Đặc điểm các doanh nghiệp sản xuất thép niêm yết ở Việt Nam nói chung

Một phần của tài liệu kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất của các doanh nghiệp sản xuất thép niêm yết ở việt nam do kiểm toán độc lập thực hiện (Trang 115 - 123)

2.1. TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THÉP NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM

2.1.2. Đặc điểm các doanh nghiệp sản xuất thép niêm yết ở Việt Nam nói chung

Khi tham gia niêm yết trên TTCK, các DNSX thép lớn (như Hòa Phát, Hoa Sen,…) thường có tổ chức hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, được gọi là các Tập đoàn sản xuất thép niêm yết. Xu hướng hợp nhất kinh doanh và hình thành các DN hoạt động theo mô hình CTM – CTC là xu hướng tất yếu của ngành thép ở bất kỳ quốc gia nào, các DNSX thép niêm yết ở Việt Nam cũng đang phát triển theo định hướng đó. Bằng cách hợp nhất kinh doanh, các DNSX thép có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh, giảm bớt chi phí nguyên liệu thô (đầu vào, đặc biệt là quặng sắt);

giảm chi phí phân phối và hậu cần qua việc mở rộng mạng lưới phân phối trong Tập đoàn, tăng cường sức mạnh định giá.

Trong xu thế hợp nhất, các Tập đoàn sản xuất thép niêm yết ở Việt Nam thực hiện theo hai xu hướng: hợp nhất ngang và hợp nhất dọc. Hợp nhất theo chiều ngang là sự liên kết của hai hoặc nhiều DN là các đối thủ cạnh tranh với nhau, cùng hoạt động trong ngành thép. Hợp nhất theo chiều dọc là sự hợp nhất của hai DN đang ở các giai đoạn sản xuất khác nhau - ví dụ, sản xuất thép và khai thác quặng sắt, để hình thành chuỗi khép kín đầu vào đến khâu tiêu thụ đầu ra, nhằm đạt được lợi ích lâu dài.

Hòa Phát là DN đi đầu trong xu thế hợp nhất dọc này. Dòng chi phí quan trọng nhất đối với ngành thép đó là quặng sắt và than cốc, trong đó quặng sắt là nguyên liệu chiếm 30% - 40% đầu vào của quá trình sản xuất thép theo công nghệ lò cao, lò thổi oxy. Mục đích của hợp nhất dọc là nhằm thâu tóm các đơn vị là nguồn cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất thép (ví dụ công ty khai thác quặng, than đá, hoặc công ty vận tải…), từ đó loại bỏ các chi phí trung gian trong quá trình sản xuất thép, giảm chi phí đơn vị sản phẩm và tạo ra lợi nhuận cao hơn. Cụ thể, khi Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất đi vào hoạt động, giúp Hòa Phát sản xuất thép cuộn cán nóng từ quặng sắt theo một quy trình khép kín, mang lại lợi nhuận năm 2021 cao gấp 4 lần so với năm trước (theo Báo cáo thường niên của Tập đoàn Hòa Phát năm 2021). Để tự chủ nguồn quặng sắt, trong năm 2020 và 2021, Tập đoàn Hòa Phát ngoài duy trì và phát triển các mỏ quặng trong nước (tại Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ), còn mở rộng sở hữu mỏ quặng 320 triệu tấn tại Úc, đưa DNSX thép Việt Nam vươn tầm quốc tế. Hòa Phát vẫn tiếp tục tìm mua một số mỏ sắt mới tại Úc nhằm đảm bảo ít nhất 50% nhu cầu quặng sắt trong dài hạn, tương đương 10 triệu tấn/năm. Đặc biệt, Hòa Phát mua cả đội tàu để chở quặng khai thác về Việt Nam.

