Chương 1: VỀ KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
2.2.2 Màu sắc thẩm mỹ chủ đạo của các mùa trong thơ
Nói về mùa sắc thẩm mỹ chủ đạo của các mùa trong thơ của hai nhà thơ Chế Lan Viên và Xuân Diệu giai đoạn trước năm 1945 ta thấy có những nét đối lập rõ ràng, bên cạnh đó là những màu sắc, đường nét chung. Là một nhà thơ nhạy cảm và cảm tính, nhà thơ Xuân Diệu luôn ý thức mãnh liệt về sự trôi chảy không ngừng của thời gian với rất nhiều màu sắc, trạng thái qua các mùa. Mùa Xuân ông cất đựng và làm bùng cháy mãnh liệt khát khao yêu, khát khao sống để giữ trọn xuân nồng, mùa xuân của đất trời cũng chính là mùa xuân của tuổi trẻ. Một ông hoàng thơ tình có tình yêu không tuổi, cuộc đời không tuổi cũng giống nhƣ sự thách thức với thời gian vậy. Qua đó, cũng khẳng định thái độ sống, triết lý sống hết mình trong hiện tại để ứng xử với sự trôi chảy của thời gian. Ta nhìn thấy điều này qua “Xuân không mùa”:
“Một ít nắng, vài ba sương mỏng thắm Mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêu.Thế là xuân.
Tôi không hỏi chi nhiều.
Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng.
Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ Chim trên cành há mỏ hót ra thơ Xuân là lúc gió về không định trước.”
(Xuân không mùa)
Ta thấy mùa xuân trong Thơ mới hàm chứa ý niệm về thời gian, về vẻ đẹp của con người, cuộc đời đồng thời xuân còn là biểu trưng của tình yêu, xuân tình, những xúc cảm, thái độ của con người cá nhân trong quá trình thức nhận những giá trị cốt thiết của bản thân và sự sống. Con người, trong ý thức
về mình thấy cần phải đƣợc hiện diện, đƣợc sống với những đòi hỏi căn bản, thực hữu. Bởi vậy, ý thức về thời gian, về Xuân cũng là một cách tự biểu
hiện, một con đường để hiện diện trong vũ trụ, nhân giới, trong tương quan với thi nhân và từ đó là trong lịch sử, trong những thế giới khác. Mùa xuân trong cảm quan của thi sĩ Thơ mới mang những nguồn sống mạnh mẽ, khỏe khoắn.
Mùa xuân là mùa sống, mùa yêu của các nghệ sĩ lãng mạn và có lẽ Xuân Diệu là một trong những người yêu xuân, mê xuân, khát khao xuân đến bỏng cháy. Xuân hiện hữu trong từng nhịp tim, hơi thở, từng nhánh lá, giọt sương, xuân chưa khi nào cạn và nhà thơ luôn muốn “nhanh với chứ, vội vàng lên với chứ” để sống thỏa thê trong sắc xuân của đất trời, sắc xuân của đời người. Xuân gần như nhịp thở nên nhiều khi nhà thơ thể hiện Xuân trong thơ mình bằng những ký hiệu chứ không chỉ đích danh. Người ta nhìn vào cỏ, cây, hoa lá, khu vườn, nét phơi phới say sưa trong hồn thi sĩ thì cũng có thể nhìn thấy, cảm đƣợc sắc xuân trong thơ. Điều đặc biệt nữa của nhà thơ Xuân Diệu với mùa xuân đó là: Nếu nhƣ mùa xuân đƣợc gắn với sắc xanh, và nhiều nhà thơ cũng đã gọi đích thân màu xanh để chỉ mùa xuân nhƣ đại thi hào Nguyễn Du “Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông
hoa”; thi sĩ Nguyễn Bính thốt lên “Mùa xuân là cả một màu xành”… thì Xuân
Diệu lại có những phát hiện mới về màu sắc mùa xuân, đó là xuân không chỉ đơn thuần một màu xanh nữa mà xuân còn là “xuân hồng‟, xuân gần với màu trái tim, màu tình yêu:
“Trời reo nắng thì chim reo tiếng sáng Xuân có hồng thì tôi có tình tôi”
(Tặng thơ) Dường như niềm hăng hái với Xuân của Xuân Diệu chưa khi nào nguôi cạn. Bên cạnh xuân của đất trời, xuân của lòng người phơi phới thì cũng có những nét xuân ƣu tƣ, Xuân sầu, “Xuân rụng”. Vì ý thức rất rõ dòng chảy khắc nghiệt của thời gian mà Xuân Diệu càng thêm khôn nguôi về sắc xuân
