1. Hình mô tả và đặc điểm
Hình thức phát triển Không qua
biến thái Biến thái
hoàntoàn
Biến thái không hoàn toàn
3.
Phát triển ở vịt
☐ ☐ ☐
4.
Phát triển ở châu chấu
☐ ☐ ☐
5.
Phát triển ở ếch
☒ ☐ ☐
6.
- Con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và
sinh lí gần giống với con trưởng thành;
- Con non phát triển thành con trưởng thành
không trải qua giai đoạn lột xác.
☐ ☐ ☐
7.
- Ấu trùng (sâu ở côn trùng, nòng nọc ở ếch nhái) có hình dạng và cấu tạo rất khác với
con trưởng thành
- Ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác và qua giai đoạn trung gian (giai đoạn nhộng ở côn trùng) biến đổi thành con trưởng thành.
☐ ☐ ☐
8. - Ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí gần ☐ ☐ ☐
giống với con trưởng thành.
- Ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác để trở thành con trưởng thành.
III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
1. Các yếu tố bên trong
a) Di truyền
- Sinh trưởng và phát triển của mỗi loài, mỗi cá thể động vật trước tiên do yếu tố di truyền quyết định.
- Người ta đã phát hiện hệ thống gene chịu trách nhiệm điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật
b) Hormone
- Động vật có xương sống có nhiều hormone ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển.
- Tuy nhiên, bốn loại hormone được coi là ảnh hưởng mạnh nhất đến sinh trưởng và phát triển là hormone sinh trưởng (GH), thyroxine, testosterone và estrogen (H 224).
2. Các yếu tố bên ngoài
- Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố trong môi trường sống như thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng, điều kiện vệ sinh,...
- Động vật sống trong nước còn chịu sự ảnh hưởng của pH, mức độ ô nhiễm của nước,
a) Thức ăn
- Thức ăn là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất lên quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật và người. Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn đều cần cho sinh trưởng và phát triển của động vật và người. Chỉ cần thiếu hoặc không đủ số lượng một loại chất dinh dưỡng thì
động vật non, trẻ em sẽ chậm lớn và có thể phát triển không binh thường.
- Ví dụ: Thiếu vitamin D gây ra bệnh còi xương và chậm lớn ở trẻ.
b) Nhiệt độ
- Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp, Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật, đặc biệt là động vật biến nhiệt.
- Ví dụ: Cả rô phi sinh trưởng và phát triển tốt
c) Ánh sáng
Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật qua nhiều cách khác nhau.
Nhiệm vụ: Bảng dưới mô tả các loại Hormone ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở người. Hãy quan sát và hoàn thành các nhiệm vụ trong bảng.
TT Tên
hoocmôn
Nơi tổng hợp Chức năng chính
1
2
3
4
IV. TUỔI DẬY THÌ
Một số nghiên cứu của Việt Nam và thế giới cho thấy giai đoạn dậy thì thường kéo dài khoảng 5 năm, nữ dậy thì sớm hơn nam.
Dậy thì chủ yếu là do tác động của tăng testosterone ở nam và tăng estrogen ở nữ ở thời kì dậy thì, nam và nữ có những thay đổi rõ rệt về thể chất và tâm sinh lí .
Giai đoạn dậy thì đưa đến nhiều lợi ích như tăng sức mạnh thể chất, tăng năng lực trí tuệ, phát triển tính độc lập và nhân cách, nhưng cũng có nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, mang thai ngoài ý muốn và mắc các tệ nạn xã hội.
V. ỨNG DỤNG HIỂU BIẾT VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN VÀO THỰC TIỄN CUỘC SỐNG
Các biện pháp tác động lên tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật bao gồm:
- Xây dựng chế độ ăn thích hợp.
- Chọn giống nhanh sinh trưởng.
- Cải tạo môi trường sống và xác định giai đoạn dễ bị tổn thương.
Ví dụ về các biện pháp tiêu diệt gây hại bao gồm thả ong mắt đỏ và cá diệt muỗi.
1.
