CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VĨ MÔ VÀ NGÀNH
3.1 Phân tích vĩ mô
3.1.2 Kinh tế Việt Nam
3.1.2.1 Ảnh hưởng của kinh tếthếgiới đến kinh tếViệt Nam
Những biến động tiêu cực của kinh tế thế giới đã tác động trực tiếp đến kinh tế Việt Nam: (1) Lạm phát trở thành nguy cơ lớn nhất đối với nền kinh tế (chỉ số giá tiêu dùng tăng 6,12%, mức tăng cao nhất so cùng kỳ ba năm trở lại đây) do nguyên nhân 'nhập khẩu lạm phát' từ thế giới, ở trong nước giá lương thực, thực phẩm tăng liên
tục vì mất mùa do tình hình thời tiết phức tạp và nhất là quá trình tăng trưởng thời gian qua của nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào việc bơm vốn. (2) Cán cân thương mại thâm hụt ở mức cao (trung bình nhập siêu mỗi tháng một tỷ USD) do giá các nguyên, nhiên liệu nhập khẩu tăng mạnh, trong khi xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, do nhu cầu tiêu dùng thế giới phục hồi chậm. Vấn đề nhập siêu đang gây áp lực lên dự trữ ngoại hối quốc gia, tác động tới tỷ giá USD/VND, đồng thời gián tiếp làm gia tăng nguy cơ lạm phát đối với nền kinh tế. (3) Hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp nhập khẩu gặp khó khăn do chi phí nhập khẩu tăng; một số ngành sản xuất đang có sự liên thông với chuỗi cung ứng toàn cầu, như ngành lắp ráp ô-tô, máy tính, điện tử... sẽ bị tác động do sự đình đốn của các hãng sản xuất Nhật Bản sau thảm họa động đất sóng thần. (4) Khủng hoảng chính trị ở Bắc Phi, Trung Ðông đã tác động đến quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước khu vực này, nhất là lĩnh vực thương mại, du lịch và xuẩt khẩu lao động. Chỉ riêng việc hơn 10.000 lao động Việt Nam từ Li-bi về nước cùng một thời điểm cũng là một bài toán đặt ra đối với thị trường lao động và việc bảo đảm an sinh xã hội ở khu vực nông thôn. (5) Thu hút đầu tư FDI, viện trợ nước ngoài ODA mặc dù chưa có tín hiệu chịu tác động rõ nét, nhưng về lâu dài sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do nhiều nước phải thực hiện các biện pháp thắt chặt chi tiêu, hạn chế đầu tư, nhất là việc Nhật Bản phải tập trung tài chính để tái thiết đất nước sau thảm họa thiên tai.
3.1.2.2 Tình hình Kinh tế Việt Nam 2011
Cùng với những thăng trầm của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã đi qua năm 2011 trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều bất lợi từ mặt bằng lãi suất ở mức cao trong khi Chính phủ thực hiện khá nhất quán chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa theo tinh thần của Nghị quyết số 11/NQ-CP. Tốc độ tăng trưởng GDP cả năm đạt 5,89% trong đó tốc độ GDP quý I đạt 5,57%, quý II 5,68%, quý III tăng lên 6,07% và quý IV là 6,2%. Mức tăng này thấp hơn so với mức tăng 6,78% của năm 2010 và thấp hơn nhiệm vụ kế hoạch (6%) nhưng trong bối cảnh diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới và trong nước, tốc độ tăng
trưởng này vẫn cao hơn một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia [14].
Trong 5,89% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 0,66% với mức tăng chung là 4%, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 2,32% với mức tăng 5,53%, và khu vực dịch vụ đóng góp 2,91% với mức tăng 6,99%.
Biểu đồ 3.1 Biến động tăng trưởng chỉ số kinh tế chung (%)
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trong năm 2011, lạm phát trung bình 12 tháng tăng 18,58% so với giai đoạn tương ứng của năm 2010 và 18,13% so với tháng 12/2010. Mức lạm phát tăng cao trong 4 tháng đầu năm lên tới mức 3,32% trong tháng 4 do sức ép từ tỷ giá, giá cả hàng hóa năng lượng và cung tiền. Từ tháng 5 trở đi, nhờ nỗ lực ổn định hóa quyết liệt của Chính phủ, CPI đã liên tục giảm tốc và xuống dưới 1% kể từ tháng 8/2011.
Tỷ giá
Tỷ giá USD/VND năm 2011 đã có nhiều biến động trong những tháng đầu năm và sau đó được duy trì khá ổn định trong suốt năm với mức điều chỉnh tăng giảm trong biên độ cho phép +/-1%. VND/USD chốt năm ở mức 20.828. Tính chung lại, đồng nội tệ vào cuối năm đã giảm giá 0,65% kể từ lần điều chỉnh tỷ giá tháng 2/2011 và giảm 10% so với đồng USD vào thời điểm đầu năm. Hơn nữa, khoảng
cách giữa tỷ giá trong hệ thống ngân hàng và trên thị trường tự do không còn chênh lệch nhiều, đặc biệt là với động thái quản lý mạnh tay của NHNN đối với thị trường ngoại hối tự do lẫn chính thức để điều hướng dòng ngoại tệ trong nước.