sớm nở, mai tàn, “nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời. Cảm xúc luôn bất biến,
có sầu nào sầu hơn cái sầu ở giữa mùa xuân. Sầu giữa mùa xuân tạo ra sự đối lập khiến cho lòng sầu càng sầu thêm:
“Sắc tàn hương nhạt mùa xuân rụng Những mặt hồng chia rẽ hết cười
Đỡ lấy đài xiêu nưng lấy nhị Hồn ơi, phong cảnh cũng là người”
(Xuân rụng) Những cô đơn, lẻ loi vây kín hồn người, thi sĩ quay về tự tình với chính mình và gửi nỗi lòng vào cảnh vật, cảnh xuân. Xuân thường quen với sắc thắm xanh, hương thơm, mật ngọt. Nay xuân rụng cùng hồn người đượm buồn cũng trở nên thê lương, ảm đạm. Nhưng giữa những phút rụng rơi, thi sĩ vẫn muốn vớt lại chút hương sắc dẫu đang bị vòng quay của thời gian làm cho phai tàn. Mùa xuân hiện hữu, nhƣng mùa xuân cũng thoắt ẩn, thoắt hiện khiến lòng người chống chếnh: “Xuân bước vội nhưng mà hương chẳng mất/Tôi với
tay giam giữ ở trong nầy" (Lời thơ vào tập Gửi hương cho gió).
Khát khao đấy và u sầu vì lo lắng cho dòng chảy thời gian bất tận đấy thế nhƣng ta vẫn luôn cảm đƣợc sức sống, những niềm yêu vẫn âm ỉ cháy trong trái tim thi sĩ Xuân Diệu. Nhƣng trang thơ mùa xuân của Chế Lan Viên thì lại tạo nên một màu sắc đối lập hoàn toàn. Mùa xuân trong thơ Chế Lan Viên giai đoạn trước 1945 không phải là mùa lý tưởng như vạn người nghĩ.
Mùa xuân ấy không có màu xanh mà chỉ có sắc úa của cỏ cây, hoa lá, của lòng người, có màu và mùi của tro tàn, đền đài đổ nát, có những dằn vặt của một kẻ “Ăn mày dĩ vãng”. Mùa xuân không phải mùa sống, mùa yêu, mùa căng tràn mà là mùa chết. Nhà thơ đã thể hiện cảm xúc tuyệt vọng, đau đớn một cách đầy hình tƣợng:
“Một mùa xuân chết giữa mùa xuân Đón lấy môi hoa nhẹ rụng dần Còn sót nhiều thơ trong sắc nhạt
Mà chưa tan với gió cùng trăng”
(Chết giữa mùa xuân) Nhà thơ đau đớn thừa nhận mùa xuân cuộc đời của chính mình cũng đã tắt thở giữa mùa xuân héo úa, tàn tạ của đất trời. Có lẽ hiếm có mùa xuân nào trong thơ gợi những điều rùng rợn, ám muội nhƣ xuân trong thơ Chế Lan Viên. Trong hai tập thơ “Điêu tàn” và “Thơ không tên” ta thấy nhà thơ gọi đích danh mùa xuân ở rất nhiều bài thơ qua tựa đề. Thế nhƣng mùa xuân đều gắn với những tính từ chết chóc, bi thương “Chết giữa mùa xuân”, “Đêm xuân sầu”, hoặc chỉ một chữ “Xuân”, “Xuân về” nhƣng khi đọc lên cũng là cả một miền xương khói trầm luân, bất lực, tuyệt vọng:
“Tôi có chờ đâu, có đợi đâu Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?
Với tôi tất cả như vô nghĩa Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau.”
(Xuân) Chẳng riêng gì Xuân, mà ba mùa còn lại trong thơ Chế Lan Viên giai đoạn trước 1945 ngập đầy màu sắc sầu thảm, luyến tiếc, u ám. Thế nhưng ta thấy rõ cái nghịch lý của mùa xuân và khổ đau toàn diện để thấm thêm nỗi tuyệt vọng, day dứt đến không cùng trong tâm khảm thi sĩ. Thời gian nhƣ mê cung sầu khổ khiến con đường càng thêm mịt mờ. Nối tiếp mạch mùa xuân là những bài thơ về hạ, về thu, về đông nhƣng ta thấy Chế Lan Viên gửi gắm tâm trạng của mình qua rất nhiều các bài thơ hợp các mùa lại. Trong một bài thơ xuất hiện rất nhiều thời gian, hỗn độn rất nhiều mùa, nhƣng tựu chung lại đều là màu sắc của khổ đau nhƣ trong “ Những nấm mồ” hợp lại xúc cảm của
hai mùa hạ và thu, “ Sông Linh” hợp hai mùa thu và đông, “ Những sợi tơ lòng” thì lại là gom cả bốn mùa để giày vò những u uất, hồn người chết và thời gian cũng chết. Một tư tưởng bàng quan và buông xuôi thực sự:
“ Tôi không muốn đất trời xoay chuyển nữa Với tháng ngày biền biệt đuổi nhau trôi Xuân đừng về! Hè đừng gieo ánh lửa!
