BÀI 10: TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT
V. ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG TIM MẠCH
Hoạt động tim mạch được điều hòa qua 2 cơ chế: cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch - Cơ chế thần kinh thực hiện theo các phản xạ
- Cơ chế thể dịch thực hiện nhờ các hooc môn
Câu hỏi: Giả sử khi huyết áp giảm xuống, cơ chế điều hòa làm tăng huyết áp diễn ra
như thế nào?
Dựa vào hình dưới hãy giải thích cơ chế điều hòa tim mạch theo trình tự diễn biến các bước bướcTên Đặc điểm
1
Huyết áp giảm tác động lên thụ thể hóa học và thụ thể áp lực (ở xoang động mạch cảnh và gốc cung ĐM chủ)
2 Tín hiệu được gửi tới trung khu điều hòa tim mạch ở hành não làm tăng tần số xung thần
LUYỆN TẬP
LUYỆN TẬP
kinh trên dây giao cảm.
3
- Xung thần kinh tác động lên cơ tim làm tim đập nhanh, các mạch nhỏ co lại.
- Xung thần kinh cũng có thể được truyền tới tuyến trên thận theo dây giao cảm
4
- Tuyến trên thận tăng tiết adrenalin và noradrenalin vào máu.
- Hai hormone này làm tim đập nhanh, mạnh và các mạch máu nhỏ co lại -> huyết áp tăng lên.
VI. ỨNG DỤNG 1. Lợi ích của việc luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên đối với hệ tuần hoàn?
1.1. Đối với tim:
- Cơ tim phát triển, thành tim dày, buồng tim dãn rộng hơn và co mạnh hơn, dẫn đến tăng thể tích tâm thu, cả khi đang nghỉ ngơi và khi luyện tập.
- Nhịp tim khi nghỉ ngơi giảm (do thể tích tâm thu tăng) nhưng lưu lượng tim vẫn giữ nguyên.
- Khi lao động nặng, lưu lượng tim của người luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên cao hơn so với người ít vận động.
1.2. Đối với mạch máu và máu:
- Mạch máu bền hơn và tăng khả năng đàn hồi, nhờ đó tăng lưu lượng máu khi lao động nặng
- Tăng thêm mao mạch ở cơ xương, nhờ đó tăng khả năng điều chỉnh huyết áp - Tăng thể tích máu, tăng số lượng hồng cầu, nhờ đó tăng khả năng cung cấp O2
2. Tác hại của việc lạm dụng rượu bia đối với tim mạch và sức khỏe là gì?
- Tim đập nhanh, mạnh dẫn đến huyết áp tăng cao - Huyết áp cao kéo dài gây suy yếu cơ tim, rối loạn nhịp tim, tổn thương mạch máu, xuất huyết não,...
- Trì trệ hoạt động thần kinh, não mất đi sự linh hoạt vốn có - Không làm chủ được bản thân, dễ nổi nóng, có những hành động không nghĩ đến hậu quả
- Các động tác thiếu chính xác,...
3. Nguyên nhân gây các bệnh về hệ tuần hoàn là gì?
- Do di truyền, bẩm sinh (bệnh hở, hẹp van tim,...) - Do lối sống (xơ vữa mạch máu do ăn quá nhiều chất béo,...)
Câu hỏi 1: Tại sao máu ở tĩnh mạch phổi có nồng độ O2 cao hơn so với máu ở tĩnh mạch chủ?
TL: Máu ở tĩnh mạch phổi có nồng độ O2 cao hơn so với máu ở tĩnh mạch chủ. Bởi vì tĩnh mạch phổi là dòng máu đi từ mao mạch phổi về tim, tại tĩnh mạch phổi, máu vừa được nhận khí O2 và thải khí CO2 nên dòng máu đang có nồng độ O2 cao hơn. Còn ở tĩnh mạch chủ là dòng máu đi từ các cơ quan về tim, tại đây, nồng độ O2 đã được các cơ quan sử dụng và thải khí CO2, nên ở tĩnh mạch chủ có nồng độ O2 thấp hơn.
Câu hỏi 2: Bảng dưới đây cho thấy nhịp tim của một số động vật:
Động vật Nhịp tim/phút
Voi Trâu Lợn Mèo Chuột
25 - 40 40 - 50 60 - 90 110 - 130 720 - 780
Cho nhận xét về mối liên quan giữa nhịp tim và kích thước cơ thể động vật. Tại sao nhịp tim lại khác nhau ở các loài động vật?
TL: Quan sát Bảng ta thấy: những loài động vật có khối lượng càng lớn thì nhịp tim càng
chậm (hay nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể).
Sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật này do: những loài động vật có kích thước càng nhỏ thì tốc độ trao đổi chất và năng lượng càng nhanh do đó nhu cầu oxy cao và ngược lại.
VẬN DỤNG- NHIỆM VỤ VỀ NHÀ
1.1. Yêu cầu cần đạt
- Thực hành đo được huyết áp ở người và nhận biết được trạng thái sức khoẻ từ kết quả đo;
đếm được nhịp tim của người ở các trạng thái hoạt động khác nhau và giải thích kết quả.
- Mổ được tim ếch và tìm hiểu tính tự động của tim; tìm hiểu được vai trò của dây thần kinh giao cảm, đối giao cảm; tìm hiểu được tác động của adrenalin đến hoạt động của tim.
1.2. Chuẩn bị
- Dụng cụ, thiết bị: Đồng hồ bấm giây, huyết áp kế điện tử, dụng cụ mổ (kéo, dao mồ, panh, kim chọc tuỷ), khay mồ, kim găm ếch, bông thấm nước, móc thuỷ tinh, chỉ, máy kích thích điện, nguồn điện 6V, cốc thuỷ tính 250 mL.
- Hoá chất: Dung dịch sinh lí cho động vật biến nhiệt và dung dịch sinh lí có adrenalin nồng độ 1/50 000 hoặc 1/100 000.
- Mẫu vật: Ếch.
1.3. Cách tiến hành
1.3.1. Thực hành đếm nhịp tim
- Bước 1: Đếm nhịp tim (thông qua bắt mạch đập ở cổ tay) khi đang nghỉ ngơi: Tay để ngửa,
ấn ba ngón tay (ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út) vào rãnh quay cổ tay, ấn mạnh dần cho đến khi cảm nhận rõ mạch đập ở đầu ngón tay. Nhìn đồng hồ và đếm số mạch đập trong 1 phút. Ghi lại số liệu đếm được.
- Bước 2: Đếm nhịp tim ngay sau khi chạy nhanh tại chỗ 2 phút hoặc chống hai tay xuống
ghế và nâng hạ cơ thể vài chục lần. Cách đếm nhịp tìm như khi đang nghỉ ngơi. Ghi lại số
liệu đếm được.
Hình 1. Bắt mạch cổ tay
1.3.2. Thực hành đo huyết áp
- Sử dụng huyết áp kế điện tử để đo huyết áp.
- Bước 1:
+ Người được đo ngồi trên ghế và để tay duỗi trên mặt bàn sao cho cánh tay ngang với vị trí
của tim và kéo tayáo lên sát nách.
+ Quấn bọc cao su của huyết áp kế quanh cánh tay, phía trên khuỷu tay khoảng 1 cm.