Đặc điểm BCTCHN của các doanh nghiệp sản xuất thép niêm yết chi phối đến kiểm toán

Một phần của tài liệu kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất của các doanh nghiệp sản xuất thép niêm yết ở việt nam do kiểm toán độc lập thực hiện (Trang 123 - 131)

2.1. TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THÉP NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM

2.1.3. Đặc điểm BCTCHN của các doanh nghiệp sản xuất thép niêm yết chi phối đến kiểm toán

Từ các đặc điểm của DNSX thép niêm yết ở Việt Nam như trên, kết hợp với phần lý luận Chương 1, NCS tổng hợp và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán BCTCHN mà KTV Tập đoàn cần lưu ý như sau:

a. Yếu tố cấu trúc Tập đoàn và mô hình hoạt động Tập đoàn ảnh hưởng đến rủi ro xảy ra SSTY trên BCTCHN

Thứ nhất, xu hướng hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và phát triển liên kết dọc tạo ra số lượng ĐVTV nhiều, sản phẩm đầu ra của ĐVTV này là đầu vào của các ĐVTV khác. Đặc điểm này sẽ hình thành số lượng lớn các giao dịch nội bộ giữa các đơn vị trong cùng một hệ thống bao gồm các giao dịch mua bán về HTK; TSCĐ hoặc chuyển từ HTK thành TSCĐ, cho vay nội bộ, … Khi hợp nhất BCTC cần thực hiện các bút toán loại trừ giao dịch nội bộ (doanh thu, giá vốn, phải thu, phải trả, lợi nhuận chưa thực hiện trên HTK và TSCĐ, thuế TNDN hoãn lại…).

Để sau khi loại bỏ các đoạn trung gian, số liệu trên BCTCHN sẽ chỉ còn thể hiện một

khâu duy nhất là từ nguyên liệu đầu vào sản xuất đến khâu thành phẩm bán cho bên thứ ba bên ngoài Tập đoàn.

Ngoài ra, cấu trúc Tập đoàn càng phức tạp (sở hữu đa cấp) thì số lượng giao dịch nội bộ càng lớn và chồng chéo. Nếu Tập đoàn không theo dõi và tập hợp được tất cả các giao dịch nội bộ để tiến hành loại trừ ở khâu hợp nhất BCTC, thì các con số Tài sản, Nợ phải trả trả, Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận… trên BCTCHN sẽ bị đội phồng lên.

Do đó, KTV cần lưu ý đến các bút toán loại trừ giao dịch nội bộ khi thực hiện khâu hợp nhất BCTC ở cấp độ Tập đoàn. Cần đảm bảo các bút toán này được thu thập đầy đủ và thích hợp khi lập BCTCHN.

Thứ hai, hoạt động SX thép chiếm tỷ trọng lớn nên thường các ĐVTV sản xuất thép sẽ là các ĐVTV quan trọng cần kiểm toán (xét trên khía cạnh quy mô). Tuy nhiên khi Tập đoàn có các ĐVTV hoạt động đa ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau, dẫn đến rủi ro kinh doanh khác nhau, thì KTV cần nắm được đặc điểm SXKD của ĐVTV để xác định rủi ro đáng kể có SSTY trên BCTCHN. Ví dụ, nếu Tập đoàn có ĐVTV hoạt động “thăm dò và khai thác quặng”, các hoạt động này tiềm ẩn rủi ro lớn liên quan đến môi trường, nên việc ghi nhận và phản ánh trách nhiệm môi trường của ĐVTV này thường được coi là rủi ro đáng kể có SSTY trên BCTCHN. Hoặc nếu cơ cấu Tập đoàn có ĐVTV phụ trách cung ứng vốn cho toàn Tập đoàn, hoặc ĐVTV hoạt động ở nước ngoài thì sẽ tiềm ẩn rủi ro SSTY cao.