Thu thôi sang! Đông thôi lại não lòng tôi!”
Hết thảy những muộn phiền sầu não tích tụ, đè nặng khiến cho thi sĩ nhƣ cô lập chính mình. Để rồi nỗi sầu tƣ chỉ còn biết nhầm thuấn cõi hƣ vô…Mùa không còn là nơi gọi cảm xúc về, tạo nên sự khác biệt trong tâm thức. Những cảm thức về thời gian đã mất, những cảm thức về hương sắc mùa cũng không còn bất cứ dƣ vị nào, cuộc sống vậy coi nhƣ vô nghĩa:
“Lửa hè đến nỗi căm hờn vang dậy
Gió thu sang thấu lạnh cả hồn thơ Chiều đông tàn như mai xuân lộng lẫy Chỉ nói thêm sầu khổ với ưu tư”
(Những sợi tơ lòng) Trôi theo nhịp chảy của thời gian, nhà thơ Xuân Diệu cũng có những nỗi phiền ƣu riêng khi chạm vào nỗi niềm mùa hạ, mùa thu và mùa đông. Tuy nhiên, ba mùa phía sau của năm dẫu có những phút nhuốm buồn nhƣng chƣa khi nào khiến cho người đọc cảm thấy thi sĩ có cái nhìn bi quan sầu thảm về cuộc đời. Thậm chí mùa thu là mùa gợi buồn, gợi úa, nhƣng với Xuân Diệu, ông lại coi mùa thu cũng là mùa có nhiều cảm xúc đẹp, mùa đáng sống, đáng
hy vọng, mùa mà những xúc cảm về cuộc sống và tình yêu trở nên trữ tình và gợi cảm hơn. Thu cũng nhƣ là mùa xuân vậy. Ông bày tỏ “ Với lòng tôi, trời đất chỉ có hai mùa Xuân và Thu, hai mùa đặc biệt ý nhị, hai mùa có bình minh… Xuân với Thu là hai bình minh trong một năm, sự thay đổi hệ trọng
nhất trong tâm hồn. Và bởi vậy, Thu cũng là một mùa xuân” (Thu- Trường ca). Bên cạnh mùa xuân, nhà thơ Xuân Diệu cũng trải lòng mình, cũng tỏ khát khao cùng những mùa khác trong năm nhƣ “ Nhớ mông lung” để gửi xúc cảm vào hạ về mối tình đơn phương bị lấp đầy bởi nỗi cô đơn, sầu buồn:
“Muôn nghìn thương nhớ tới bên tôi Tôi tới bên cây lẳng lặng ngồi
Ánh sáng vấn vương chiều uể oải Sắt hè bông phượng rớt từng đôi
(Nhớ mông lung) Những nỗi niềm cứ trải dài theo tháng năm chất chứa những nỗi niềm thi sĩ. Người và cảnh cùng tỏ bày, có lẽ người ta càng hy vọng nhiều thì lại càng thất vọng nhiều. Đặc tính về thời tiết, cảnh sắc của hai mùa cuối năm luôn gợi cho người ta vẻ trầm mặc, vắng lặng, cũng bởi thế mà gợi nhiều thêm những xúc cảm. Mùa xuân căng tràn, hừng hực, khát khao mãnh liệt bao nhiêu thì mùa thu và mùa đông lại là thời gian mà người ta trút tâm sự vào đó.
Thứ tâm sự, tình cảm lặng lẽ khó có thể san sẻ cùng ai, chỉ biết rằng lòng người cũng đang trầm mặc, trôi chậm như thu và se sắt, cô đơn như đông vậy.
