Hành trình sáng tạo, phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ về bốn mùa của xuân diệu và chế lan viên (Trang 29 - 35)

Chương 1: VỀ KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT

1.3.2. Hành trình sáng tạo, phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu

Thật không ngoa khi đánh giá thơ Xuân Diệu là đỉnh cao của phong trào thơ mới. Góp mặt nhiệt thành, tạo màu sắc, sự bùng nổ mạnh mẽ trong thơ mới, Xuân Diệu đã khiến độc giả không thể quên đƣợc chất thơ mình, nhất là thế giới thơ tình trong phong trào thơ mới của ông. Chẳng thế mà nhà phê bình Hoài Thanh, Hoài Chân đã dành cho ông Hoàng Thơ Tình những lời

ƣu ái trong cuốn “Thi nhân Việt Nam” năm 1941 rằng: “Thơ Xuân Diệu là nguồn sống dào dạt chưa từng có ở chốn non nước lặng lẽ này.”. Có lẽ trong phong trào thơ mới, giữa vườn văn chương một thuở xã hội còn loạn lạc, chất nhựa sống mơn mởn, khát khao sống và yêu trỗi dậy mạnh mẽ nhất trong thơ Xuân Diệu. Chữ “Xuân”, chữ “Tuổi trẻ” bao giờ cũng thống thiết trong thơ ông, ta cảm nhận nhƣ nhà thơ sống và yêu chƣa khi nào là đủ vậy. Nói nhƣ nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh thì “ Xuân Diệu là thơ của niềm giao cảm hết mình giữa con người và con người, một phát hiện về niềm hạnh phúc tuyệt vời mà cuộc sống trần thế này đã ban phát cho nhân loại”. Nguồn thơ, nguồn sống, nguồn giao cảm mãnh liệt ấy đã khiến cho thơ Xuân Diệu bứt phá và trở thành “Nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới”. Cái mới ấy được thể hiện toàn diện từ tư tưởng thơ vượt trên cả cái thoát tục, mơ tiên, siêu việt của phần lớn các nhà thơ mới. Xuân Diệu đã truy tìm đƣợc những ý niệm về bản thân, về cái tôi rất Tây, rất mới và vƣợt lên cả thời đại, ông khẳng định “Ta là một, là riêng là thứ nhất” (Hy Mã Lạp Sơn). Cái tôi cá nhân

thực sự đƣợc giải phóng, Xuân Diệu nhƣ con chim câu khát khao ùa tìm hạnh phúc, chuyên chở hạnh phúc và nguồn sống bất tận:

“Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi hương, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

(Vội vàng) Nhà thơ muốn “Ghì”, muốn “Ôm”, muốn “Cắn”, muốn “Hôn”, muốn

“riết mây đưa và gió lượn”, “Say cánh bướm với tình yêu”, muốn vội vàng để phiêu hết mình trong tuổi trẻ, muốn tạo nên sức mạnh phi thường ngưng thời gian và không gian để tuổi trẻ thắm mãi. Có thể khao khát muốn “Tắt nắng”,

“buộc gió” chỉ là những khát khao ít ỏi trong vô vàn những khát khao vƣợt lên cả tầm kiểm soát của con người để sống và yêu cho trọn vẹn, vĩnh hằng.

Nhà thơ viết về tình yêu với cảm xúc say sƣa, mãnh liệt nhƣng hết sức trong trẻo, đúng chất tình yêu của tuổi trẻ. Tìm trong hai tập “Thơ thơ” (1938) và

“Gửi hương cho gió” (1945) ta thấy tràn ngập những bài thơ tình với vô vàn cảm xúc yêu thương và sức sống tràn căng mãnh liệt. Hết thảy những mê say

ấy đều rất thực, rất đời.

Thế nhƣng, cuộc sống muôn hình vạn trạng, để đạt đƣợc sự tròn vẹn, hoàn mỹ quả thực rất khó. Éo le thay, sau những khát khao tình yêu, nguồn sống thực thụ, nhà thơ cũng phải đối chọi với những xa cách, chia ly, phụ bạc, đơn phương và cô đơn. Càng mong đợi, càng cống hiến, nặng tình bao nhiêu đến khi gặp sự thất vọng càng yếu mềm bấy nhiêu. Có những lúc tưởng chừng

nắm bắt đƣợc hạnh phúc thì tất cả bỗng tuột xa tầm với. Để rồi nhà thơ phải thốt lên “Tôi như con nai bị chiều giăng lưới” (Khi chiều giăng lưới), hay:

“Em sợ lắm giá băng tràn mọi nẻo Trời đầy trăng lạnh lẽo buốt sương da”

(Lời kỹ nữ) Thế nhƣng có một sự thật rằng, dẫu thơ tình Xuân Diệu có nhiều sắc thái đến đâu, khi say sƣa hạnh phúc ngập đầy hay ngay cả khi cô đơn, thất vọng khốn cùng thì độc giả vẫn cảm đƣợc cái tình êm ái trong thơ, vẫn thấy màu sáng, niềm lạc quan, tin yêu, chẳng thế mà thế giới thơ tình Xuân Diệu

có sức sống lâu bền đến vậy:

“Chiều đầu thu ôi hương hoàng lan Ngạt ngào nhào trộn cả không gian Mới còn nắng gắt hôm qua thế

Mà bỗng bên trời mây nhẹ tan”

(Chiều đầu thu)

