Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất của các doanh nghiệp sản xuất thép niêm yết ở việt nam do kiểm toán độc lập thực hiện (Trang 173 - 177)

2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THÉP NIÊM YẾT Ở VIỆT

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

Những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả các yếu tố chủ quan và khách quan, chi tiết như sau:

Thứ nhất, về phía các doanh nghiệp kiểm toán Một số DNKiT mới tham gia kiểm toán BCTCHN hoặc mới tham gia kiểm toán cho khách hàng trong lĩnh vực sản xuất thép, nên chưa xây dựng các tài liệu hướng

dẫn nội bộ trong DNKiT dành cho các cuộc kiểm toán BCTCHN nói chung và DNSX thép nói riêng. Bên cạnh đó, một số DNKiT đã kiểm toán BCTCHN DNSX thép nhiều năm nhưng tài liệu hướng dẫn còn thiếu sót, chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ và hiệu quả. Chính vì vậy, các KTV tham gia kiểm toán chưa có cơ sở, tài liệu cụ thể để nắm rõ và thực hiện đầy đủ các bước công việc, các thủ tục kiểm toán một cách đầy đủ, thích hợp. Quan sát và khảo sát thực tế cho thấy các DNKiT Non-Big 4 còn khá nhiều lúng túng trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán BCTCHN, ngay cả các DNKiT Big 4 cũng có nhiều điểm chưa thống nhất và vẫn đang thay đổi theo từng thời kỳ, nhằm ngày càng tăng cường chất lượng kiểm toán BCTCHN.

Thứ hai, về phía kiểm toán viên

Một số KTV còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán BCTCHN, hoặc kiểm toán khách hàng trong ngành công nghiệp sản xuất thép, nên dẫn đến những hiểu biết còn hạn chế về thủ tục kiểm toán, các quy định về kế toán hợp nhất, hay đặc thù ngành nghề SXKD tạo ra các rủi ro trên BCTCHN. Việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn trong DNKiT còn chưa bài bản, hệ thống, mới chỉ mang tính chất kèm cặp, hướng dẫn nhau là chủ yếu, dẫn đến các năng lực không đồng bộ giữa các KTV. Hoặc các DNKiT mới chỉ chú trọng đào tạo các kiến thức về về kiểm toán BCTC nói chung, chưa chuyên sâu về BCTCHN hoặc chuyên sâu vào ngành công nghiệp cụ thể của các đối tượng khách hàng.

Thứ ba, về phía cơ quan ban hành chuẩn mực

Hiện nay các cuộc kiểm toán BCTCHN các DNSX thép niêm yết do KTV thực hiện VSA 600 về các lưu ý khi kiểm toán BCTC Tập đoàn. Các nội dung trong chuẩn mực này được các KTV đánh giá là phức tạp, chủ yếu đưa ra quy định yêu cầu mà chưa có hướng dẫn chi tiết cụ thể. Các DNKiT Big 4 và các DNKiT hoạt động theo mô hình DN mạng lưới thực hiện theo hướng dẫn của mạng lưới và các hướng dẫn này thường được bổ sung, sửa đổi định kỳ theo phần mềm kiểm toán tập đoàn. Các DNKiT trong nước trừ DNKiT hoạt động theo mô hình DN mạng lưới như Big 4, thì đều chưa có tài liệu hướng dẫn kiểm toán tập đoàn, từ đó chưa biết thực hiện cuộc kiểm toán BCTCHN. KTV tự thực hiện theo cách hiểu của mình, dẫn đến chất lượng kiểm toán không đồng đều giữa các nhóm kiểm toán trong DNKiT nói riêng và giữa các DNKiT nói chung. Ví dụ, cách xác định MTY ĐVTV, cách xác định ĐVTV quan trọng, biện pháp xử lý đối rủi ro có SSTY …. KTV Tập đoàn phải sử dụng nhiều xét đoán khiến việc thu thập bằng chứng kiểm toán tại các ĐVTV mang nhiều tính chủ quan, thiếu sự nhất quán, nên chất lượng kiểm toán BCTCHN còn hạn chế.

