CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỜI TRANG MC VIỆT NAM
2.2. Thực trạng văn hoá doanh nghiệp tại công ty cổ phần thời trang MC Việt
2.2.3. Cấp độ thứ 3: Các quan niệm chung tại Công ty cổ phần thời trang MC Việt Nam
Nam
Cấp độ thứ 3 của VHDN là các quan niệm chung tại công ty, bao gồm: Phong cách lãnh đạo, giá trị cốt lõi của công ty. Công ty cổ phần thời trang MC Việt Nam cũng thực hiện và triển khai văn hoá doanh nghiệp cấp độ 3 qua phân tích thực trạng dưới đây.
2.2.3.1. Phong cách lãnh đạo
Văn hoá quản lý lâu nay luôn được coi là một trong những điều quan trọng ánh hưởng trực tiếp tới văn hoá doanh nghiệp của công ty. Ban lãnh đạo Công ty cổ phần thời trang MC Việt Nam không chỉ quan tâm đến kết quả hoạt động của công ty mà còn quan tâm đến tinh thần, đời sống của nhân viên, nhằm tạo cho họ sự yên tâm làm việc, tạo sự gần gũi giữ cấp lãnh đạo và công nhân viên, xoá nhoà đi khoảng cách giữa họ. Xây dựng môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ và hoà đồng giúp khơi gợi động lực làm việc và sức sáng tạo của nhân viên.
Ban lãnh đạo Công ty cổ phần thời trang MC Việt Nam luôn lắng nghe các phản hồi của nhân viên và đưa ra các biện pháp phù hợp và kịp thời. Sự cởi mở trong giao tiếp và sự nhiệt tình lắng nghe, luôn hướng dẫn cấp dưới cách chỉ đạo và làm nhân viên
nể phục của ban lãnh đạo đã thực sự hiệu quả góp phần làm nên một văn hoá doanh nghiệp bền vững như hiện nay. Ban lãnh đạo đã áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ vào công ty.
Trong việc đưa ra quyết định, ban lãnh đạo Công ty cổ phần thời trang MC Việt Nam luôn có sự trao đổi, tham mưu đến từ các phòng ban chức năng và các nhân viên chuyên trách để có thể đảm bảo tính thực tế, khả năng thực hiện của kế hoạch để đưa ra những quyết định phù hợp. Các phòng ban tiến hành họp, thảo luận về nhiệm vụ và kế hoạch, đóng góp ý kiến rồi tiến hành báo cáo với ban lãnh đạo bằng văn bản. Ban lãnh đạo công ty xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng về kế hoạch đó đảm bảo lợi ích chung của công ty.
72
Bảng 2.15. Kết quả khảo sát phong cách lãnh đạo tại Công ty cổ phần thời trang
MC Việt Nam
Tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5
(C1) Anh/chị hài lòng với phong
cách lãnh đạo của nhà quản lý 0,0% 0,0% 1,0% 18,8% 80,2%
(C2) Ban quản lý luôn lắng nghe ý
kiến của anh/chị 0,0% 0,0% 4,2% 38,5% 57,3%
(C3) Anh/chị cảm thấy cách thức
quản lý gây áp lực và khó chịu 58,3% 17,7% 2,1% 11,5% 10,4%
(C4) Anh/chị luôn được tôn trọng,
đề cao trong công ty dù làm việc ở
bất kỳ vị trí nào
0,0% 1,0% 14,6% 30,2% 54,2%
(C5) Anh/chị thường xuyên được
bồi dưỡng, củng cố nâng cao kiến
thức, tay nghề phục vụ cho công
việc
0,0 1,0 20,8 39,5 38,7
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả)
Qua khảo sát thấy được
Tiêu chí hài lòng về phong cách lãnh đạo của nhà quản lý được đánh giá rất cao. Chứng tỏ nhà quản lý đã áp dụng văn hóa doanh nghiệp trong việc quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp, đạt được sự hài lòng, yêu mến, kính ái của toàn bộ nhân viên khi có tới
77 người (tương đương 80,2%), 18 người (tương đương 18,8%), và có duy nhất 1 người (tương đương 1,0%) là đồng ý nhưng còn phân vân ,không có ý kiến đánh giá ở mức độ không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý.
Với quan điểm trong bảng hỏi đưa ra “Ban quản lý luôn lắng nghe ý kiến của anh/chị” một lần nữa thu về số phiếu hoàn toàn đồng ý rất cao 57,3% , đồng ý chiếm 38,5% , đồng ý nhưng còn phân vân chiếm 4,2% , không có phiếu không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý. Điều đ thể hiện được văn hóa doanh nghiệp của công ty được thể hiện rất rõ ngay trong cách lãnh đạo, quản lý, khiến nhân viên thực sự cảm thấy hài lòng.
Để đánh giá kỹ hơn về văn hoá và phong cách quản lý của nhà lãnh đạo thì tác giả cũng đưa ra quan điểm: “Anh/chị cảm thấy cách thức quản lý gây áp lực và khó chịu” trong bảng khảo sát. Có thể thấy, 58,3% là hoàn toàn không đồng ý, 17,7% là không đồng ý,11,5% là đồng ý, 10,4% là hoàn toàn đồng ý, 2,1% là đồng ý nhưng còn phân vân. Qua kết quả khảo sát, thì số lượng hoàn toàn không đồng ý và không đồng ý chiếm
Thư viện ĐH Thăng Long
73 khá cao, cho thấy cách quản lý không gây áp lực và khó chịu trong quá trình làm việc tại công ty.