Biến thái là sự thay đổi A. đột ngột về hình thái của động vật sau khi được sinh ra hoặc nở ra từ trứng.
B. đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi được sinh ra hoặc nở ra từ trứng.
C. đột ngột về hình thái và cấu tạo của động vật sau khi được sinh ra hoặc nở ra từ trứng.
D. đột ngột về cấu tạo của động vật sau khi được sinh ra hoặc nở ra từ trứng.
2.
Phát triển không qua biến thái có đặc điểm là A. con non sinh ra giống con trưởng thành.
B. gặp ở đa số động vật không xương sống.
C. phải trải qua quá trình lột xác.
D. con non sinh ra khác con trưởng thành.
3.
Phát triển qua biến thái có đặc điểm là A. con non sinh ra giống con trưởng thành.
B. gặp ở đa số động vật có xương sống.
C. không phải trải qua quá trình lột xác.
D. con non sinh ra khác con trưởng thành.
4. Hãy cho biết kiểu phát triển của các loài động vật ở hình dưới, dựa vào đâu để biết
kiểu phát triển đó?
a) Kiếu phát triển của cua……….
b) Kiếu phát triển của rúa……….
c) Kiếu phát triển của ruồi nhà……….
5.
Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người.
Lời giải:
Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người:
- Yếu tố bên trong: là yếu tố di truyền có tác động nhất định đến tuổi thọ. Nếu bố
mẹ sống lâu, con cũng có khả năng sống lâu.
- Yếu tố bên ngoài gồm:
+ Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đủ chất, đủ lượng, ăn nhiều trái cây, rau củ, các loại hạt,… giúp cơ thể khoẻ mạnh, giảm mắc bệnh, làm tăng tuổi thọ.
+ Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên làm cơ thể linh hoạt, dẻo dai, các hệ
cơ quan khoẻ mạnh. Ít vận động khiến cơ thể trì trệ, dễ mắc bệnh.
+ Lối sống lành mạnh, thái độ sống tích cực, lạc quan, không nghiện rượu, bia, thuốc lá, ma tuý,... giúp tăng cường sức khoẻ và tuổi thọ.
+ Môi trường sống không bị ô nhiễm bởi khói độc, bụi, nước thải công nghiệp, bụi phóng xạ, thuốc trừ sâu,... giúp cơ thể khoẻ mạnh, sống lâu.
1.1. Yêu cầu cần đạt
- Quan sát, mô tả được hình dạng bên ngoài của sâu, nhộng, bướm tằm trưởng thành.
- Quan sát và mô tả được hình dạng bên ngoài của nòng nọc, ếch trưởng thành.
1.2. Chuẩn bị
- Dụng cụ, thiết bị: Kính lúp, các đĩa đựng mẫu vật, panh.
- Mẫu vật:
+ Sâu bướm, nhộng, bướm trưởng thành.
+ Nòng nọc, ếch trưởng thành.
* Lưu ý:
- Giáo viên chuẩn bị mẫu vật sâu bướm, nhộng, bướm trưởng thành, nòng nọc và ếch trưởng thành hoặc yêu cầu học sinh sưu tầm.
- Có thể sử dụng sâu, nhộng, con trưởng thành của động vật khác có cùng kiểu biến thái (ví
dụ: cánh cam, bọ rùa, muỗi, ...).
- Có thể thay bướm hoặc ếch bằng một trong số các động vật có kiểu biến thái khác (ví dụ:
châu chấu, cào cào, dế, bọ ngựa, tôm, ... ở các giai đoạn phát triển khác nhau).
- Cẩn thận khi sưu tầm nòng nọc và ếch vì chúng thường sống ở các vũng nước lớn hoặc ao hồ nên gây nguy hiểm cho người không biết bơi.
1.3. Cách tiến hành - Quan sát quá trình biến thái ở bướm.
Hình 1. Phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm (a) và không hoàn toàn ở châu chấu (b)
- Quan sát và mô tả hình dạng bên ngoài của sâu bướm, nhộng và bướm trưởng thành.