1.3.2.2. Giai đoạn sau 1945

Qủa thực thắng lợi của Cách mạng Tháng tám 1945 là một chiến thắng

có ý nghĩa hết sức lớn lao về mọi mặt. Xét đến tầm ảnh hưởng tích cực của Cách mạng Tháng Tám đối với văn đàn hẳn không còn gì phải bàn cãi và không có một sự biến động nào có thể tạo nên một điều kỳ diệu đến thế. Nếu trước đó, các nhà văn, nhà thơ thấy chênh vênh, mịt mờ giữa thời cuộc, không biết đâu là “đường”, chỉ biết nương tâm hồn yếu ớt, sợ sệt, trốn tránh thực tại vào những vần thơ lãng mạn, nhiều khi viển vông, ủ dột thì nay (Sau Cách mạng Tháng Tám) đã “hạ cánh”, xuống đường cùng nhân dân, chung sức đồng lòng trên con đường cách mạng cùng dân tộc. Sánh vai cùng các nhà thơ, nhà văn trên mọi miền tổ quốc trong cuộc thay máu tư tưởng ngoạn mục, nhà thơ Xuân Diệu không phải là ngoại lệ. Đang từ những khung trời khát

khao tình yêu lứa đôi, tình đời mãnh liệt nồng thắm ông đã ào ra để hòa chung những tình cảm, cảm xúc cá nhân ấy cùng tình yêu quê hương, đất nước, con người, những tình cảm riêng- chung hết sức ấm áp. Ta cảm như tình yêu trước

đó trong vườn tình của Xuân Diệu mãnh liệt đến thế nào thì nay hòa cùng niềm tin yêu vô hạn với Đảng, cách mạng và nhân dân thì nó lại càng nhƣ đợt

lũ trào, ngòi bút đã trưởng thành, rắn rỏi trở thành vũ khí chiến đấu thực sự.

Điều đó đƣợc minh chứng bằng hàng loạt các tập thơ đậm chất sử thi xuyên qua hai cuộc kháng chiến nhƣ: “ Ngọn Quốc kỳ” (1945), “ Hội nghị non sông” (1946), “Dưới sao vàng” (1946), “Sáng” (1953), “Mẹ con” (1954),

“Ngôi sao” (1955), “Riêng chung” (1960), “Mũi Cà Mau”- “Cầm tay”

(1962), “Một khối hồng” (1964), “Hai đợt sóng” (1967), “ Tôi giàu đôi mắt”

(1970), “Hồn tôi đôi cánh (1976).

Hàng loạt những tập thơ đƣợc ra đời liên tiếp thể hiện khát vọng và niềm tin chiến thắng của nhà thơ đối với cuộc đấu tranh của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Nếu như trước năm 1945 là những vần thơ khao khát khẳng định cái tôi, chán chứa tình yêu, khát vọng cá nhân thì nay đã kết thành những điều lớn lao, vĩ đại cùng vận mệnh dân tộc, từng niềm đau, căm hờn cũng là niềm đau chung, mối thù chung:

“Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu

Tôi sống với cuộc đời chiến đấu Của triệu người yêu dấu gian lao.”

(Những đêm hành quân- Xuân Diệu) Không chỉ ghi lại những chặng đường hành quân, ghi lại những tình cảm nồng đượm của tình tiền tuyến, hậu phương, tình đồng chí trong “Việt

Nam muôn đời”, “Một cuộc biểu tình”, “Thơ tặng má”, “Em nhỏ Hương Khê”, “Các cháu đi sơ tán”, “Vợ chuẩn bị hành trang cho chồng đi vào hỏa

tuyến”, “Bà má Năm Căn”, mà nhà thơ Xuân Diệu cũng đặc biệt dành nhiều

bút lực để khắc họa hình ảnh núi sông hùng vĩ, thắm tươi vô ngần. Đó như một chất xúc tác để muôn triệu trái tim thêm yêu thương đất nước, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi, bởi đất nước ta xinh đẹp và tươi thắm vô ngần trong „Mã Pí Lèng”, “Chòm Cô Tô mười bảy đảo xanh”, “Sa

Pa”, “ Xoài Thanh Ca Bình Định”, “Miền Nam quê ngoại”. Ta vẫn còn nhớ

đó những vần thơ đẹp, đầy tự hào về đất nước “rừng vàng, biển bạc”:

“Những chiều êm quang mây Vịnh Bắc Cô Tô ấy

Biển xanh đẹp lạ lung Trong suốt nhìn tận đáy Những con trai đáy nước Đang hé mở lòng trai Nước bể em nuôi dưỡng Ánh trời anh đọng soi”

(Ngọc trai trong Vịnh Cô Tô- Xuân Diệu) Thế nhƣng hòa lẫn vào nguồn tác phẩm Cách mạng vô cùng dồi dào cùng những tên tuổi lớn khác, thơ Xuân Diệu trong dòng thơ Cách mạng không thực nổi bật và tạo nhiều dấu ấn như giai đoạn trước. Sau khi đất nước giải phóng, ông cũng nhƣ nhiều nhà văn, nhà thơ khác hòa vào cuộc sống đất nước hậu chiến còn nhiều bộn bề. Những tác phẩm của ông cũng không “lạc”

khỏi cảm hứng “thế sự đời tƣ” theo mạch chảy của văn đàn. Tập thơ tiểu biểu của nhà thơ Xuân Diệu trong thời gian này là tập “Thanh Ca” (1982). Cảm hứng thế sự đời tƣ đƣợc nhà thơ Xuân Diệu thể hiện nhẹ nhàng, giàu tâm trạng trong các vần thơ thiên về tình cảm cá nhân, những mảnh tình riêng:

“Sắt hạ rung rinh bốn phía hè...

Hồn ai hiu hắt lá xanh tre?

Dịu dàng như có, như không có Biển ở xa xăm gởi gió về.

Hương ngây tội lỗi rải mơ màng

Da thịt du dương của những nàng Tên tuổi mờ bay, thân chẳng định Mắt buồn đâu đã khép trong sương”

(Nhớ mông lung)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ về bốn mùa của xuân diệu và chế lan viên (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)