Ngoài ra, các DNSX thép cũng có thể mua lại các kênh phân phối để mở rộng thị trường đầu ra, nhằm giảm thiểu chi phí lao động do có đạt được các trung tâm phân phối trong tương lai. Ví dụ, bên cạnh mảng sản xuất thép, Tập đoàn Hòa Phát và Tập đoàn Hoa Sen đều phát triển mở rộng kinh doanh lĩnh vực có sử dụng yếu tố đầu vào là thép như: bất động sản, vật liệu xây dựng, nội thất, điện máy gia dụng. Các ngành này được xem là tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho ngành công nghiệp sản xuất thép. Cụ thể, tháng 10/2021, Hòa Phát đã thành lập Tổng Công ty Điện máy gia dụng Hòa Phát, chính thức tham gia đầu tư lớn và bài bản vào ngành điện máy gia dụng.

Bước đi này nằm trong chiến lược khép kín chuỗi giá trị thép của nhà sản xuất thép lớn nhất Đông Nam Á từ hạ nguồn tới thượng nguồn, từ khai thác quặng, sản xuất phôi thép, thành phẩm thép xây dựng và thép cuộn cán nóng (HRC) - đầu vào cho ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận cao như chế biến chế tạo cơ khí, ô tô, sản phẩm gia dụng tủ lạnh, điều hòa, lò nướng, máy rửa bát. Ngoài điện máy, Hòa Phát tiếp tục mở rộng hoạt động sang lĩnh vực sản xuất container. Nguyên liệu cho sản xuất container rỗng là loại thép HRC, mác SPA-H đặc chủng, kháng thời tiết, sản phẩm của Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Tại Việt Nam, chỉ có Hòa Phát sản xuất được loại thép này.

Xu hướng phát triển DN theo mô hình hoạt động công ty mẹ - công ty con như trên sẽ là xu hướng phổ biến của các DNSX thép niêm yết nói riêng và DN ngành thép nói chung, phù hợp với lịch sử ngành thép và xu thế ngành thép trên thế giới.

Theo quá trình phát triển, số lượng các công ty con, công ty liên kết trong mỗi Tập đoàn sẽ phát triển ngày càng nhiều.

b. Cấu trúc tập đoàn phức tạp với số lượng đơn vị thành viên nhiều

Theo xu hướng phát triển của các Tập đoàn sản xuất thép niêm yết tại Việt Nam đó là sẽ liên kết theo chiều dọc, để hình thành chuỗi khép kín từ đầu vào đến khâu tiêu thụ đầu ra, do đó số lượng các công ty con, công ty liên kết trong mỗi Tập đoàn sẽ phát triển ngày càng nhiều. Theo thống kê đến tháng 12 năm 2022 (bảng 2.6), Tập đoàn Hòa Phát là đơn vị có nhiều công ty con nhất trong các DNNY, 5 CTC cấp 1, 24 CTC cấp 2, 38 CTC cấp 3, 4 CTC cấp 4, 1 CTC cấp 5. Tiếp đó là Tập đoàn Sơn Hà có cơ cấu tổ chức với 12 CTC cấp 1, 6 CTC cấp 2 và 5 công ty liên kết. Tập đoàn SMC có 11 CTC và 3 công ty liên kết. Tập đoàn Hoa Sen với 9 CTC và 1 công ty liên kết. Các Tập đoàn còn lại có từ 1 đến 5 CTC. Các con số về CTC, công ty liên kết này sẽ tiếp tục tăng khi các Tập đoàn này phát triển và mở rộng quy mô hoạt động của mình trong tương lai.