Việc duy trì mức tỷ giá trong năm 2011 đã được hỗ trợ bởi tình hình cán cân thanh toán tổng thể của đất nước luôn trong trạng thái thặng dư. Theo đó, nguồn ngoại tệ của hệ thống ngân hàng được giữ ổn định, không có dấu hiệu căng thẳng thanh khoản. Tuy nhiên, áp lực giảm giá đồng nội tệ vẫn còn hiện hữu trong năm 2012 khi mà thâm hụt cán cân thương mại vẫn tồn tại và khi mức lạm phát năm 2012 vẫn được dự đoán ở trên mức 2 con số [14].
Chính sách tiền tệ
Trước áp lực lạm phát tăng cao, ngay từ đầu năm, Chính phủ đã ra Nghị quyết 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Trong đó, giải pháp về chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng là giải pháp cơ bản. Theo đó, chính sách tiền tệ thắt chặt đã được thực hiện khá nhất quán trong suốt cả năm 2011.
Lãi suất
Lãi suất cho vay VND bình quân thực tế, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước trong suốt năm 2011 khá ổn định. Cụ thể, lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 17-19%/năm, lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất-kinh doanh khác khoảng 17-21%/năm, lãi suất cho vay lĩnh vực phi sản xuất khoảng 22- 25%/năm [11]. Trong khi đó, lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng cũng không có nhiều thay đổi. Mức lại suất trần đối với tiền gửi có kì hạn từ 1 tháng trở lên được áp dụng trong cả năm 2011 là 14%/năm, còn mức lãi suất trần đối với tiền gửi không kì hạn và có kì hạn dưới 1 tháng được NHNN khống chế ở mức 6%/năm. Đối với đồng USD, lãi suất huy động USD đối với cá nhân và đối với doanh nghiệp vẫn chủ yếu là 2%/năm và 0,5%/năm theo quy định của NHNN trong khi lãi suất cho vay USD phổ biến vẫn ở mức 6- 7,5%/năm đối với ngắn hạn và 7,5-8%/năm đối với trung và dài hạn.
Tăng trưởng tín dụng
Tăng trưởng tín dụng năm 2011 đạt 12%, trong khi tổng phương tiện thanh toán cũng chỉ tăng 10%, vẫn thấp hơn nhiều so với mức cho phép theo Nghị quyết số 83/NQ-CP, tương ứng là 20% và 15-16% cho cả năm. Trong mức tăng tín dụng chung 12%, trong khi tăng trưởng tín dụng đồng nội tệ là khá thấp với mức tăng 10,2% thì tăng trưởng tín dụng ngoại tệ vẫn còn khá cao với mức tăng 18,7%.
Cũng trong nỗ lực nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng ngoại tệ, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng trong năm 2011 liên tục được điều chỉnh tăng, từ mức 4% hồi đầu năm lên mức 7% từ tháng 6 và 8% từ tháng 8 đối với tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng. Đối với tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng lần lượt được điều chỉnh tăng lên mức 4% từ tháng 5 và 6% từ tháng 9 cho đến cuối năm 2011 [13] [14].
Biểu đồ 3.2 Tình hình tăng trưởng tín dụng (%)
Nguồn: Ngân hàng nhà nước
3.1.2.3 Triển vọng kinh tế 2012
Trong năm 2012, chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá được định hướng tiếp tục thắt chặt. Trong đó, tổng phương tiện thanh toán dự kiến sẽ tăng khoảng 14- 16%, tín dụng tăng trưởng khoảng 15-17%. Việc kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng thấp này, so với mức bình quân 29,4%/năm của 10 năm trước và 33%/năm của 5 năm trước, được kì vọng sẽ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô qua việc kiềm
chế lạm phát. Tiếp tục phát triển kinh tế và thực hiện theo Báo cáo về các văn kiện Đại hội XI của Đảng với mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm tới đạt 7 – 7,5%/năm và bình quân giai đoạn 2011 – 2020 đạt 7 – 8%/năm.
Dự báo về một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cho chu kỳ 5 năm tới như sau:
Bảng 3.2: Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tăng trưởng GDP (%) 5.8-6 6.8-7 7-7.2 7-7.2 7.2-7.4 7.3-7.5
Tỷ lệ lạm phát (%) 11-13 7-9 7-9 7-8 7-8 6-7
Lãi suất huy động tiền gửi (%) 11-12 8-9 8-9 8-9 8-9 7-8
Nguồn: VCBS Research