Không riêng gì Xuân Diệu, mùa thu có lẽ là thời gian và không gian trữ tình đặc biệt lý tưởng cho mọi nghệ sĩ. Những tác phẩm về hồn thu bao giờ cũng mang một giai điệu chầm chậm, lãng mạn, những buồn:
“Gió thầm, mây lặng, dáng thu xa Mới tạnh mưa trưa, chiều đã tà Buồn ở sông xanh nghe đã lại
Mơ hồ trong một tiếng chim qua”
(Thu) Những khắc khoải thu cứ thế dài rộng, mang nhiều tâm tƣ, nhƣng vẫn mang một màu thu hy vọng nhƣ những gì nhà thơ đã bộc bạch về chính thơ
mình. Mùa thu cũng là mùa nhà thơ Xuân Diệu khát khao giao cảm với thiên nhiên, hóa thân vào thiên nhiên để cùng vạn vật cảm nhận về sự chuyển giao thời gian, giao mùa, giao cảm xúc:
“Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ Non xa khởi sự nhạt sương mờ
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò…”
(Đây mùa thu tới)
Ta có thể thấy, những vần thơ về mùa đông của Xuân Diệu chiếm dung lƣợng ít hơn cả so với các mùa còn lại. Bởi lẽ với một trái tim luôn hừng hực khát khao yêu đương, cháy đỏ những màu yêu thì mùa đông quả là khắc tinh.
Mùa đông mang cái khắc nghiệt tê tái khiến cho vạn vật thui trụi, cảnh vật lạnh lẽo, cô đơn khiến cho lòng người vốn có nhiều tâm sự lại càng cảm thấy
khó khăn hơn khi mỗi độ đông về. Gặp những khắc nghiệt của trời đông thì dường như tất cả những vụn vỡ, rạn nứt trở nên đóng băng, tê buốt, “khô héo”, “rụng rời”:
“Trong khung xám của mùa đông bằng sắt Gió qua rồi còn lưu lại tiếng ngân
Cây bên đường trụi lá đứng tần ngần Khắp xương nhánh chuyển một luồng tê tái
Và giữa vườn im, hoa run sợ hãi Bao nỗi pha phôi, khô héo, rụng rời”
(Tiếng gió) Mùa đông trong thơ Xuân Diệu không chỉ mang màu sắc thực của thiên nhiên, những nỗi lòng rất đông là mùa đông còn mang lớp nghĩa ẩn dụ để chỉ người. Ấy là lúc thi sĩ đã thấm thía những đơn phương, chia ly, cô đơn. Thi sĩ
sợ mùa đông và cũng sợ “em” lạnh buốt, vô tình nhƣ đông vậy:
“Cốt nhất em chớ lạnh như đông Chớ thản nhiên bên một kẻ cháy lòng”
(Phải nói) Hai nhà thơ Chế Lan Viên và Xuân Diệu đều có những cảm thức riêng
về thời gian, về mùa, tạo nên những xúc cảm đặc sắc riêng biệt khó phai.
2.3 K ô ệ t u t
Không gian và thời gian là hai phạm trù không thể tách rời. Thời gian trôi đƣợc tính theo từng khoảnh khắc, từng giờ, từng ngày, kéo theo đó là sự biến chuyển của lòng người, của cảm xúc và những gì chúng ta có thể cảm nhận đƣợc bằng thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, cảm giác đó chính là những thay đổi của vạn vật trong không gian sống quanh ta. Thời gian khiến cho nhánh cây đang khô gầy bỗng đâm chồi nảy lộc, bông hoa đang hé nụ bỗng tỏa sắc hương, cho bầu trời ảm đạm u tối bỗng lấp lánh trăng sao….Thế nhưng thời gian cũng khiến cho cành lá mướt xanh rũ vàng, mục nát, hoa cũng nở để mà tàn, hay chim muông im lìm tiếng hót cho những mùa mải miết trú đông. Thời gian mang lại cho cuộc sống nhiều điều kỳ diệu, nhƣng thời gian cũng kéo theo những khắc nghiệt mà người ta cảm nhận, thấm thía cái khắc nghiệt ấy rõ hơn cả.
Bởi vậy, thời gian quý báu nhƣ vàng, thời gian một đi không trở lại kéo theo sự thiên biến vạn hóa, mà nhiều khi là thảm khốc của phận người của vạn vật. Vậy nên, ai mà không sợ sự chảy trôi của thời gian, ai mà chẳng
sợ những phút lý tưởng trong cuộc sống bỗng đổi dời sang một hoàn cảnh khác khắc nghiệt, ai mà chẳng sợ sự sống chẳng thể tồn tại vĩnh hằng và những tâm hồn nhạy cảm của thi sĩ chính là những tâm hồn, con tim cảm thụ tinh tế nhất vẻ đẹp vừa lộng lẫy đầy sức sống, vừa mong manh và não nùng của thiên nhiên trước sự đe dọa chảy trôi của thời gian.