Khái quát về các doanh nghiệp sản xuất thép niêm yết ở Việt Nam

Một phần của tài liệu kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất của các doanh nghiệp sản xuất thép niêm yết ở việt nam do kiểm toán độc lập thực hiện (Trang 111 - 115)

2.1. TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THÉP NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM

2.1.1. Khái quát về các doanh nghiệp sản xuất thép niêm yết ở Việt Nam

Doanh nghiệp niêm yết (DNNY) hay công ty niêm yết được hiểu là công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán (“GDCK”) hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán. Sau khi đăng ký, cổ phiếu của công ty sẽ được giao dịch mua bán công khai trên hệ thống GDCK (Quốc hội, 2019). Khi đã trở thành công ty niêm yết, là đơn vị có lợi ích công chúng do tính chất và quy mô hoạt động nên có ảnh hưởng sâu rộng đến công chúng đầu tư. Do đó DNNY chịu sự quản lý, giám sát chặt chẽ của Nhà nước và có trách nhiệm công bố thông tin khắt khe hơn các công ty chưa niêm yết, đây được coi là hình thức phát triển cao nhất của một DN.

Luật Chứng khoán năm 2019, điều 32, quy định DNNY là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp sau đây:

+ Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ;

+ Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với UBCKNN.

So với Luật cũ (Luật Chứng khoán năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán năm 2010), thì Luật Chứng khoán 2019 có sự tăng lên trong điều kiện về vốn và mức độ phân tán cổ đông, dẫn đến số lượng DNNY đăng ký mới sẽ giảm xuống, điều này cũng thể hiện rằng Nhà nước có xu hướng siết chặt hơn trong việc quản lý các DNNY.

Các DN sản xuất thép ở Việt Nam bắt đầu tham gia niêm yết trên TTCK từ khoảng 15 năm trở lại đây, với mục đích huy động vốn trên TTCK. Tính đến 31/12/2022, có 21 DNSX thép được niêm yết trên sàn GDCK Việt Nam (trong đó 13 DN niêm yết ở HOSE, 8 DN niêm yết ở HNX), ngoài ra còn có 15 DN hiện đang có cổ phiếu giao dịch trên sàn UPCOM (Chi tiết tại Phụ lục 2.1a và Phụ lục 2.1b).

Trong cơ cấu ngành thép nói chung thì các DN niêm yết hiện đang là các DN có quy mô lớn, được đầu tư dây chuyền sản xuất thép hiện đại, sản phẩm đa dạng, đạt chất lượng cao, được thị trường ưa chuộng và chiếm thị phần trọng yếu trong lĩnh vực sản xuất thép và kinh doanh thép và các sản phẩm từ thép. Các DN SX thép niêm yết luôn xuất hiện trong top các DN dẫn đầu về thị phần các sản phẩm từ thép. Trong

đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán là HPG) hiện là Tập đoàn có quy mô lớn nhất và chiếm thị phần lớn nhất cả nước.

Cụ thể: trong thị phần thép xây dựng (bảng 2.1), Tập đoàn Hòa Phát hiện dẫn đầu với tỷ lệ 35% so với tổng thị phần các DN toàn ngành thép, Pomina 4%, Việt Đức 4%.

Bảng 2.1: Thị phần thép xây dựng tại Việt Nam 2022 và 2021

Nguồn: Báo cáo ngành thép

Trong mảng ống thép xây dựng (bảng 2.2), các DN sản xuất thép niêm yết cũng nằm trong top các đơn vị có thị phần dẫn đầu: Hòa Phát (29%), tiếp sau đó là Hoa Sen (13%), Việt Đức (6%), Nam Kim 6%.

Bảng 2.2: Thị phần ống thép tại Việt Nam năm 2022 và 2021

35.0%

11.0%

4.0%6.0%

6.0%

4.0%

5.0%

29.0%

Thị phần thép xây dựng 2022 (vòng ngoài) và 2021 (vòng trong)

Thép Hòa Phát Vnsteel Vina Kyoei Pomina Formosa Hà Tĩnh Việt Đức Posco Khác

29.00%

13.00%

6.00%

6.00%

6.00%

6.00%

34.00%

Thị phần ống thép 2022 (vòng ngoài) và 2021 (vòng trong)

Hòa Phát Hoa Sen Minh Ngọc Việt Đức TVP Nam Kim Khác

Nguồn: Báo cáo ngành thép

Trong, thị phần tôn mạ (bảng 2.3), các DN niêm yết cũng chiếm vị trí dẫn đầu gồm Hoa Sen (33.4%), Nam Kim (14.4%), Hòa Phát (8%).

