CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng văn hoá doanh nghiệp
Bất kỳ doanh nghiệp nào trong quá trình xây dựng và hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến các nhân tố ảnh hưởng bởi chúng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Vì vậy, người lãnh đạo, nhà quản
lý phải thực sự hiểu rõ những tác động tiêu cực và tích cực của các nhân tố sau để xây dựng và đưa ra sự thay đổi cho phù hợp với doanh nghiệp của mình.
1.4.1. Nhà lãnh đạo doanh nghiệp
Nhà lãnh đạo là người đứng đầu doanh nghiệp, có trách nhiệm định hướng, quản
lý và phát triển doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo có nhiều vai trò quan trọng với doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo cần có khả năng nhìn xa, nhìn rộng, đưa ra mục tiêu và kế hoạch cho doanh nghiệp, đồng thời truyền cảm hứng cho nhân viên theo đuổi tầm nhìn đó. Điều hành, quản lý và hướng dẫn đội ngũ nhân viên thực hiện các chiến lược một cách hiệu quả và đồng bộ, đảm bảo rằng các hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện theo kế hoạch. Nhà lãnh đạo cần có khả năng thiết lập và áp dụng các chính sách, quy tắc, quy định cho doanh nghiệp, đảm bảo tính công bằng, chính trực và tuân thủ các quy định pháp luật; đại diện cho doanh nghiệp trong các vấn đề pháp lý, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của doanh nghiệp trước các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Nhà lãnh đạo cần có khả năng lãnh đạo, tạo ra một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích, động viên, đào
Thư viện ĐH Thăng Long
29 tạo và phát triển nhân tài cho doanh nghiệp. Một nhà lãnh đạo tốt là biết kiểm soát cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, đảm bảo rằng các bộ phận, phòng ban, nhóm làm việc được phân bổ, sắp xếp và liên kết hợp lý, hiệu quả cùng với đó là quản lý xung đột, giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo rằng các vấn đề không ảnh hưởng đến hoạt động và mục tiêu của doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo sẽ giúp củng cố các giá trị hình thành nên văn hóa công ty đồng thời phân chia trách nhiệm cho mọi người. Việc xây dựng một nền văn hóa công ty tích cực, lành mạnh sẽ giúp cho nhân viên trở nên đoàn kết và gắn bó với doanh nghiệp hơn, đồng thời giúp tăng lợi nhuận cho công ty.
Phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng là hết sức độc đáo, sáng tạo và chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, phong cách lãnh đạo dân chủ, tự do là “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động quản lí nhân sự của ông, giúp ông có được cơ sở vững chắc cho những quyết định mang tính bước ngoặt trong sự phát triển của tập đoàn Vingroup. Phạm Nhật Vượng là nhà lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao, tư tưởng kinh doanh lớn, năng lực lãnh đạo xuất sắc, có tầm nhìn chiến lược và phong cách lãnh đạo đặc sắc: ông rất coi trọng công tác đào tạo, là người dám nghĩ dám làm, biết quý trọng thời gian, có tính kỷ luật cao, luôn tôn trọng, lắng nghe những phản hồi của nhân viên và khách hàng.Nhờ văn hoá, phong cách, đạo đức và những kinh nghiệm mà mình tích lũy được, ông đã đưa tập đoàn Vingroup trở thành tập đoàn lớn của Việt Nam với doanh thu luôn ở mức ổn định trong những năm vừa qua.
1.4.2. Môi trường làm việc
Môi trường làm việc không chỉ bao gồm cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu công việc,
mà còn liên quan đến văn hóa nội bộ của doanh nghiệp, chế độ đãi ngộ cho nhân viên,
và quan hệ giữa lãnh đạo và cấp dưới. Một môi trường làm việc tốt thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, trong khi môi trường không tốt có thể khiến họ cảm thấy chán nản và hiệu suất công việc giảm đi. Môi trường làm việc chuyên nghiệp thu hút nhân tài
và xây dựng đội ngũ nhân viên vững mạnh. Tác động trực tiếp tới tâm lý và năng suất làm việc của nhân viên, môi trường thoải mái, nơi nhân viên có thể tự do bày tỏ quan điểm cá nhân và phát huy năng lực, giúp thúc đẩy tinh thần đoàn kết. Tạo môi trường làm việc mở, nơi nhân viên tự do bày tỏ quan điểm và phát huy năng lực. Môi trường làm việc nên minh bạch, giúp nhân viên thấy tin tưởng và tham gia tích cực.