Bên cạnh đó, có nội dung của VSA600 còn chưa phù hợp với ISA600 ví dụ liên quan đến xác định phạm vi kiểm toán đối với ĐVTV quan trọng do ảnh hưởng đáng kể về mặt tài chính, VSA đề cập là “kiểm toán và soát xét” trong khi không làm rõ

nội dung soát xét ở đây cần thực hiện là gì trong khi ISA600 chỉ đề cập đến phạm vi

“kiểm toán (toàn bộ)”. Đây là điểm còn bất cập ở VSA600 dẫn đến sự bối rối của DNKiT trong thực tế áp dụng.

Thứ tư, về phía hiệp hội nghề nghiệp

Giai đoạn 2020 – 2023 chưa có chương trình kiểm toán mẫu được ban hành bởi VACPA cho các cuộc kiểm toán BCTCHN Tập đoàn, nhưng các DNKiT chủ yếu dựa và VSA 600 và chương trình kiểm toán mẫu cho cuộc kiểm toán BCTC thông thường để thực hiện cuộc kiểm toán BCTCHN.

Tháng 11/2023, VACPA đã ban hành bộ tài liệu chương trình kiểm toán mẫu về kiểm toán Tập đoàn để các DNKiT có thể tham khảo. Bộ tài liệu được soạn thảo dựa trên hướng dẫn kiểm toán Tập đoàn của Viện kế toán viên công chứng Singapore, các DNKiT hoạt động theo mô hình DN mạng lưới và VSA600, là tài liệu tham khảo cho các DNKiT và các KTV về các vấn đề, các bước công việc và các giấy làm việc, HSKT cần phải lập của cuộc kiểm toán BCTCHN. Tuy nhiên bộ tài liệu mang tính hướng dẫn chung theo CMKiT, chưa đề cập đến các nội dung tham khảo theo đặc điểm các ngành công nghiệp cụ thể.

Thứ năm, về phía các DNSX thép

Một số DNSX thép niêm yết có thể chưa nhận thức đúng về giá trị của kiểm toán độc lập, coi đây là việc bắt buộc do UBCK yêu cầu nên miễn cưỡng thực hiện, do vậy một số trường hợp còn thiếu hợp tác với KTV trong việc cung cấp các chứng từ, tài liệu hay việc trả lời phỏng vấn… dẫn đến hiệu quả cuộc kiểm toán chưa cao, làm ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Bên cạnh đó, DNSX thép niêm yết chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc lập, trình bày và công bố thông tin trên BCTCHN một cách trung thực, hợp lý.

Tóm lại những hạn chế nêu trên trong các cuộc kiểm toán BCTCHN của các DNSX thép xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Nguyên nhân chủ quan từ phía DNKiT và KTV, nguyên nhân khách quan từ phía các nhà soạn thảo chuẩn mực, hiệp hội hành nghề hay từ chính các DNSX thép niêm yết. Do đó, để đạt được hiệu quả của cuộc kiểm toán BCTCHN của các DNSX thép niêm yết, đòi hỏi cải tiến và phối hợp chặt chẽ của tất cả các cá nhân và tổ chứ nêu trên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã mô tả khái quát chung các vấn đề về BCTCHN của DNSX thép niêm yết trên TTCK Việt Nam từ đó ảnh hưởng tới kiểm toán BCTCHN của các DN này. Chương 2 đã đi sâu làm rõ thực trạng kiểm toán BCTCHN của các DNSX thép niêm yết ở Việt Nam do các DNKiT độc lập thực hiện, nhấn mạnh vào các nội dung đặc trưng của cuộc kiểm toán BCTCHN, bao gồm: Đánh giá rủi ro có SSTY trên BCTCHN, Xác định MTY Tập đoàn và xác định MTY đối với ĐVTV, xác định ĐVTV quan trọng và phạm vi công việc kiểm toán, sử dụng công việc của KTV ĐVTV, rà soát công việc của KTV ĐVTV, kiểm toán quy trình hợp nhất BCTC, tổng hợp kết quả kiểm toán và hình thành ý kiến kiểm toán. Trong đó nhấn mạnh PPTCKT dựa trên rủi ro được thực hiện bởi các DNKiT độc lập. Trên cơ sở đó, chương 2 đưa ra các nhận xét, đánh giá về ưu nhược điểm trong quá trình kiểm toán và nguyên nhân của các hạn chế. Những nhận xét, đánh giá này là cơ sở đưa ra các giải pháp hoàn thiện ở chương 3.

Một phần của tài liệu kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất của các doanh nghiệp sản xuất thép niêm yết ở việt nam do kiểm toán độc lập thực hiện (Trang 173 - 177)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)