Bảng 2.3: Thị phần tôn mạ tại Việt Nam năm 2022 và 2021

Nguồn: Báo cáo ngành thép

Sản xuất thép là ngành kinh tế quan trọng của đất nước, bởi đây là ngành khai thác tài nguyên của đất nước, hoặc nhập khẩu từ nước ngoài, đồng thời sản phẩm thép là đầu vào cốt lõi cho các công trình xây dựng và các ngành công nghiệp sản xuất khác (ô tô, quốc phòng…). Với tốc độ phát triển hiện tại của quy mô và vai trò của ngành thép trong nền kinh tế, các DNSX thép niêm yết được các tổ chức phân loại quốc tế và trong nước xếp thành một ngành riêng trong các danh mục đầu tư của TTCK Việt Nam. Các DNSX thép niêm yết trên sàn chứng khoán hiện không chỉ hoạt động ở phạm vi trong nước mà còn vươn ra tầm quốc tế. Ví dụ, Tập đoàn Hòa Phát, với sự đầu tư quy trình công nghệ hiện đại khép kín tại khu liên hiệp Dung Quất, công suất sản xuất đã tăng lên đáng kể, là đơn vị có sản lượng sản phẩm thép thành phẩm và phôi thép xuất khẩu lớn nhất ra thị trường thế giới (Trung Quốc, Canada, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc….).

Trong số 21 DNSX thép hiện niêm yết trên TTCK Việt Nam, có 11 DN hiện đang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và có lập BCTCHN. Các DN này có quy mô sản xuất lớn và có tỷ lệ giá trị vốn hóa lớn trên thị trường. Tổng giá trị vốn hóa của 11 DNSX thép niêm yết hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con là 70.213 tỷ (Bảng 2.4, Bảng 2.5), chiếm tỷ trọng 97% tổng giá trị vốn hóa của các DNSX thép hiện đang niêm yết trên 2 sàn chứng khoán HOSE và HNX. Đây

29%

18%

17%

9%

8%

19%

Thị phần tôn mạ 2022 (vòng ngoài) và 2021 (vòng trong)

Hoa Sen Tôn Đông Á Nam Kim TVP Hòa Phát Khác

cũng là các DN chiếm thị phần lớn nhất trong ngành thép (Ví dụ: Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim, Pomina, Đại Thiên Lộc).

Bên cạnh đó, hiện có 15 DNSX thép hiện đang giao dịch ở sàn UPCOM có 2DN hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và có lập BCTCHN. Các DN này cũng đang trong quá trình hoàn thiện và kỳ vọng sẽ niêm yết chính thức trên sàn chứng khoán trong tương lai gần.

Bảng 2.4: Số lượng các DN sản xuất thép niêm yết ở Việt Nam DN ngành thép

Loại hình kinh doanh trước khi niêm yết

Tổng Vốn hóa (tỷ

VNĐ) DN nhà

nước

DN ngoài nhà nước 1. DNNY sàn HOSE, HNX

Không lập BCTCHN 3 7 10 2.114

Lập BCTCHN - 11 11 70.213

2. DN trên sàn UPCOM

Không lập BCTCHN 7 6 13 6.830

Lập BCTCHN 2 - 2 2.565

Nguồn: tổng hợp từ Bloomberg 2022 Bảng 2.5: Các DN sản xuất thép có BCTCHN niêm yết ở Việt Nam

Sàn GDCK

Mã cổ phiếu

Công ty Vốn hóa (tỷ

VNĐ) HOSE HPG Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát 59.639

HSG Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen 3.230

NKG CTCP Thép Nam Kim 1.128

POM CTCP Thép Pomina 1.574

SMC CTCP Đầu tư & thương mại SMC 831

DTL CTCP Đại Thiên Lộc 1.561

SHA CTCP Sơn Hà Sài Gòn 160

SHI CTCP Quốc tế Sơn Hà 754

TLH CTCP Thép Tiến Lên 503

TNA CTCP Thiên nam 495

HNX VGS CTCP Ống thép Việt Đức 337

UPCOM TVN Tổng Công ty Thép Việt Nam 4.882

TIS CTCP Gang thép Thái Nguyên 1.932

Nguồn: tổng hợp từ Bloomberg 2022 Các DNSX thép ở bảng trên chính là khách thể kiểm toán trong cuộc kiểm toán BCTCHN thuộc phạm vi nghiên cứu tại luận án của NCS.

Một phần của tài liệu kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất của các doanh nghiệp sản xuất thép niêm yết ở việt nam do kiểm toán độc lập thực hiện (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)