Tiêu chí đánh giá “Anh/chị luôn được tôn trọng, đề cao trong công ty dù làm việc
ở bất kỳ vị trí nào” cũng thu về tỷ lệ tán thành cao. Có 54,2% là hoàn toàn đồng ý, 30,2%
là đồng ý, 14,6% là đồng ý nhưng còn phân vân, 1% là không đồng ý. Đa số nhân viên đều cảm thấy được tôn trọng và đề cao trong công việc. Tỷ lệ tán thành với quan điểm này cho thấy công ty có môi trường làm việc rất bình đẳng, văn minh, khuyến khích được nhân viên và tạo động lực làm việc cho nhân viên, giúp nhân viên gắn bó trung thành với công ty.
Công ty chú trọng đến việc bồi dưỡng, củng cố kiến thức ngành nghề, nâng cao trình độ cho nhân viên trong công ty. Cụ thể kết quả khảo sát cho thấy, 39,5% là đồng
ý, 38,7% là hoàn toàn đồng ý, 20,8% là đồng ý nhưng còn phân vân ý kiến: “Anh/chị thường xuyên được bồi dưỡng, củng cố nâng cao kiến thức, tay nghề phục vụ cho công việc”. Việc đào tạo bồi dưỡng cho nhân viên thường xuyên sẽ giúp nhân viên ít mắc lỗi hơn, thúc đẩy sự tự tin của nhân viên, giúp họ làm việc năng suất, hiệu quả hơn, đảm bảo được sự tuân thủ nghiêm ngặt, ngoài ra còn phát hiện được những lỗ hổng và sai sót của nhân viên trong quá trình làm việc, giúp nhân viên ngày càng xuất sắc hơn, từ đó thúc đẩy một nền VHDN tích cực. Điều này không chỉ giúp giữ khả năng làm việc năng suất của toàn công ty mà còn thể hiện cho người học thấy rằng, bạn quan tâm đến sự phát triển nghề nghiệp của mỗi cá nhân.
Kết quả khảo sát về phong cách lãnh đạo qua các tiêu chí trong bảng hỏi thu về kết quả hài lòng ở mức rất cao, đa số là ở mức 3-5. Điều đó cho thấy văn hoá của nhà lãnh đạo tại Công ty cổ phần thời trang MC Việt Nam khiến đại đa số nhân viên trong công
ty hài lòng và thực sự muốn gắn bó với công ty khi có nhà lãnh đạo luôn lắng nghe ý kiến của nhân viên, luôn tôn trọng, đề cao mọi cống hiến và thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo nâng cao kiến thức, tay nghề cho nhân viên qua các chương trình rèn luyện, phổ cập thực tế.
Lãnh đạo của Công ty cổ phần thời trang MC Việt Nam luôn quan tâm đến tinh thần, đời sống của nhân viên, luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp, từ đó tạo dựng được sự gần gũi, công bằng, khách quan trong môi trường làm việc.
2.2.3.2. Giá trị cốt lõi
Các giá trị cốt lõi là niềm tin căn bản của Công ty, đây là “linh hồn” của mỗi công
ty giúp định hướng những quyết định và hành động của công ty. Tại Công ty cổ phần thời trang MC Việt Nam thì giá trị cốt lõi cũng không phải ngoại lệ. Công ty cổ phần thời trang MC Việt Nam đưa ra giá trị cốt lõi cụ thể như sau:
74
Hình 2.23. Giá trị cốt lõi của công ty
(Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự)
Trung thành: Trung thành tuyệt đối với tổ chức là giá trị đầu tiên mà công ty muốn nhắn gửi tới nhân viên của mình. Khi làm việc ở bất cứ đâu sự trung thành luôn được đặt lên hàng đầu. Trung thành chính là giá trị cốt lõi giúp công ty có thể phát triển bền vững và lâu dài.
Tự chủ: Nhân viên phải tự chủ trong công việc của mình. Nắm bắt được tính chất, tình hình trong công việc, không dựa dẫm phụ thuộc, chờ đợi và ỷ lại vào nhân viên khác. Luôn có những sáng tạo, ý tưởng tuyệt vời để tạo ra những bứt phá trong công việc.
Trách nhiệm: Mỗi nhân viên đều có những giá trị khác nhau góp phần tạo nên một doanh nghiệp. Trong một bức tranh, mỗi nhân viên được coi là một mảnh ghép và khi thiếu một mảnh ghép thì bức tranh đó không thể nào hoàn thiện được. Chính vì vậy nhân viên phải có trách nhiệm cao trong công việc của mình. Một công ty có thể phát triển bền vững thì không thể thiếu được trách nhiệm của nhân viên trong công việc.
Thấu hiểu: Thấu hiểu ở đây là hai bên thấu hiểu cho nhau, thấu hiểu giữa nhân viên với công ty, thấu hiểu giữa nhân viên với nhân viên và thấu hiểu giữa nhân viên với khác hàng. Sự thấu hiểu là vô cùng cần thiết cho công ty. Sự thấu hiểu sẽ giúp cho đôi bên gắn kết, trân trọng nhau và tránh đi sự bất đồng, cãi vã, …
Tự hào: Tự hào ở đây chính là nhân viên cảm thấy tự hào khi là một thành viên trong đại gia đình MC Việt Nam. Công ty sẽ luôn có những đãi ngộ tốt nhất đối với nhân
Thư viện ĐH Thăng Long
75 viên để nhân viên nhận thấy rằng làm việc ở MC là một lựa chọn, là một hướng đi đúng đắn khi quyết định gia nhập vào công ty.
Bảng 2.16. Kết quả khảo sát áp dụng giá trị cốt lõi vào VHDN tại Công ty cổ phần