1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực trạng các cuộc kiểm toán BCTCHN trên thế giới, NCS rút ra một số bài học cho các DNKiT độc lập tại Việt Nam như sau:
Thứ nhất, xem xét trách nhiệm của KTV Tập đoàn đối với BCTCHN
Các DNKiT độc lập tại Việt Nam thực hiện cuộc kiểm toán BCTCHN tuân thủ theo VSA600 thì sẽ không được tham chiếu đến phần công việc của KTV ĐVTV trong báo cáo kiểm toán của mình. Do đó, ngay từ giai đoạn cân nhắc chấp nhận hợp đồng kiểm toán BCTCHN, KTV Tập đoàn cần phải xem xét khả năng có phải sử dụng công việc kiểm toán của KTV thuộc DNKiT khác hay không. Trong một số trường hợp bắt
buộc phải sử dụng (ví dụ vì lý do tính kinh tế hoặc công ty con mới được Tập đoàn mua về), KTV cần phải đánh giá năng lực và tính độc lập, cùng danh tiếng của KTV ĐVTV ngay từ giai đoạn trước khi ký hợp đồng kiểm toán, nhằm đảm bảo độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán, chất lượng và tính hiệu quả của cuộc kiểm toán.
Thứ hai, về mức trọng yếu
Khi xác định MTY cấp độ tổng thể cho toàn bộ BCTCHN, DNKiT nên cân nhắc đến nhu cầu của đối tượng sử dụng BCTCHN. Đối với DNNY, chỉ tiêu LNTT là chỉ tiêu được các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất, nên đây sẽ là chỉ tiêu phù hợp để xác định MTY cấp độ tổng thể. Ngoài ra việc sử dụng chỉ tiêu trong xác định MTY tổng thể còn phụ thuộc đặc điểm ngành công nghiệp của khách thể kiểm toán. Đối với ngành sản xuất thép, thì chỉ tiêu LNTT hoặc doanh thu (nếu trường hợp công ty bị lỗ) vẫn sẽ là chỉ tiêu phù hợp.
MTY thực hiện thông thường sẽ ở ngưỡng 75% MTY tổng thể, hoặc ở ngưỡng thấp hơn nếu rủi ro có SSTY cao hơn. Về MTY ĐVTV, chưa có tài liệu chi tiết nào thể hiện được kinh nghiệm quốc tế khi xác định giá trị này. Do đó, đòi hỏi các KTV cần vận dụng xét đoán trong việc xác định MTY ĐVTV phù hợp với khía cạnh quy mô tài chính và khía cạnh rủi ro của ĐVTV đó.
Ngưỡng sai sót không đáng kể do KTV Tập đoàn xác định thường là 4% - 5%
MTY tổng thể BCTCHN.
Thứ ba, về phạm vi kiểm toán
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy tỷ lệ bao phủ kiểm toán thường được tính trên các chỉ tiêu như: doanh thu, LNTT, tổng tài sản của BCTCHN; và tỷ lệ này trong thực tế cũng hiện ở mức khá cao là trên 87% - 97%, các công ty có quy mô nhỏ hơn (giá trị vốn hóa nhỏ hơn) thì tỷ lệ bao phủ kiểm toán sẽ cao hơn. Các DNKiT Việt Nam cần tham khảo các tỷ lệ thực tế này, để đảm bảo tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán thu thập, làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán về BCTCHN. Tỷ lệ này cần được KTV Tập đoàn tính toán và cân nhắc từ giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán (sau khi xác định ĐVTV quan trọng và phạm vi kiểm toán), sau đó cần xem xét lại ở giai đoạn kết thúc kiểm toán (để kết luận về tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán).