Công ty FPT là một tập đoàn công nghệ hàng đầu tại Việt Nam, được thành lập vào ngày 13/09/1988. Môi trường làm việc tại FPT hiện đại và thân thiện. FPT chú trọng phát triển cơ sở vật chất và xây dựng các khu văn phòng theo mô hình campus như F- Ville, F-Town, FPT Complex. Điều này giúp tạo ra môi trường làm việc sáng tạo, nơi
30 nhân viên có thể phát huy tối đa khả năng của mình. Chính sách lương, thưởng và phúc lợi ở FPT vô cùng hấp dẫn. FPT cam kết đảm bảo quyền lợi của người lao động, bao gồm tham gia đầy đủ các chế độ bảo hiểm, thưởng tháng 13, thưởng theo hiệu suất kinh doanh, khám sức khỏe định kỳ và nhiều chế độ khác. FPT hướng đến việc đem lại cho mỗi thành viên điều kiện phát triển tài năng tốt nhất. Công ty cam kết xây dựng môi trường làm việc công bằng, minh bạch và không phân biệt đối xử.Với những điểm trên, FPT được xem là một trong những nơi làm việc tốt nhất trong ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam.
1.4.3. Mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiêp
Mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp là cách thức mà các cá nhân
và tổ chức liên kết, giao tiếp, hợp tác và giải quyết xung đột với nhau trong quá trình hoạt động kinh doanh. Mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp có thể bao gồm:
Mối quan hệ giữa người sáng lập, cổ đông và ban lãnh đạo: là mối quan hệ về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan đến việc thành lập, quản lý và phát triển doanh nghiệp. Mối quan hệ này được quy định bởi luật pháp và điều lệ doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên: là mối quan hệ về sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, phân công, đánh giá và khen thưởng của các cấp lãnh đạo đối với nhân viên. Mối quan hệ này được xây dựng dựa trên nguyên tắc tôn trọng, tin tưởng, giao tiếp và phối hợp.
Mối quan hệ giữa các nhân viên: là mối quan hệ về sự hỗ trợ, hợp tác, chia sẻ, giải quyết xung đột và phát triển nghề nghiệp của các nhân viên trong cùng một bộ phận hoặc giữa các bộ phận khác nhau. Mối quan hệ này được hình thành dựa trên văn hóa, giá trị và đạo đức doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các bên liên quan bên ngoài: là mối quan hệ về
sự cung cấp, tiêu thụ, hợp tác, cạnh tranh và đối thoại của doanh nghiệp với các khách hàng, nhà cung cấp, đối tác, đối thủ, chính quyền, truyền thông và cộng đồng. Mối quan
hệ này được duy trì dựa trên nguyên tắc cùng có lợi, tôn trọng lợi ích, tuân thủ pháp luật
và trách nhiệm xã hội.
Mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến văn hóa doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh, uy tín và sự bền vững của doanh nghiệp.
Do đó, việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp phát triển.