Bảng 2.6: Thống kê đặc điểm quy mô hoạt động của các đơn vị

TT Đơn vị Tổng tài sản

31.12.2022 (triệu đồng)

Vốn CSH 31.12.2022 (triệu đồng)

Số lượng công ty con

Số lượng công ty liên

kết, liên doanh

1 Tập đoàn Hòa Phát 170.335.521 96.112.939

5 CTC cấp 1, 24 CTC cấp 2, 38 CTC cấp 3, 4 CTC cấp 4, 1 CTC cấp 5

3

2 Tập đoàn Hoa Sen 17.025.411 10.883.569 9 1

3 Tập đoàn Nam Kim 13.406.760 5.319.650 4 -

4 CTCP Thép Pomina 14.985.379 3.692.920 1 -

5 Công ty CP Đầu tư & TM SMC 8.329.093 1.723.068 11 3

6 Đại Thiên Lộc 2.368.609 911.641 2 -

7 Sơn Hà Sài Gòn 1.020.650 400.966 1 -

8 Công ty CP Quốc tế Sơn Hà 7.330.796 1.960.441 12 CTC cấp 1

6 CTC cấp 2 5

9 Thép Tiến Lên 4.199.993 1.910.736 5 -

10 Thiên Nam 2.669.702 579.575 1 -

11 Ống thép Việt Đức 2.164.904 926.598 1 -

Nguồn: BCTCHN 31.12.2022 của các DN

Trong quá trình phát triển, các hoạt động tái cấu trúc, mua bán, sáp nhập, chia tách và cổ phần hóa sẽ phát sinh tại các đơn vị. Điều này dẫn đến việc: (i) hình thành mới hoặc mất đi các công ty con, công ty liên kết và (ii) thay đổi tỷ lệ vốn góp, dẫn đế tình huống công ty mẹ mất quyền kiểm soát, chỉ còn ảnh hưởng đáng kể, ảnh hưởng không đáng kể và ngược lại.

Ví dụ, trong năm 2020 và 2021, HPG có khá nhiều hoạt động tái cấu trúc lại Tập đoàn, bao gồm: thành lập mới các công ty con cấp 1. Sau đó các công ty con cấp 1 mới thành lập này nhận chuyển nhượng các công ty con cấp thấp hơn từ công ty mẹ và chuyển nhượng nội bộ giữa các công ty con này với nhau trong năm 2021. Ngoài ra Tập đoàn cũng thành lập mới một số công ty con cấp 2, cấp 3 và mua mới công ty con cấp 5. Trong năm 2021, Tập đoàn cũng bán một số công ty con (cấp 1, cấp 2, cấp 3). Mục đích của quá trình này là hướng tới mục tiêu tái cơ cấu mô hình hoạt động với việc thoái vốn khỏi lĩnh vực nội thất, thành lập các Tổng công ty phụ trách từng lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn (5 lĩnh vực chính gồm Gang thép – Sản phẩm Thép – Nông nghiệp – Bất động sản – Điện máy gia dụng).

Trong mô hình hoạt động của các Tập đoàn sản xuất thép niêm yết, thường sẽ có một công ty mẹ, thường được gọi là “Văn phòng Tập đoàn”. Tất cả các Công ty mẹ được thành lập và hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, ví dụ Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (sơ đồ 2.1), Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, thực hiện niêm yết cổ phiếu trên TTCK.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Tập đoàn Hòa Phát

Đặc thù các Tập đoàn sản xuất thép, nếu muốn thu được lợi nhuận cao thì cần có quy trình sản xuất khép kín với công nghệ hiện đại và chủ yếu tự động hóa (hiện nay mới chỉ có Hòa Phát có quy trình sản xuất tích hợp đầy đủ từ khâu khai thác quặng, tinh luyện quặng, luyện phôi, cán thép, phân phối và chế biến các sản phẩm từ thép). Điều này sẽ tạo ra giá trị gia tăng cao và tăng khả năng cạnh tranh do tận dụng được khâu cung ứng nguyên liệu giá rẻ. Nhưng lại đòi hỏi sự đầu tư lớn về vốn, thời gian thu hồi vốn chậm. Do đó các Tập đoàn sản xuất thép lớn sẽ cần nguồn lực tài chính lớn, nguồn vốn vay lớn. Chủ yếu công ty mẹ đóng vai trò “holding”, sẽ đứng ra thu xếp nguồn vốn cho toàn bộ các ĐVTV trong Tập đoàn (bao gồm: đi vay, cho vay, điều tiết vốn…) và có thể sẽ phải thường xuyên tư vấn tái cơ cấu các đơn vị trong Tập đoàn.

