Những hình ảnh nổi bật trong các bài thơ về mùa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ về bốn mùa của xuân diệu và chế lan viên (Trang 110 - 113)

Chương 3: KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VỀ MÙA CỦA CHẾ LAN VIÊN VÀ XUÂN DIỆU SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

3.3.2 Những hình ảnh nổi bật trong các bài thơ về mùa

Những hình ảnh nổi bật trong các bài thơ về mùa của hai nhà thơ giai đoạn sau năm 1945 nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống

Mỹ không thể không nhắc đến hình ảnh nơi hậu phương đảm đang. Miền Bắc XHCN bên cạnh khắc phục hậu quả chiến tranh, chiến đấu chống giặc Mỹ đánh phá còn là hậu phương vững chắc chi viện cho tiền tuyến thân yêu.

Những nhà máy mọc lên, những vùng đất mới đƣợc khai phá, những cánh đồng xanh mượt giữa bom đạn,những cảnh đẹp của đất mẹ tươi thắm vô ngần

là kết tinh của tình cảm đất nước thiêng liêng, không có gì đẹp hơn thế:

“Sa Pa hè mát hơn thu Chỉ làn không khí cũng ru dịu người

Ở đâu nắng hạ rang trời Thì đây không giọt mồ hôi thấm mình Trời đất nhẹ, núi non xanh

Cây sa mu đứng, nửa hình con thoi”

(Sa Pa- Xuân Diệu) Bên cạnh đó, quê hương cũng đổi mới từng ngày với những công trình mới, vùng kinh tế mới, những người mở đất anh dũng như những chiến binh của đất mẹ. Qua bàn tay và khối óc con người, những vùng đất lại đơm hoa kết trái đẹp tựa mùa xuân:

“Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng?

Bạn bè đi xa anh giữ trời Hà Nội Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi Ngoài cửa ô tàu đói những vầng trăng Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc

Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất Nay rạt rào đã chín trái đầu xuân”

(Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên) Còn gì thắm tình hơn khi thiên nhiên cùng hòa nhịp với không khí hăng say sản xuất nơi hậu phương đảm đang. Dường như con người và cảnh vật cùng thấu hiểu, cùng chung sức đồng lòng vì miền Nam thân yêu, vì ngày đất nước cùng thu về một mối:

“Tôi nói lời ngô bát ngát xanh Ngô non san sát trải mông mênh Lời khoai tím ngọn vươn thêm khỏe Tôi nói lời khoai bát ngát tình”

(Trên bãi sông Hồng- Xuân Diệu) Hậu phương luôn là nền tảng, là sức mạnh tình cảm và cả sức người và sức của làm điểm tựa và cũng làm bệ phóng cho tiền tuyến chiến đấu ngoan cường và chiến thắng:

“Hành quân giữa buổi giêng hai

Thương ta lá đã phủ dài dường quang Thay bao lần lá ngụy trang

Con đường ra trận lá vàng lại tươi”

(Lá ngụy trang- Chế Lan Viên) Đường ra trận đầy gian khổ và hiểm nguy, nhưng với những người chiến sĩ, đó bao giờ cũng là con đường mùa xuân đẹp nhất của cuộc đời, của tuổi trẻ của tình đất nước thiêng liêng. Hình ảnh màu xanh áo lính cùng lá ngụy trang thân thương trùng trùng trên đường ra trận đã trở thành hình tượng

ý nghĩa, đẹp như bức thành đồng hiên ngang tạc vào sử sách. Con đường ra trận, chiến tuyến khói lửa với mƣa bom bão đạn chƣa khi nào khiến các anh nản chí mà luôn tràn đầy lạc quan với tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”

Tinh thần của hậu phương, của tiền tuyến đã kết thành quả ngọt làm nức lòng muôn triệu trái tim- xuân 1975. Thế nhƣng hậu quả chiến tranh, thực

tế cuộc sống không cho phép ta ngủ quên quá lâu trên chiến thắng. Những tổn thương quá đỗi nặng nề, đất mẹ vốn lầm than dông dài thế kẻ dường như đã vắt kiệt sức mình, những đứa con của đất mẹ hoang mang tìm đường đi để tồn tại với chính mình và rồi thậm chí chúng đã phải đấu đá lẫn nhau, dối lừa lẫn nhau, khiến lòng người đau, khiến lòng mẹ đau nhưng dường như cũng chỉ có thể nhăn mày bất lực. Nhà thơ Chế Lan Viên và nhà thơ Xuân Diệu say sƣa bao nhiêu, đã đầy bao nhiêu cùng đất nước trong văn phong cách mạng thì nay nhƣ bao văn nghệ sĩ họ lại phải cuộn tròn vào vòng cái tôi vừa vì buồn sầu, bất lực, cũng vừa là để chạy trốn những thị phi, ồn ã cuộc đời, chắc bởi người học văn thì yếu làm kinh tế, tạng văn thì không giỏi hay không nỡ bon chen, ồn ào…Những hình ảnh, những không gian thiên nhiên đậm chất phương Đông thêm một lần trở lại tựa vòng xoay nghiệt ngã của số phận.

Những suy nghiệm triết lý về cuộc đời của hai nhà thơ có lẽ đã đến thời chín,

nhất là đối với nhà thơ Chế Lan Viên. Ta lại gặp lại hình ảnh đối lập, thấy tín hiệu mùa xuân mà không cảm đƣợc xuân, không chạm đƣợc vào xuân. Nhành mai vàng lại cùng người thi sĩ quay về với nỗi buồn như thuở nào trước thời cuộc xoay vần, những kỳ vọng, hứa hẹn vụn vỡ:

“Tất cả bình minh đều hứa hẹn, trừ bình minh ấy Cái bình minh phản thùng, cái bình minh phản chủ ác ôn!

Mà thôi, đừng vội lên án hạt sương và tiếng gà kết liễu ánh sáng đó

Có khi giã từ giữa khi đúng ngọ, lúc hôn hoàng Hơn thế, anh đã vĩnh biệt từ lúc ngòi bút, trang thơ anh bất lực

Từ lúc nhựa hồn anh khô kiệt, thấy hoa mai mà không biết đấy xuân về”

(Giờ báo tử) Từng câu chữ, từng ý thơ bày tỏ cảm xúc một cách trực diện đầy day dứt. Có lẽ “Giờ báo tử” đã gói gọn hết thảy những cao trào cảm xúc, những suy nghiệm của nhà thơ Chế Lan Viên sau một đời thơ, đời người.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ về bốn mùa của xuân diệu và chế lan viên (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)