BÀI 12: MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT
IV. MIỄN DỊCH ĐẶC HIỆU
1. Kháng nguyên và kháng thể.
- Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng thể. Các phân tử này có trên bề mặt tế bào vi khuẩn, bề mặt vỏ virus, hay trong các nọc độc của ong, rắn.
- Kháng thể là những phân tử prôtêin do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng nguyên.
2. Tế bào B, Tế bào T
Tế bào B Tế bào T
Tên gọi Lympho B Lympho T
Phân loại - Tế bào B nhớ: ghi nhớ và kích
thích tương bào sản sinh kháng thế
- Tương bào (tế bào Plasma):
Sản sinh ra kháng thể hay globulin miễn dịch (lg), kháng thể sẽ kết hợp với kháng nguyên (mầm bệnh) và tiêu diệt kháng nguyên.
- Tế bào T hỗ trợ (T CD4):
+ Tiết cytokine gây hoạt hóa tế bào B.
+ Tiết cytokine gây hoạt hóa tế bào T độc
- Tế bào T độc (T CD8): tiết ra độc tố
tiêu diệt các tế bào nhiễm bệnh.
Đặc điểm Có các thụ thể kháng nguyên trên
màng sinh chất (là vị trí gắn với kháng nguyên), các lympho B đều
Có các thụ thể kháng nguyên trên màng sinh chất, các lympho T đều có các thụ thể giống nhau.
có các thụ thể giống nhau.
Nghiên cứu mực IV.1; IV.2, đọc SGK tr 77, 78 cho biết nhận nào dưới đây đúng/sai.
TT Nhận định TL
1. Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra
kháng thể.
Đ
2. Kháng thể là những phân tử prôtêin do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng
nguyên.
Đ
3. Tế bào B nhớ: ghi nhớ và kích thích tương bào sản sinh kháng thế. Đ
4. Tương bào (tế bào Plasma): Sản sinh ra kháng thể hay globulin miễn dịch
(lg),
Đ
5. - Tế bào T hỗ trợ (T CD4):
+ Tiết cytokine gây hoạt hóa tế bào B.
+ Tiết cytokine gây hoạt hóa tế bào T độc
Đ
6. - Tế bào T độc (T CD8): tiết ra độc tố tiêu diệt các tế bào nhiễm bệnh. Đ
3. Cơ chế miễn dịch đặc hiệu
LUYỆN TẬP
Các bước đáp ứng miễn dịch đặc hiệu:
(1) Khi tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể, các tế bào thực bào sẽ tiêu diệt tác nhân gây bệnh và trình diện kháng nguyên trên bề
mặt tế bào.
(2) Tế bào trình diện kháng nguyên kích hoạt các tế bào T hỗ trợ.
(3) T hỗ trợ tăng sinh và tiết ra cytokinin kích hoạt tế bào B đáp
ứng miễn dịch thể dịch và kích
thích tế bào T độc thực hiện
đáp ứng miễn dịch tế bào.
+ Miễn dịch thể dịch: Do bào
tương (tế bào plasma) tạo ra kháng thể tiêu diệt kháng nguyên).
+ Miễn dịch tế bào: Do tế bào T
độc tiết ra độc tố tiêu diệt các tế bào nhiễm bệnh.
4. Đáp ứng miễn dịch nguyên phát và thứ phát
- Hệ miễn dịch tiếp xúc lần đầu tiên với kháng nguyên sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch nguyên phát.
- Sau đó hệ miễn dịch lại tiếp xúc với chính loại kháng nguyên đó thì sẽ tạo nên đáp ứng miễn dịch thứ phát
→ Ứng dụng hiểu biết để điều chế vaccine để phòng các bệnh do virus, vi khuẩn.
→ Tiêm chủng vaccine là biện pháp chủ động tạo ra đáp ứng miễn dịch nguyên phát ở người và vật nuôi
5. Dị ứng
Dị ứng là phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng nguyên nhất định. Một số người có phản ứng quá mức với loại kháng nguyên nào đó, những người khác thì không. Dị nguyên có ở phấn hoa, bào tử nấm, lông động vật, hải sản, sữa, và một số thuốc kháng sinh cũng gây ra phản ứng dị ứng.
Nhiệm vụ. Nghiên cứu mực IV.3; IV.4, IV.5, đọc SGK tr 77, 78 trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi Trả lời
LUYỆN TẬP
Câu 1. Nêu các bước đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
Câu 2. Sự khác nhau cơ bản giữa miễn dịch thể dịch với miễn dịch tế bào là gì?
Câu 3. Tiêm chủng vaccine là biện pháp chủ động tạo ra đáp ứng miễn dịch nguyên phát hay thứ phát? Vì sao?
Câu 4. Thế nào là dị ứng? Vì sao một số người bị dị ứng với các kháng nguyên?
Câu 5. Sốc phản vệ là gì? Vì sao một số người khi tim kháng sinh có thể bị sốc phản vệ?