nhất là sự xuân trẻ vĩnh cửu, lúc nào cũng “nồng”, cũng “hăng”, mang lại nhiều dư cảm mãnh liệt như một trái cam tươi non, xanh vỏ. Nhà thơ đã thể hiện điều ấy một cách đầy hình ảnh:

“Ôi! Ruột vàng đã ngọt

Mà vỏ chưa vội vàng Hăng trẻ sực vào mũi Một làn như sóng hương”

(Trái cam xanh vỏ) Cùng có những nét tương đồng với nhà thơ Xuân Diệu. Sau những chiêm nghiệm đủ đầy, và thời gian đã đến hồi báo động, nhà thơ Chế Lan Viên đã thể hiện một cái nhìn minh triết về thời gian, về cái chết mang màu

sắc của sự an nhiên, lạc quan. Ông thấy cần chống lại sự trôi chảy về phía hƣ

vô của thời gian bằng lao động sáng tạo:

“Ngẩng nhìn lên tóc xanh chưa hoa râm đã bạc ngang đầu Chưa tỉnh dậy hoàng hôn đã tối

Vùng có những ngàn sao lừa dối Những ngân hán, ngân hà vịt lội Những sao Hôm, sao Mai chờ đợi

Mà rồi rụng hết trước tiếng gà nôn nao Xua đuổi

Viết đi! Viết đi! Viết! Viết!

Thời gian nước xiết Còn trơ lại cái đầu lâu Hămlet

Viết thêm! Viết nữa! Viết vào!

(Thời gian nước xiết) Nhà thơ Chế Lan Viên thấm thía sự chảy trôi của thời gian, niềm khát sống, khát sáng tạo trong ông vẫn vô cùng mãnh liệt. Hoàng hôn, dải ngân hà, những vì tinh tú, tiếng gà gáy báo canh… tất thảy là dòng trôi của thời gian không thể ngừng lại, không thể đổi khác cũng giống nhƣ vòng quay của cuộc đời vậy. Đó là quy luật, là lẽ tự nhiên không thể đổi khác, có chăng ta níu giữ cuộc đời bằng những vần thơ, những lao động sáng tạo không mệt mỏi. Và rồi, nhà thơ cũng nhận thức rất “tỉnh” về cái chết, Chế Lan Viên coi đó nhƣ một lẽ tất yếu, hợp quy luật nhân sinh. Bài thơ “Từ thế chi ca” của ông thể hiện tinh tế điều này. Từng vần thơ nổi bật lên thái độ minh triết đậm sắc thái phương Đông trước lẽ sinh tử của con người:

“Anh không ở lại yêu hoa mãi được Thiêu xong anh về cái trời khác cũng đầy hoa

Chỉ tiếc không có tình yêu ở đó ….

Anh tồn tại mãi Không bằng tuổi tên

Mà như tro bụi

Như ngọn cỏ tàn đến tiết lại trồi lên”.

(Từ thế chi ca) Nhà thơ nhận thức rất rõ cái vô thường ở đời, cuộc đời là cát bụi nhưng vẫn có những luân hồi và sức tái sinh, hồi sinh phi thường. Đó là tinh thần đáng quý trong những vần thơ cuối đời của nhà thơ Chế Lan Viên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ về bốn mùa của xuân diệu và chế lan viên (Trang 91 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)