Những biểu hiện của Cảm hứng thế sự

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ về bốn mùa của xuân diệu và chế lan viên (Trang 87 - 91)

Chương 3: KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VỀ MÙA CỦA CHẾ LAN VIÊN VÀ XUÂN DIỆU SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

3.1.2. Những biểu hiện của Cảm hứng thế sự

Tinh thần yêu nước đã tạo nên làn sóng thần kỳ nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước để rồi chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975 đã tạo nên mốc son chói ngời cho dân tộc. Đất nước thu về một mối, những đau thương cuối cùng cũng kết lại thành hoa. Chiến tranh qua đi, niềm vui chiến thắng còn đó, nhƣng hậu quả chiến tranh để lại thật quá đỗi khắc nghiệt. Bên cạnh khắc phục hậu quả chiến tranh nặng nề thì bài toán định hướng phát triển đất nước cũng vô cùng nhọc nhằn. Dường như chúng ta thêm một lần chênh vênh

và mơ hồ dẫu là người chiến thắng. Đất nước đứng lên giữa xác xơ, lạc hậu khiến cho bất cứ ai lạc quan nhất cũng phải ngỡ ngàng mà giật mình bừng tỉnh. “Cái thực”, cái lắng lo “Cơm áo gạo tiền”, cuộc sống hậu chiến khắc

nghiệt về “miếng ăn”, khắc nghiệt về tình người khiến cho người ta khủng hoảng.

Trong thời gian mười năm sau chiến tranh, cảm hứng thế sự đời tư vẫn chƣa có chỗ đứng trong nền văn học Việt Nam. Nó chỉ đƣợc xuất hiện nhƣ một “gam màu” phụ trong bức tranh sử thi cách mạng. thế nhƣng sự phũ phàng của đời thực khiến cho những áng văn cách mạng dần nguội và những tác phẩm vang bóng thời gian ngày nào cũng chỉ nằm im trên kệ, chẳng ai còn mặn mà nữa bởi cuộc sống khắc nghiệt đang là thứ thách thức đến từng phận người, từng ngôi nhà, từng chòm xóm, từng góc phố.

Cho đến thập niên 80 của thế kỷ XX, đặc biệt sau Đại hội Đảng lần thứ

VI (1986), Chúng ta đã tìm ra con đường đổi mới toàn diện cho đất nước, vực dậy đời sống kinh tế, đời sống tinh thần đang chết mòn . Không khí đổi mới - dân chủ tác động mạnh mẽ đến đời sống văn học nghệ thuật. Văn nghệ sĩ được “cởi trói” tự do sáng tác. Họ có nhiều trăn trở về trách nhiệm của người

cầm bút trong sự nghiệp đổi mới nền văn học nước nhà. Khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn trong văn học 1945-1975 đƣợc thay thế bằng cảm hứng đạo đức - thế sự. Con người "sử thi” trong văn học trước 1975 được thay thế bằng con người "nếm trải”. Vấn đề đời tư, bản thể, tự do luyến ái, đời sống tình dục. đƣợc đề cao. Đề tài, chủ đề không còn bó hẹp, thiên về khai thác các vấn đề liên quan đến những nhiệm vụ chính trị trước mắt mà được

mở rộng từ đề tài gia đình, thân phận tình yêu, số phận con người đến chiến tranh cách mạng, sản xuất xây dựng. Các nhà văn không né tránh, ngại ngùng khi khai thác các mặt trái, góc khuất, phần chìm của hiện thực cuộc sống.

Điều xót xa là, khi người ta phải đối chọi với mất mát đau thương, đối chọi với sự tàn khốc, khắc nghiệt nhất có thể thì người ta lại đoàn kết xiết bao, chia ngọt sẻ bùi, “áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá” thế nhƣng sau đổi mới, thời buổi kinh tế thì trường, hội nhập lên ngôi là kéo theo sự đi xuống, nhiều khi là thảm hại của tính người, tình người. Người ta ganh đua, lừa lọc, chèn ép, hãm hại nhau không mảy may chút tình. Tình bạn, tình yêu hay kể cả tình thân máu mủ ruột rà cũng xa đọa bởi kinh tế, đồng tiền, thương trường như chiến trường. Khi ấy, người ta lại cảm thấy cô đơn vô cực, không tìm đƣợc ai hiểu mình, không có ai lắng nghe, chia sẻ, họ lại đành tìm đến bạn văn, bạn thơ để trút những nỗi lòng, những giọt nước mắt sâu kín. Vậy là cái

“ta” tuyệt vời những năm tháng nào, nay lại lầm lũi trở về cùng cái “tôi” chua xót và đơn độc. Trên văn đàn xuất hiện hàng loạt các tên tuổi với những tác phẩm hiện thực mang cảm hứng thế sự đời tƣ có thể nói là gây sốc, nhƣng đáng tiếc đó không phải là hư cấu văn chương mà đó là những hiện thực cuộc sống đầy rẫy ngoài kia, thậm chí còn man rợ hơn. Ta trăn trở cùng: “Cái đêm hôm ấy đêm gì” (Phùng Gia Lộc), “Tướng về hưu” (Nguyễn Huy Thiệp),

“Mùa lá rụng trong vườn” (Ma Văn Kháng), “Thời xa vắng” (Lê Lựu), “Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), “Nỗi buồn chiến tranh” (Bảo