Do đó, KTV tập đoàn, khi đánh giá ĐVTV quan trọng nhằm xác định phạm vi kiểm toán, cần xem xét đặc điểm HĐKD của các ĐVTV trong chuỗi cung cứng của Tập đoàn. Những ĐVTV hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh rủi ro cao như khai thác quặng, bất động sản, tài chính, hoặc những ĐVTV đặt ở nước ngoài nên xem xét là ĐVTV quan trọng do rủi ro. MTY đối với các ĐVTV này cũng cần ở ngưỡng thận trọng hơn so với các ĐVTV còn lại.

Thứ ba, các ĐVTV trong Tập đoàn thường có vị trí địa lý phân tán, do đặc thù sản xuất thép cần quy mô nhà xưởng rộng lớn, giảm chi phí vận chuyển đầu vào/đầu ra, tận dụng nguồn nguyên liệu, hoặc phù hợp để xử lý chất thải… Khi các ĐVTV nằm ở vị trí địa lý xa so với Văn phòng Tập đoàn sẽ đòi hỏi sự chỉ đạo, giám sát một cách sát sao hơn từ Tập đoàn nhằm giảm thiểu gian lận và sai sót nói chung và liên quan đến BCTCHN nói riêng. Các KTV tập đoàn cần lưu ý xem xét đặc thù địa lý này trong các đánh giá về tính hiệu của của KSNB cấp độ tập đoàn và KSNB áp dụng chung cho toàn Tập đoàn (bao gồm quy trình hợp nhất). Đồng thời đặc điểm này cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi thông tin và thu thập bằng chứng kiểm toán của KTV Tập đoàn đối với BCTCHN.

Thứ tư, đặc điểm của các DNSX thép niêm yết ở Việt Nam không có nhiều các giao dịch thôn tính, mua bán, mà chủ yếu là thành lập mới hoặc tái cấu trúc để thành lập mới các công ty con. Các giao dịch mua bán DN sẽ chủ yếu diễn ra khi DNSX thép niêm yết muốn hướng tới thôn tính các dự án tiềm năng về mỏ quặng sắt, than đá. Như vậy đặc điểm này cho thấy các DNSX thép cũng tương đối ổn định, góp phần làm giảm áp lực cho KTV tập đoàn dưới khía cạnh rủi ro khi chấp nhận khách hàng và hợp đồng kiểm toán BCTCHN của các DNSX thép niêm yết. Trong các trường hợp mua bán sáp nhập hoặc thoái vốn/chuyển nhượng, KTV Tập đoàn cần lưu ý quá trình này sẽ làm phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến việc xác định, ghi nhận giá trị LTTM (bất lợi thương mại), phản ánh lợi ích của cổ đông không kiểm soát cũng như việc phản ánh lãi/lỗ từ các giao dịch này trên BCTCHN.

Thứ năm, tất cả các BCTC năm của đơn vị nhận đầu tư từ 20% trở lên (là công ty con và công ty liên kết) của các DNSX thép niêm yết đều phải được kiểm toán theo luật định (Chính phủ, 2012). Do đó, tất cả các BCTC năm của đơn vị nhận đầu tư (là công ty con và công ty liên kết) của các DNSX thép niêm yết (hiện HPG, HSG, SHI là có đơn vị liên kết), đều phải được kiểm toán theo luật định, từ đó chất lượng BCTC của tất cả các ĐVTV trong Tập đoàn sẽ tốt hơn.

KTV cần thu thập thông tin đầy đủ về các khoản đầu tư của các DNSX thép niêm yết, đảm bảo thu thập đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về các khoản đầu tư từ 20% trở lên của Tập đoàn vào các công ty con, công ty liên kết.

