Phản xạ 1. Phản xạ và cung phản xạ

Một phần của tài liệu Vở Ghi Sinh Học 11, Bộ Kết Nối Tt Với Cuộc Sống, Dành Cho Gv.docx (Trang 104 - 108)

BÀI 17. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

IV. Phản xạ 1. Phản xạ và cung phản xạ

LUYỆN TẬP

- Phản xạ là phản ứng của cơ thể với kích thích từ môi trường thông qua hệ thần kinh.

Phản xạ thực hiện qua cung phản xạ gồm 5 bộ phận:

(1) Bộ phận tiếp nhận (thụ thể cảm giác). (2) Dây thần kinh cảm giác, (3) Bộ phận trung ương (tuỷ sống và não bộ) (4) Dây thần kinh vận động, (5) Bộ phận đáp ứng (cơ hoặc tuyến).

- Tổn thương bộ phận: Nếu bất kỳ bộ phận nào của cung phản xạ bị tổn thương, phản xạ sẽ không thực hiện được.

Hình 17.11. Mô tả cung phãn xạ tủy. Em hãy quan sát hình và chỉ ra tên các cụ thể của

các bộ phân trong cung phãn xạ tủy.

TT Các bộ phận của 1 cung phản xạ Trả lời

1 Bộ phận tiếp nhận kích thích Thụ thể cảm giác đau ở đầu ngón tay 2 Đường dẫn truyền hướng tâm (dây

thần kinh cảm giác) 3 Bộ phân trung ương 4 Đường dẫn truyền li tâm (dây thần

kinh vận động) 5 Bộ phận đáp ứng

2. Các thụ thể cảm giác 

- Neuron hoặc tế bào biểu mô chuyên hoá đáp ứng với kích thích đặc hiệu từ môi trường.

- Chúng tiếp nhận và chuyển đổi năng lượng thành điện thế, lan truyền tới trung ương thần kinh.

- Các thụ thể cảm giác có thể chia thành nhiều dạng:

LUYỆN TẬP

 Loại thụ thể Vai trò

Thụ thể cơ học Phát hiện các biến dạng vật lí gây ra do các dạng năng lượng cơ học,

Tùy theo vị trí, thụ thể cơ học có những vai trò khác nhau.

Ví dụ: Thụ thể cơ học ở dạ dày chuyển thông tin độ dãn của dạ dày về

hành não, qua đó điều hcinrh co bóp và tiết dịch tiêu hóa của dạn dày.

Thụ thể hóa học Phát hiện các phân tử hóa học đặc hiệu và nồng độ của chúng trong

máu.

Ví dụ: Thụ thể ở tế bào tuyến tụy phát hiện và điều chỉnh nồng độ glucose trong máu.

Thụ thể điện từ Phát hiện các dạng khác nhau của năng lượng điện từ như ánh sáng

nhìn thấy, dòng điện và từ trường.

Ví dụ: Tế bào que và tế bào nón trong mắt phát hiện ánh sáng và gửi thông tin về não cho cảm giác về hình ảnh và màu sắc của vật. 

Thụ thể nhiệt Phát hiện sự thay đổi nhiệt độ.

Ví dụ: Thụ thể nóng, lạnh ở da gửi thông tin đến trung khu điều hòa thân nhiệt nằm ở phần sau vùng dưới đồi, qua đó điều hòa nhiệt độ cơ thể.

Thụ thể đau  Thụ thể đau phát hiện tổn thương mô do các tác nhân cơ học (va đập),

hóa học (acid, ...), điện, nhiệt (lửa, ...), áp lực mạnh (do đè nén) gây ra.

Ví dụ: Thụ thể đau có ở hầu hết các bộ phận, nhiều nhất ở da. Thụ thể đau đưa thông tin đau dưới dạng xung thần kinh về đồi thị và vỏ não gây ra cảm giác đau. Trên cơ sở đó, não kích thích phát các phản ứng bảo vệ, tránh bị tổn thương hoặc tránh tổn thương nặng hơn, tăng cường các cơ chế sinh lí đối phó với tổn thương, ....

3. Vai trò của cảm giác vị giác, khứu giác, xúc giác

 - Cảm giác vị giác: Giúp động vật chọn lựa thức ăn và kích thích hoạt động tiêu hoá.

 - Cảm giác khứu giác: Có nhiều vai trò khác nhau như tìm kiếm thức ăn, định hướng đường đi, phân biệt con mới sinh. Hỗ trợ cảm giác vị giác.

-  Cảm giác xúc giác: Giúp động vật giữ vật chính xác, tránh trượt ngã và lựa chọn thức

ăn.

4. Thị giác

- Mắt tiếp nhận ánh sáng và chuyển tín hiệu đến vùng thị giác ở vỏ não thông qua hệ thống khúc xạ ánh sáng và tế bào thị giác.

5. Thính giác và giữ thăng bằng

- Tai có hai chức năng là tiếp nhận âm thanh và giữ thăng bằng cơ thể. Bộ phận tiếp nhận âm thanh gồm tai ngoài, tai giữa và ốc tai. Sóng âm từ nguồn âm phát ra truyền qua tai và kích thích các tế bào có lông để tạo cảm giác về âm thanh trong vỏ não.

Một phần của tài liệu Vở Ghi Sinh Học 11, Bộ Kết Nối Tt Với Cuộc Sống, Dành Cho Gv.docx (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w