Ninh), “Ăn mày dĩ vãng” (Chu Lai)… Bên cạnh đó là những tiếng thơ khắc khoải trong tập “Những câu thơ viết đợi mặt trời” (Hoàng Nhuận Cầm), “Sự mất ngủ của lửa” (Nguyễn Quang Thiều). Tố Hữu - người có giọng thơ sử thi cường tráng nhất cũng chuyển dòng cảm hứng. Trong hai tập “Một tiếng đờn”, “Ta với ta”, có rất nhiều bài đƣợc viết bằng giọng điệu thế sự. Ông than thở tình người đen bạc, thay đổi khôn lường. Ông băn khoăn trước lối sống thực dụng đang tràn ngập mọi hang cùng ngõ hẻm:

“Đời đâu phải thị trường nhân phẩm Gian ác mang mặt nạ thánh hiền Tình nghĩa cũng theo thời lạnh ấm Bạc vàng đo giá trị, sang hèn?”

(Chân trời mới)

Và giữa lúc ấy, hai giọng thơ Chế Lan Viên và Xuân Diệu cũng lắng mình trong vòng cái “tôi” đầy trăn trở nhƣ Chế Lan Viên với “Hoa trên đá”,

“Ta gửi cho mình”, “Di cảo thơ” và Xuân Diệu là “Thanh ca”. Tuy nhiên, với tâm hồn của một thi sĩ đã chạm ngƣỡng mùa thu của cuộc đời, nhà thơ Chế Lan Viên và nhà thơ Xuân Diệu đã đủ đầy những chiêm nghiệm, đã cảm nhận

đủ đầy những đƣợc, những mất, bên cạnh những trăn trở, suy tƣ thầm kín của bản thể là hướng tâm hồn đến sự an nhiên với những thi hình, thi ảnh đậm minh triết Phương Đông như hình ảnh hoa sen, hình ảnh hoa đào, hoa mai, hình ảnh mùa thu, mùa đông…

Khi người ta nếm trải hết những vị ngọt- đắng của cuộc đời, người ta muốn tìm về những giá trị xƣa cũ, gần gũi mà bình dị. Giữa dòng đời xô bồ, chật chội vào một ngưỡng nào đó, nhất là khi lui về phía cuối cuộc đời, người

ta muốn trút bỏ hết danh vọng, tiền tài để giao hòa với thiên nhiên, đƣợc ùa vào lòng quê hương với những bình dị, chân chất như “đứa trẻ thơ đói lòng

gặp sữa” hôm nào, sống cuộc sống thanh nhàn, không vướng bụi đời. Đó là những khát khao của nhà thơ Chế Lan Viên sau một đời thơ, một đời người:

“Phía bên này lá sen là cuộc đời quá cũ Danh vọng, giấy tờ, bàn tủ…

Hoan hô và chửi rủa Thế mà lá sen hồ, bỗng chốc phía bên kia Bỗng chốc là mùi hương phía bên kia lá

Là ánh trăng ở trong tiếng gió

Là thì thầm ánh sao khuya Trong cỏ…

Gọi anh đi

À quên, chính là gọi anh về

Về quê…

Về cái gì như tiền thân mà anh đánh mất”

(Gió lật lá sen hồ)

Sự khát khao tìm về với minh triết phương Đông không chỉ được nhà thơ Chế Lan Viên thể hiện qua những thi hình, thi ảnh mà còn đƣợc nhà thơ thể hiện qua những cảm thức Phương Đông về tình quê và tâm thức Phương Đông: Thiên- Nhân hợp nhất. Thiên nhiên và con người luôn có những mối giao hòa và không thể tách biệt nhau. Hơn nữa, một số bài thơ mang hơi hướng của thể thơ đường luật- Thất ngôn bát cú cũng thể hiện rất rõ cảm hứng của thi nhân đời trước với những mối giao cảm cùng đất trời, hướng tâm hồn đến một tâm thế “vô vi”:

“Chỉ một ngày mai hoa sẽ đi Cành khô đem vứt dọc bờ đê Mùa xuân bất tử, em hoa nhỉ Kìa cuối vườn xa, đã hiện về”

(Xuân vĩnh viễn) Nhà thơ Xuân Diệu cũng không lạc khỏi dòng cảm hứng ấy khi bên cạnh những trăn trở, ƣu tƣ đƣợc thể hiện rất nhẹ nhàng trong tập “Thanh ca”

là những mối giao hòa, giao cảm cùng thiên nhiên để xoa dịu lòng mình. Nhà thơ cảm nhận mọi thứ bình thản, sâu lắng nhƣ một bóng đêm có màu biếc của màu trời xuân, những bông hoàng lan bé bỏng, tinh khôi tỏa hương thoang thoảng giữa trời thu vắng lặng… Đó thực sự là những xúc cảm rất gợi và đầy lãng mạn của ông Hoàng thơ tình “Làm sao sống đƣợc mà không yêu”:

“Bóng đêm biếc thở đều hơi gió mát Chung quanh ta im lặng đã buông rèm Gió mát quá, trời xuân êm bát ngát Biết lời gì nói hết được yêu em Một phút vắng chất đầy muôn nỗi nhớ Bảy hôm xa đem lại một giờ gần Mắt giữa mắt nhìn nhau vui nức nở Lòng bên lòng, chân cũng luyến bên chân…”

(Bóng đêm biếc)

3.2 T ờ ệ t u t

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ về bốn mùa của xuân diệu và chế lan viên (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)