CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH BÁNH KẸO
4.2 Phân tích SWOT của BBC, HHC và KDC
B B C
- Thương hiệu Bibica luôn được người tiêu dùng tín nhiệm bình chọn đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 1997-nay. Thương hiệu Bibica được chọn là top 100 thương hiệu mạnh tại Việt Nam .
- Công ty hiện có 108 nhà phân phối và trên 40,000 điểm bán lẻ trải khắp 64 tỉnh thành , góp phần làm cho sản phẩm của Công ty đã được biết đến tiêu thụ trên phạm vi cả nước.
- Đối với nguồn nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là đường, BBC có lợi thế hơn các công ty khác trong cùng ngành vì có quan hệ mật thiết với công ty Đường Biên Hòa. Chính vì vậy, BBC nắm bắt khá kịp thời biến động ảnh hưởng tới giá đường, cũng như giảm thiểu đáng kể chi phí vận chuyển và lưu kho.
- BBC là đơn vị duy nhất trong ngành bánh kẹo được Viện Dinh Dưỡng Việt
Nam chọn làm đối tác hợp tác phát triển các sản phẩm dinh dưỡng và chức năng. Chính bởi vậy, các sản phẩm dinh dưỡng mang thương hiệu BBC được người tiêu dùng tin tưởng với chất lượng đã được đảm bảo và chứng thực.
- Hơn nữa, với sự hậu thuẫn của đối tác chiến lược, và cũng là cổ đông lớn nhất, Lotte Confectionery từ quý 2/2008, BBC nhận được nhiều sự trợ giúp của Tập đoàn này về công nghệ, về tính chuyên nghiệp trong bán hàng, tiếp thị, nghiên cứu phát triển và quản lý tài chính. Hơn nữa, BBC khá dễ dàng trong việc nhập khẩu sản phẩm của Lotte, cũng như xuất khẩu sản phẩm sang Hàn Quốc và các nước mà tập đoàn này có hệ thống kênh phân phối.
- Dòng sản phẩm chocopie ra đời đang trở thành sản phẩm mũi nhọn của BBC xuất khẩu sang hơn 15 nước trong hệ thống phân phối hiện có của Tập đoàn Lotte[17].
H H C
- Sau hơn 50 năm hoạt động và phát triển, cho đến nay, HHC đã từng bước khẳng định được thương hiệu và vị trí của mình ở thị trường nội địa.
- Khác với các công ty lớn khác trong cùng ngành như KDC và BBC, sản
phẩm bánh kẹo của HHC chủ yếu phục vụ cho đối tượng khách hàng bình dân, do đó, mức độ cạnh tranh của công ty so với các công ty khác trong cùng ngành là khá thấp.
- Dòng kẹo chew của HHC luôn giữ vị trí số 1 về công nghệ, uy tín và thương hiệu trên thị trường.
- HHC có kế hoạch di dời nhà máy tại Hà Nội và đầu tư xây dựng nhà máy
mới tại khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh. Tại nhà máy cũ, khu đất rộng 2.2 ha tại số 25 Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, HHC dự kiến sẽ xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê. Khu đất này được ví là “khu đất vàng” tại Hà Nội, kỳ vọng sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho HHC trong tương lai.
- KDC được biết đến là một doanh nghiệp dẫn đầu thị trường bánh kẹo Việt Nam với thị phần hơn 20% và tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm ổn định trên 20%.
K D C
- Công ty thường dẫn đầu thị trường về hầu hết các dòng sản phẩm, đặc biệt là dòng sản phẩm Bánh Trung Thu (chiếm đến 75% thị phần).
- KDC có lợi thế về mặt thương hiệu mạnh được người tiêu dùng tín nhiệm
với hệ thống phân phối rộng lớn, trải rộng khắp cả nước khoảng 200 đại lý, 40 cửa hàng Kinh Đô Bakery và hơn 75,000 điểm bán lẻ .
- KDC có những dự án bất động sản tiềm năng và hứa hẹn đem lại nguồn thu
lớn trong tương lai như Dự án Tân An Phước và Dự án SJC Tower.
- Việc sáp nhập giữa KDC với Kido và NKD, và Vinabico sẽ giúp cho KDC tăng thêm sức mạnh tài chính và năng lực quản trị doanh nghiệp.
- Hệ thống máy móc dây chuyền sản xuất hiện đại, hoạt động nghiên cứu phát triển mạnh, đội ngũ quản lý có kinh nghiệm, chất lượng sản phẩm đảm bảo.
4.2.2 Điểm yếu
B B C
- Do hầu hết hệ thống máy móc công nghệ của BBC đều nhập khẩu từ nước ngoài, nên công ty đang phải gánh chịu rủi ro về tỷ giá khá lớn. Việc tăng lên của tỷ giá giai đoạn vừa qua đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới chi phí khấu hao, dẫn tới tăng chi phí sản xuất và giảm lợi nhuận của của Công ty.
- Hiện nay, các sản phẩm của BBC đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các sản phẩm cùng loại và các sản phẩm thay thế như trái cây và nước trái cây.
- Hàng năm Công ty phải nhập khẩu một số nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất như bột mì, hương liệu, bột sữa... Do vậy, khi tỷ giá biến động kéo theo chi phí đầu vào thay đổi, tác động lên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
H H C
- Mặt hàng bánh qui & cracker chịu sự cạnh tranh gay gắt từ sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước.