c. Sản xuất thép vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhưng xu hướng phát triển hoạt động kinh doanh đa ngành nghề

Có thể thấy rằng các Tập đoàn sản xuất thép niêm yết ở Việt Nam nói chung có đặc thù là hướng tới phát triển thành chuỗi khép kín, bao gồm các đơn vị hoạt động từ khâu sản xuất đến khâu thương mại. Trong quá trình phát triển và mở rộng quy mô hoạt động, các Tập đoàn xu hướng đầu tư mở rộng vào nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau, nhưng hiện tại lĩnh vực sản xuất thép và các sản phẩm từ thép vẫn là lĩnh vực cốt lõi của các DN này.

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban Tổng Giám Đốc

Công ty con

 TCT Gang Thép

 TCT Sản phẩm Thép

 TCT Nông Nghiệp

 TCT Bất Động Sản

 TCT Điện Máy Gia Dụng

Văn phòng tập đoàn

1. Ban Tài chính 2. Ban Công nghệ 3. Ban Pháp Chế 4. Ban Truyền Thông 5. Ban Nhân sự 6. Ban Đối ngoại Ban kiểm soát

Ban kiểm toán nội bộ

Ví dụ, Tập đoàn Hòa Phát có sản xuất và kinh doanh trong các lĩnh vực (sơ đồ 2.2): sản xuất và kinh doanh thép, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp (chăn nuôi gia súc, gia cầm, thức ăn…), kinh doanh bất động sản, mảng sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghiệp khác (nội thất, điện lạnh, sản phẩm xây dựng), nhưng lĩnh vực sản xuất thép vẫn đang chiếm 72% doanh thu, 78% lợi nhuận sau thuế (bảng 2.7). Tương tự như vậy, Tập đoàn Tôn Hoa Sen sản xuất và kinh doanh trong các lĩnh vực: sản xuất ống thép và tôn mạ, vật liệu xây dựng và vận tải, kinh doanh bất động sản.

Sơ đồ 2.2: Hệ thống kinh doanh đa ngành của Tập đoàn Hòa Phát

Bảng 2.7: Tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận theo lĩnh vực hoạt động của Tập

đoàn Hòa Phát

Gang thép

(thép xây dựng, thép cuộn

cán nóng

Sản phẩm thép (ống thép, tôn mạ, ...)

Bất động sản

(khu công nghiệp, chung

cư) Nông nghiệp

(chăn nuôi) Điện máy gia dụng (điều hòa, tủ lạnh, máy

lọc nước)

[Nguồn: Báo cáo thường niên Tập đoàn Hòa Phát năm 2022]

Đặc điểm hoạt động của các Tập đoàn sản xuất thép niêm yết tại Việt Nam có bao gồm:

- Cùng hoạt động trong lĩnh vực thép theo kiểu chuỗi liên hoàn, trong đó, sản phẩm của công ty này là đầu vào của các công ty khác. Ví dụ, đầu vào cho các công ty sản xuất thép xây dựng đó là các DN khai thác quặng, than, khoáng sản và các DN vệ tinh khác như DN thương mại để nhập khẩu các đầu vào ngoài thép, hoặc các DN vận tải chuyên làm nhiệm vụ chuyên chở….

- Kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau nhưng có sử dụng sản phẩm của các DNSX thép. Ví dụ, các sản phẩm thép xây dựng sẽ là đầu vào cho các sản phẩm khác như: ống thép, tôn mạ. hoặc là đầu vào cho các DN bất động sản.