Thư viện ĐH Thăng Long
31
1.4.4. Quy trình tuyển dụng nhân sự
Quy trình tuyển dụng nhân sự là chuỗi các hoạt động được thực hiện từ việc xác định nhu cầu tuyển dụng cho vị trí còn trống, phân tích yêu cầu công việc, tìm kiếm ứng viên, sàng lọc, phỏng vấn, lựa chọn, tuyển dụng và giới thiệu nhân viên mới. Đầu tiên nhà tuyển dụng cần xác định vị trí cần tuyển dụng, số lượng, và yêu cầu tương ứng cho công việc đó. Dựa vào tình hình thực tế của doanh nghiệp, lập kế hoạch tuyển dụng chi tiết. Tiếp theo, đăng tin tuyển dụng trên các kênh truyền thông, website, và group tìm việc trên mạng. Nội dung đăng tuyển cần súc tích, đầy đủ thông tin quan trọng. Sau đó, nhận hồ sơ ứng tuyển, tổng hợp và lọc hồ sơ theo tiêu chí đã liệt kê từ trước. Đảm bảo tiêu chí về chất lượng và tiết kiệm thời gian. Tổ chức phỏng vấn, đánh giá ứng viên. Dựa vào kết quả phỏng vấn, ra quyết định tuyển dụng. Cuối cùng, sau khi chọn được ứng viên phù hợp, tiến hành giới thiệu và tuyển dụng nhân viên mới vào công ty.
Quy trình tuyển dụng trong một doanh nghiệp có ảnh hưởng đáng kể đến văn hóa
tổ chức. Một số yếu tố mà quy trình tuyển dụng có thể ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp:
Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có hình ảnh và uy tín tốt sẽ thu hút được nhiều ứng viên tài năng hơn. Người lao động thường muốn làm việc cho các công ty có danh tiếng tốt và đảm bảo cuộc sống. Xây dựng hình ảnh và thương hiệu
uy tín giúp tạo sự tin tưởng và quan tâm từ phía ứng viên.
Chuẩn bị trước khi tuyển dụng: Một kế hoạch tuyển dụng được chuẩn bị trước giúp tính toán thời gian, nguồn lực và tài chính. Công ty cần tối ưu hóa nhân sự sao cho phù hợp với kế hoạch phát triển của mình.
Văn hóa doanh nghiệp: Tuyển dụng nhân sự phải phù hợp với phong cách và văn hóa làm việc của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc thu hút, lựa chọn và duy trì nhân tài.
Đối thủ cạnh tranh: Các công ty cần hiểu rõ đối thủ đang có những đãi ngộ gì cho nhân viên, mức lương thưởng như thế nào, cách đối thủ làm tuyển dụng ra sao. Đối thủ
có chương trình quảng cáo tuyển dụng hoành tráng và chính sách đãi ngộ hấp dẫn hơn
sẽ thu hút ứng viên.
Yếu tố kinh tế và chính trị: Nền kinh tế ổn định tạo cơ hội cho phát triển kinh doanh và tuyển dụng. Khi kinh tế phát triển, việc thu hút ứng viên cũng dễ dàng hơn. Tóm lại, quy trình tuyển dụng không chỉ ảnh hưởng đến việc tìm kiếm nhân lực
mà còn tác động sâu đến văn hóa và thành công của doanh nghiệp. Quy trình tuyển dụng đúng định hướng giúp doanh nghiệp chọn được những ứng viên phù hợp với giá trị văn hóa và tầm nhìn của công ty, đồng thời giúp nhân viên gắn bó và tận tâm hơn với công việc.
32
Tóm tắt chương 1
Trong chương 1, khóa luận đã tập trung làm rõ những nội dung như: tổng quan các nghiên cứu về văn hoá doanh nghiệp trong nước và trên thế giới để từ đó đi sâu vào phân tích và làm sáng tỏ những khái niệm về Văn hoá, Văn hoá doanh nghiệp, Vai trò của văn hoá doanh nghiệp, Phân tích các cấp độ của văn hoá doanh nghiệp qua 3 cấp độ: Cấp độ 1: Những quá trình và cấu trúc hữu hình, Cấp độ 2: Những giá trị được tuyên bố, Cấp
độ 3: Các quan niệm chung, Các mô hình của văn hoá doanh nghiệp, Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp: nhân tố bên trong, nhân tố bên ngoài. Đây là cơ sở lý luận cho phân tích các chương sau của khoá luận. Dựa vào các lý thuyết trong chương
1, chương tiếp theo của khoá luận đi vào phân tích thực trạng văn hoá doanh nghiệp tại Công ty cổ phần thời trang MC Việt Nam theo 3 cấp độ của VHDN.
Thư viện ĐH Thăng Long
33