b. Yếu tố sở hữu tư nhân ảnh hưởng đến rủi ro SSTY trên BCTCHN

Thứ nhất, sở hữu tư nhân khiến các quyết định quản lý và điều hành của Tập đoàn đối với các ĐVTV sẽ mang tính tập trung cao hơn. Ví dụ, các quyết định đầu tư vốn sẽ ít phức tạp, quy trình phê duyệt vay vốn chủ yếu thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, nên sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn. KTV Tập đoàn cần lưu ý rằng trong trường hợp này, các KSNB ở cấp độ Tập đoàn và KSNB áp dụng cho toàn tập đoàn và quy trình hợp nhất sẽ được kỳ vọng là hiệu quả hơn, từ đó ảnh hưởng đến cách tiếp cận kiểm toán mà KTV dự kiến thực hiện. Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, việc quản trị điều hành mang tính tập trung cũng sẽ tạo ra rủi ro cao hơn về việc BGĐ Tập đoàn khống chế các kiểm soát (ví dụ các quyết định không minh bạch), và khi đó KTV cần lưu ý rằng rủi ro SSTY trên BCTCHN sẽ là cao hơn.

Thứ hai, DNSX thép thuộc sở hữu tư nhân, nếu muốn huy động vốn để mở rộng HĐKD, ngoài nguồn vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng, thì cần cần đăng ký niêm yết để có thể huy động vốn lớn từ các nhà đầu tư trên TTCK. Khi lĩnh vực chứng khoán ra đời thì các DNSX thép cũng thực hiện niêm yết ngay trên sàn chứng khoán từ những giai đoạn đầu của sàn chứng khoán nhằm huy động vốn từ các nhà

đầu tư. Do đó BCTCHN sẽ là cơ sở quan trọng trong việc cung cấp thông tin làm cơ sở để ra quyết định của các nhà đầu tư.

Báo cáo kiểm toán của KTV độc lập sẽ đóng vai trò chủ chốt đảm bảo độ tin cậy của BCTCHN. Đòi hỏi các KTV Tập đoàn cần thận trọng trong từng khâu công việc, từ xem xét chấp nhận khách hàng, lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán đối với BCTCHN của các DNSX thép niêm yết.

Khi đã niêm yết, BCTCHN sẽ phải tuân thủ sự giảm sát cao hơn của UBCKNN.

Do đó, khi kiểm toán BCTCHN của các DNSX thép niêm yết, KTV cần có hiểu biết về hệ thống cơ sở pháp lý xoay quanh BCTCHN của các DN này, bao gồm hệ thống pháp luật về kế toán DN, pháp luật về chứng khoán và pháp luật về kiểm toán độc lập đối với BCTCHN.

Thứ ba, trong các tập đoàn SX thép, chủ yếu công ty mẹ niêm yết trên TTCK, các công ty con chưa niêm yết trên TTCK.

Khi công ty mẹ niêm yết trên thị trường chứng khoán thì BCTC riêng của công ty mẹ và BCTCHN sẽ được yêu cầu kiểm tra, giám sát thường xuyên thông qua công tác kiểm toán để công khai minh bạch vì lợi ích của đông đảo các nhà đầu tư. Còn các công ty con lại chưa được niêm yết, dẫn đến tính minh bạch BCTC/thông tin tài chính của các công ty con chưa cao. Do đó, khi kiểm toán BCTCHN, KTV cần lưu ý xác định phạm vi công việc kiểm toán tại các ĐVTV một cách thích hợp, nhằm đảm bảo thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, là cơ sở để đưa ra ý kiến kiểm toán về BCTCHN.

c. Đặc thù sản xuất thép tạo ra rủi ro đáng kể có SSTY trên BCTCHN của DNSX thép niêm yết

Thứ nhất, sự phức tạp trong xác định giá trị HTK

Đặc điểm hàng tồn kho (HTK) của các DNSX thép là đa dạng về chủng loại, kích thước lớn, vị trí kho bãi rộng và dài. Nguyên vật liệu quặng sắt và than đá sẽ lưu theo đống/bãi với kích thước cao và dài từ 100m đến 200m , gây khó khăn trong việc kiểm kê và quản lý, dễ xảy ra mất mát thất thoát. Ngoài ra, gang thép và thép thành phẩm là sản phẩm kim loại chịu tác động lớn của môi trường tự nhiên, bị ăn mòn kim loại làm ảnh hưởng tới tính chất hóa học, vật lý.