- Ngoài ra, trong chuỗi các công ty con trong Tập đoàn, còn nhiều công ty được hình thành ở các mảng khác (ví dụ, xuất nhập khẩu, thương mại, tài chính…) để thực hiện các khâu kết nối trong chuỗi này, đảm bảo khâu sản xuất – lưu thông – tiêu thụ đến các đối tượng kinh doanh hoặc cho các đối tượng tiêu dùng cuối cùng, nhằm mục đích tối ưu hóa lợi nhuận cả Tập đoàn.

d. Các Tập đoàn thép niêm yết đều thuộc sở hữu tư nhân, công ty mẹ niêm yết trên TTCK

Trong các Tập đoàn sản xuất thép hiện đang niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX thì chỉ có duy nhất Công ty kim khí miền Trung là có một phần VCSH là của nhà nước (tỷ lệ vốn nhà nước là 38%) nhưng cũng không phải là DNNN, 10 DN còn lại đều là thuộc sở hữu tư nhân, không có DN có vốn đầu tư của nước ngoài. Điều này cho thấy sự tạo điều kiện của Chính phủ đối với các DN tư nhân trong lĩnh vực sản xuất thép. Các Tập đoàn sản xuất thép niêm yết đại diện cho sự lớn mạnh của khối DN tư nhân, khẳng định được rõ chất lượng sản phẩm và tự tin trong việc công khai minh bạch thông tin tài chính, nhằm huy động dòng vốn đầu tư lớn từ các nhà đầu tư trên thị trường. Nếu so với khối DN nhà nước, thì các Tập đoàn kinh tế tư nhân được đánh giá là hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) đạt hiệu quả khá cao với mô hình ổn định và phát triển, điều này cũng phù hợp với xu hướng của quốc tế (Nguyễn Khương, 2012).

Các Tập đoàn sản xuất thép niêm yết này đều hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, có cổ phiếu của công ty mẹ được niêm yết HOSE và HNX. Trong quá trình hoạt động SXKD, các DN sẽ phải tuân thủ và chịu sự điều chỉnh theo các quy định của pháp luật đối với một DN nói chung (Luật Doanh nghiệp) và DNNY (Luật Chứng khoán) nói riêng. Theo đó, chủ yếu các Tập đoàn sản xuất thép niêm yết sẽ chịu sự

kiểm tra, giám sát của UBCKNN, chưa có nhiều áp lực từ các cơ chế pháp lý của chính phủ, ít phải chịu sự kiểm tra của nhà nước, kiểm toán nhà nước.

Hiện tại các Tập đoàn sản xuất thép niêm yết mới chỉ xuất hiện cổ phiếu niêm yết của công ty mẹ, chưa có Tập đoàn nào có công ty con niêm yết.

e. Đặc thù hoạt động sản xuất thép

Quy trình sản xuất thép của các DN thường bao gồm các giai đoạn cơ bản, như sơ đồ 2.3 sau:

Sơ đồ 2.3: Quy trình sản xuất thép của các DNSX thép tại Việt Nam

(Nguồn: https://www.researchgate.net/figure/1-Steel-SupplyChain_fig1_280385583)

Các phương pháp luyện thép có thể được chia thành luyện thép bằng lò cao (BOF) và luyện thép bằng lò điện (EAF). Nguyên liệu chính để luyện thép lò cao là quặng sắt và than cốc. Nguyên liệu chính của luyện thép lò điện là thép vụn.

Quy trình sản xuất thép của các DN tại Việt Nam bao gồm công đoạn, cụ thể bao gồm 4 công đoạn chính là: (1) xử lý quặng, (2) tạo dòng thép nóng chảy, (3) đúc tiếp liệu và (4) cán thép; tuy nhiên, với riêng sản xuất thép dẹt sẽ có thêm công đoạn (5) gia công sau cán nhằm tạo ra các sản phẩm cho từng mục đích sử dụng. Hiện nay, trong số các DN ngành thép niêm yết ở Việt Nam chỉ có Thép Hòa Phát có quy trình sản xuất tích hợp đầy đủ từ khâu khai thác quặng, tinh luyện quặng, luyện phôi, cán thép, phân phối và chế biến các sản phẩm từ thép. Các DN như Thép Việt Ý, Thép Pomina có quy trình tích hợp dọc thông qua khâu luyện phôi thép từ thép phế liệu