-Chi phí nguyên vật liệu (đường, sữa bột, bột mì, và gluco) chiếm 65-70% giá thành sản phẩm, trong đó đường là nguyên liệu chiếm tới 25% tổng chi phí nguyên liệu đầu vào của các sản phẩm kẹo Hải Hà. Trong khi HHC không thể điều chỉnh ngay giá bán ra sản phẩm trong ngắn hạn, việc giá nguyên vật liệu biến động sẽ ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
K D C
- Chưa khai thác hết công suất của máy móc thiết bị, Quản lý nguyên vật liệu tồn kho chưa hiệu quả, và Phong cách quản lý kiểu gia đình vẫn còn tồn tại.
-Một số dòng sản phẩm của Công ty có sự tăng trưởng chậm lại và dần đánh mất thị phần vào tay các đối thủ khác (ví dụ như bánh mì công nghiệp...).
-Công ty còn phải đối mặt với một số rủi ro như: biến động của giá cả nguyên vật liệu đầu vào, rủi ro hàng giả, hàng kém chất lượng, rủi ro do dịch bệnh…
-Hoạt động đầu tư tài chính của Công ty khá lớn, do đó sự biến động của thị trường tài chính sẽ ảnh hưởng phần nào đến kết quả kinh doanh của Công ty.
4.2.3 Cơ hội
B B C
- Nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây tăng trưởng 7-8%/năm, điều này sẽ kích thích nhu cầu người dân cho tiêu dùng, đó sẽ là cơ hội cho BBC tăng trưởng kinh doanh.
- Cơ hội mở rộng xuất khẩu qua kênh phân phối của Lotte ở thị trường Hàn Quốc và các nước khác.
H H C
- Thị trường kẹo vẫn là thị trường tiềm năng cho HHC phát triển và mở rộng thị phần với thế mạnh là các loại kẹo Chew hương vị trái cây thơm ngon đặc biệt và kẹo xốp mềm từ công nghệ hiện đại của Đức.
- Thị trường bánh Trung Thu miền Bắc đầy tiềm năng và HHC có cơ hội chiếm lĩnh thị phần này với chất lượng và giá cả hợp lý để cạnh tranh mạnh mẽ với BBC và các công ty sản xuất bánh Trung Thu khác.
- Cơ hội gia tăng thị trường xuất khẩu với sản phẩm kẹo chất lượng nhờ chính sách khuyến khích xuất khẩu khi tham gia AFTA và WTO.
K D C
- Sau khi sát nhập Ki Do và NKD vào KDC sẽ giúp nhanh chóng mở rộng lĩnh vực kinh doanh, tăng vị thế trên thị trường.
- Kinh tế trong nước phát triển ổn định và thu nhập của người dân ngày càng tăng. Tiềm năng thị trường bánh kẹo trong nước còn lớn và nhu cầu về thực phẩm dinh dưỡng cao cấp ngày càng cao.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu khi gia nhập AFTA, WTO.
4.2.4 Nguy cơ
B B C
- Khi Việt Nam gia nhập AFTA, thuế suất thuế nhập khẩu các sản phẩm bánh kẹo sẽ giảm xuống. Giá bán các sản phẩm này do đó có thể cạnh tranh hơn, vì vậy có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
- Nguyên vật liệu nhập khẩu và đường nguyên liệu chiếm khoảng 20% giá thành các sản phẩm. Do vậy, những thay đổi trong các thông tư, nghị định liên quan đến nhập khẩu sẽ tác động trực tiếp đến giá nguyên vật liệu đầu vào.
- Sản phẩm nhập khẩu chiếm 30% thị phần (bao gồm chính thức và phi chính thức), chủ yếu từ Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Hồng Kông và Trung Quốc…
Một số sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu hiện nay các đơn vị trong nước vẫn chưa sản xuất được.
H H C
- Cạnh tranh ngày càng lớn về các sản phẩm thế mạnh kẹo từ BBC và KDC.
- Sản phẩm kẹo nhập khẩu giá thành hợp lý làm giảm thị phần của HHC trong nước.
K D C
- Sự thâm nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh mới từ nước ngoài khi gia nhập AFTA, WTO.
- Sự gia tăng đầu tư vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bánh kẹo trong nước như BBC và HHC.
- Sự di chuyển nguồn nhân lực cao cấp sang các công ty nước ngoài trong tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng cao.
- Biến động giá nguyên liệu đầu vào (chiếm 65-70% giá thành sản phẩm) - Các sản phẩm giả mạo từ các cơ sở nhỏ lẻ, gia đình hoặc các công ty kém tên tuổi và chất lượng không đảm bảo làm ảnh hưởng đến thương hiệu KDC.
- Việc đa dạng hóa đầu tư vào các lĩnh vực mới cũng là nguy cơ của KDC vì phải chia sẻ nguồn vốn trên quá nhiều lĩnh vực không tập trung vào sản phẩm chính là bánh kẹo.
- Rủi ro tỷ giá cũng là nguy cơ ảnh hưởng đến nguyên vật liệu nhập khẩu cũng như xuất khẩu ra nước ngoài của KDC