Do đó, KTV Tập đoàn cần lưu ý khi tham gia quá trình kiểm kê, có thể cần cân nhắc sự tham gia của chuyên gia về đo đạc hoặc chuyên gia trong ngành khi kiểm kê tại các mỏ khoáng sản và các kho thép, tôn… Ngoài ra, đối với các DN có quy trình sản xuất thép càng đầy đủ càng khép kín thì mức độ phức tạp sẽ càng cao, do đó công tác tập hợp chi phí trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến cần được lưu ý, bởi khả năng sẽ tiềm ẩn các sai phạm liên quan đến một số khoản mục, chỉ tiêu trên

BCTC của ĐVTV và từ đó ảnh hưởng đến BCTCHN bao gồm: HTK, các chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung; chi phí SXKD dở dang, giá thành sản xuất và TSCĐ, chi phí XDCB dở dang.

Thứ hai, mức dự trữ HTK lớn dẫn đến rủi ro hàng chậm luân chuyển

Giá cả các yếu tố đầu vào trong sản xuất thép như phôi thép, thép phế liệu, quặng sắt, than cốc và tỷ giá hối đoái thường xuyên biến động, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu vào của các DN, đặc biệt đối với các DN mà nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài. Hiện tại, do nguồn cung thép phế liệu, quặng sắt ở nước ta còn rất hạn chế, vì vậy khoảng 70% nhu cầu thép phế liệu và 40% nhu cầu phôi cho sản xuất thép phụ thuộc vào nguồn cung từ nhập khẩu.

Nguyên liệu chính cho sản phẩm thép tấm là thép cuộn cán nóng cũng phải nhập khẩu phần lớn.

Ngoài ra, nguồn cung than trong nước phục vụ sản xuất thép cũng còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của các DN, một số cơ sở sản xuất than cốc như Thép Hòa Phát, Khoáng sản Việt Trung thì dựa vào nguồn than mỡ nhập khẩu. Do đó, để đảm bảo cho hoạt động sản xuất được diễn ra ổn định, các DN thường dự trữ một lượng khá lớn nguyên vật liệu.

Hoạt động sản xuất phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu khiến cho HĐKD của các DN thiếu chủ động, dự trữ tồn kho đầu vào ở mức cao. Trong khi đó, thời gian vừa qua, đặc biệt là từ năm 2020 trở lại đây là những năm kinh doanh khó khăn của các DN ngành thép do ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản gặp nhiều khó khăn. Nhu cầu thép không tăng trưởng, sức tiêu thụ thấp khiến nhiều DN ngành thép có lượng HTK tăng cao.

KTV cần lưu ý rằng đặc điểm này có thể dẫn đến rủi ro về giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK thấp hơn giá gốc, dẫn đến DNSX thép cần phải trích lập dự phòng giảm giá HTK một cách phù hợp.

Thứ ba, giá trị tài sản cố định lớn dẫn đến dễ xảy ra SSTY

Đối với những đơn vị có quy trình sản xuất thép khép kín từ thượng nguồn (quặng sắt) tới các loại thép thành phẩm, phải đầu tư một lượng vốn cố định lớn dẫn đến giá trị TSCĐ trên BCTCHN sẽ chiếm một tỷ trọng trọng yếu, TSCĐ chủ yếu là máy móc và nhà xưởng. Các DN thép dài (thép xây dựng) là nhóm DN cần đầu tư mạnh vào TSCĐ, đặc biệt là đầu tư công nghệ lò luyện thép để có thể đứng vững trên thị trường. Tiêu biểu trong các DN thép dài là Thép Hòa Phát, dẫn đầu ngành với quy mô đầu tư 52.000 tỷ đồng để xây dựng khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi áp dụng công nghệ lò cao khép kín, với các thiết bị sản xuất hiện đại. Trong những năm vừa qua, Tập đoàn Hòa Phát liên tục tăng cường đầu tư vào dự án thép Hòa Phát Dung Quất - dự án chiến lược quan trọng, đảm