Quặng sắt Gang

Than đá

Sắt hoàn nguyên trực tiếp

Lò cao BOF

Lò điện quang EAF

Thép thành phẩm

Thép dẹt, thép dài

Thép cuộn

Thép ống

Thép tấm

Ngành xây dựng

Ngành công nghiệp ô tô

Ngành đường sắt

Ngành đóng tàu

Ngành hóa chất và sơn

Ngành khác

đến cán thép. Các DN tập trung ở khâu gia công chủ yếu là do khó khăn về vốn, vì một nhà máy thép đi từ sản xuất quặng sắt đến cán thép đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, thời gian thu hồi vốn chậm. Nếu có thể khép kín được quy trình sản xuất thép từ khâu khai thác quặng, thì quá trình sản xuất mới tạo ra được giá trị gia tăng tối đa.

Theo đó, đặc điểm hoạt động SXKD của các Tập đoàn sản xuất thép niêm yết ở Việt Nam bao gồm:

Thứ nhất, đầu vào chính là quặng sắt, các mỏ quặng sắt thường có vị trí địa lý ở xa. Do đó, để thuận tiện cho quá trình sản xuất thì nhà máy thép thường được đặt ở nơi:

+ gần nguồn có nguyên vật liệu đầu vào (địa phương có mỏ quặng, than đá);

+ gần các cửa khẩu/ cảng biển để thuận tiện và giảm chi phí vận tải cho việc nhập khẩu nguyên vật liệu (quặng sắt, than đá, sắt thép vụn …) hoặc xuất khẩu thành phẩm;

+ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, hoặc gần các công trình dự án đầu tư lớn giảm chi phí vận tải cho thành phẩm đầu ra;

+ ở gần ven biển để nhằm thuận tiện cho việc xử lý chất thải sản xuất.

Do đó, các Tập đoàn sản xuất thép có thể có địa bàn kinh doanh rộng khắp cả nước, trong đó nhà máy sản xuất chính sẽ thường nằm ở các khu vực địa lý ở xa.

Thứ hai, quy trình sản xuất thép hiện đại để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, tạo dựng thương hiệu và uy tín trên thị trường trong nước, hướng tới tăng cường xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Điều này là rất quan trọng đối với các Tập đoàn sản xuất thép, đặc biệt là các Tập đoàn niêm yết. Các Tập đoàn thép niêm yết trong những năm gần đây đều đẩy mạnh tăng cường hợp tác quốc tế (Sáng kiến thép ASEAN- Nhật Bản, SEAISI, CISA, KOSA, TISA, JISIF, WSA, Steel Committee of OECD…) và hợp tác trong nước (VSA-VFMSTA, VSAHUST…) để nghiên cứu, cập nhật, ứng dụng BAT và các công nghệ mới nhất cho ngành thép.

Thứ ba, các Tập đoàn ngành thép cũng cần lượng vốn lớn để đầu tư vào các công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu của thị trường đầu ra, ví dụ, đầu tư Lò cao BOF để luyện thép, công nghệ khử sắt trực tiếp, sản xuất EAF, phun oxy – than và các công nghệ thử nghiệm như điện phân ô xít nóng chảy và nấu chảy hiđrô để giúp tiết kiệm chi phí hơn các phương pháp sản xuất hiện tại của các DNSX thép. Mục tiêu dài hạn của ngành thép là tối ưu hóa công nghệ, tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ giảm phát thải các bon (phát điện nhiệt dư, dập khô cốc, đúc cán liên tục…). Để thực hiện được điều đó, các Tập đoàn này thường cần sử dụng đòn bẩy tài chính lớn, nhằm huy động đủ vốn để phục vụ cho quá trình đầu tư vào quy trình sản xuất.

Một phần của tài liệu kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất của các doanh nghiệp sản xuất thép niêm yết ở việt nam do kiểm toán độc lập thực hiện (Trang 115 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)