Thứ tư, về đánh giá rủi ro
Các DNKiT độc lập tại Việt Nam khi thực hiện kiểm toán BCTCHN cần áp dụng PPTCKT dựa trên rủi ro, trong đó cần tập trung tìm hiểu đặc thù HĐKD của Tập đoàn và các ĐVTV, để từ đó xác định được rủi ro đáng kể trên BCTCHN của Tập đoàn và tập trung nguồn lực kiểm toán vào các vùng có rủi ro cao. Các DN trong một ngành công nghiệp về cơ bản cũng sẽ có các rủi ro đặc thù giống nhau, các KTV Tập đoàn tại Việt Nam có thể tham khảo các rủi ro đặc thù này ở các cuộc kiểm toán
của các Tập đoàn lớn trên thế giới (ví dụ các rủi ro trên BCTCHN của các DNSX thép trên thế giới ở phần trên, bao gồm rủi ro về ghi nhận doanh thu, giá trị TSCĐ, giá trị HTK hoặc nghĩa vụ hoàn nguyên môi trường), cân nhắc phù hợp với bối cảnh khách thể kiểm toán mà mình đang thực hiện, để có các đánh giá rủi ro một cách toàn diện hơn.
Bên cạnh đó, trong lộ trình hội nhập chuẩn mực kế toán quốc tế, Việt Nam sẽ sớm áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong tương lai gần. Do đó, DNKiT độc lập tại Việt Nam nên tham khảo các vấn đề rủi ro mà các DNKiT đã nhấn mạnh trong các báo cáo kiểm toán về BCTCHN lập theo IFRS, bao gồm: rà soát sự suy giảm giá trị của TSCĐ, rà soát sự suy giảm giá trị của LTTM. Cụ thể tại Việt Nam, LTTM hiện được phân bổ trong thời hạn nhất định (thường là 10 năm), điều này cũng chưa hoàn toàn có cơ sở. Các DNSX thép trên thế giới không phân bổ giá trị của LTTM mà thực hiện rà soát sự suy giảm giá trị của LTTM. Hoặc TSCĐ theo IFRS cần đánh giá sự suy giảm giá trị theo IAS 36 nhưng tại Việt Nam chưa áp dụng nội dung này.
Trong tương lai, nếu BCTCHN lập theo IFRS thì KTV cần lưu ý về các thủ tục kiểm toán liên quan đến rà soát sự suy của các tài sản này và các vấn đề liên quan.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã nghiên cứu và hệ thống hóa các lý luận về kiểm toán BCTCHN.
Những kết quả nghiên cứu ở Chương 1 bao gồm các nội dung như sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ lý luận cơ bản về kiểm toán BCTCHN. NCS đã khái quát các khái niệm về BCTCHN, phạm vi lập BCTCHN, đặc điểm BCTCHN ảnh hưởng đến kiểm toán BCTCHN. Trên cơ sở đó, NCS giới thiệu khái quát những điểm cơ bản của cuộc kiểm toán BCTCHN, bao gồm: đối tượng kiểm toán, khách thể kiểm toán, chủ thể kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán, mục tiêu kiểm toán. Phân tích các lý thuyết cơ bản liên quan đến cuộc kiểm toán BCTCHN (lý thuyết đại diện, lý thuyết rủi ro pháp lý, lý thuyết về PPTCKT dựa trên rủi ro), và đặc điểm khách thể kiểm toán chi phối đến cuộc kiểm toán BCTCHN.
Thứ hai, NCS trình bày các bước công việc cụ thể trong quy trình kiểm toán BCTCHN, phân tích các bước công việc đặc thù khác biệt so với quy trình kiểm toán BCTC thông thường, tập trung vào các vấn đề phức tạp, thách thức nhất của cuộc kiểm toán BCTCHN, bao gồm: xem xét chấp nhận khách hàng và hợp đồng kiểm toán BCTCHN, xác định ĐVTV quan trọng, đánh giá rủi ro có SSTY, xác định MTY, sử dụng công việc của về KTV ĐVTV, thực hiện kiểm toán quy trình hợp nhất, tổng hợp kết quả kiểm toán và hình thành ý kiến kiểm toán.
Thứ ba, NCS đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về kiểm toán BCTCHN và rút ra bài học cho cuộc kiểm toán BCTCHN, trong đó có cuộc kiểm toán BCTCHN của các DNSX thép niêm yết.
Những vấn đề nghiên cứu ở Chương 1 sẽ là cơ sở lý luận quan trọng để NCS đánh giá thực trạng kiểm toán BCTCHN của các DNSX thép niêm yết ở Việt Nam do kiểm toán độc lập thực hiện và đưa ra giải pháp hoàn thiện cho các DNKiT ở Việt Nam trong những chương tiếp theo.