bảo vị thế nhà sản xuất thép hàng đầu khu vực Đông Nam Á cho công ty. Tiếp đó là Tập đoàn Hoa Sen hiện tại đã đầu tư dây chuyền mới tại Nhà máy ống thép Hoa Sen Bình Định. Với mặt hàng ống thép, Hoa Sen đang là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Hòa Phát với thị phần đứng thứ hai và tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy các DN trong ngành đang tăng đầu tư thêm máy móc, xây dựng thêm mới, mở rộng SXKD để tăng khả năng cạnh tranh, phục vụ cho mục tiêu phát triển dài hạn trong bối cạnh hội nhập sâu rộng như hiện nay.

Tuy nhiên, cũng vẫn tồn tại một số DN do trong giai đoạn ngành thép tăng trưởng mạnh, nắm bắt cơ hội thu lợi nhuận cao trong ngắn hạn, nhiều DN ồ ạt đầu tư nhà máy luyện, cán thép với công nghệ lạc hậu. Nhiều dự án đầu tư nóng vội đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề về công nghệ lạc hậu, hiệu quả kém, chi phí tài chính quá cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro và hiểm họa đổ vỡ theo dây chuyền.

Do đó, việc ghi nhận giá trị ban đầu của TSCĐ (đặc biệt là các TSCĐ có quá trình xây dựng cơ bản), chi phí khấu hao, chi phí bảo trì bảo dưỡng và sự suy giảm giá trị TSCĐ trên BCTC cần được lưu ý.

Thứ tư, giao dịch ngoại tệ và phái sinh có thể dẫn đến SSTY

Hoạt động sản xuất phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu khiến cho kết quả kinh doanh dễ bị tác động do thay đổi tỷ giá hối đoái. Do đó, một số đơn vị đã chủ động tham gia các công cụ tài chính phái sinh để đối phó với các rủi ro này. Ví dụ, Tập đoàn Hòa Phát đã tham gia các hợp đồng hoán đổi lãi suất.

Bên cạnh đó, Hòa phát cũng có 01 công ty con tại Singapore và 03 công ty con tại Australia. BCTC của các công ty con này có thể khác với đồng tiền báo cáo của BCTCHN dẫn đến việc cần phải chuyển đổi đồng tiền theo tỷ giá hối đoái phù hợp.

Các giao dịch ngoại tệ đối với các DN thép được xem là khá thường xuyên bởi lượng thép nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong kỳ. Khi đó, các rủi ro biến động tỷ giá sẽ tác động đến BCTC của các đơn vị. Ngoài ra, khi Tập đoàn có công ty con hoạt động ở nước ngoài, thì BCTC của công ty con nếu trình bày dưới đồng tiền khác với đồng tiền báo cáo của BCTCHN thì cần được chuyển đổi theo tỷ giá hối đoái phù hợp. Khi đó, việc biến động của tỷ giá ngoại tệ sẽ có ảnh hưởng đến BCTCHN.

KTV tập đoàn cần lưu ý về các giao dịch phái sinh và giao dịch liên quan đến tỷ giá như trên có thể dẫn đến SSTY trên BCTCHN.

Thứ năm, rủi ro ghi nhận thiếu nghĩa vụ trách nhiệm của doanh nghiệp với môi trường, xã hội

Ô nhiễm môi trường (không khí và nguồn nước) là một vấn đề không thể tránh khỏi khi ngành thép hoạt động. Vì vậy, sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam có thể mang lại hậu quả khó lường cho môi trường. Theo số liệu

Một phần của tài liệu kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất của các doanh nghiệp sản xuất thép niêm yết ở việt nam do kiểm toán độc lập thực hiện (Trang 123 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)