2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.3.3. Các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật để diệt trừ ruồi đục quả
2.3.3.1. Tổng quan về các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật
Ruồi đục quả là mối quan tâm lớn vì hầu hết các loài ruồi đục quả đều là
quan trọng. Các nhà xuất khẩu phải đảm bảo quả tươi tươi không được nhiễm ruồi đục quả khi tới cửa khẩu của nước nhập khẩu. Các nước nhập khẩu có quyền từ chối nhập quả tươi bị nhiễm ruồi đục quả hoặc đòi hỏi nước xuất khẩu phải có các biện pháp xử lý KDTV đảm bảo trừ diệt hoàn toàn ruồi trên quả tươi trước khi nhập khẩu. Việc phát hiện ruồi đục quả gây hại trên quả tươi bằng phương pháp kiểm tra bằng mắt thường là rất khó khăn. Vì thế để xuất khẩu được quả tươi, những nước xuất khẩu phải nghiên cứu để tìm ra biện pháp xử lý trừ diệt ruồi triệt trước khi xuất hàng.
Biện pháp xử lý KDTV bao gồm các biện pháp xử lý hóa chất (xông hơi
khử trùng Methyl Bromide và Phosphine), xử lý nhiệt (hơi nước nóng, không khí nóng, nhúng nước nóng, xử lý nhiệt lạnh) và xử lý chiếu xạ bằng tia X hoặc tia Gamma
Nhóm biện pháp được áp dụng từ rất sớm là biện pháp sử dụng hóa chất bao gồm biện pháp xông hơi khử trùng bằng ethylene dibromide hoặc methyl bromide (Armstrong, 1992) hoặc hydrogen phosphide vốn có nguồn gốc từ magnesium phosphide (Seo & cs., 1979) ; sử dụng chất điều hòa sinh trưởng hoặc pheromone (Saul & cs., 1985) hoặc sử dụng hoạt chất thuốc BVTV như dimethoate, fenthion (Heather & cs., 1987). Bên cạnh biện pháp hóa học thì các biện pháp vật lý như chiếu
xạ bằng tia X hoặc tia gamma (Seo & cs., 1973) hoặc xử lý nhiệt nóng gồm sử dụng hơi nước nóng, sử dụng nước nóng với độ ẩm không khí trên 95% và không khí nóng với độ ẩm không khí dao động từ 60-90% (Jacobi & cs., 2001; Mangan & Hallman, 1998; Sharp & Hallman, 2019; Zee & cs., 1989).
* Biện pháp xông hơi khử trùng: phương pháp xử lý xông hơi khử trùng bằng hóa chất với cơ chế xâm nhập vào hàng hóa và gây độc cho côn trùng. Chất khử trùng là các phân tử hữu cơ nhỏ, dễ bay hơi, thường có một hoặc nhiều halogen, trở thành khí ở nhiệt độ >4,4°C. Thuốc xông hơi là tác nhân kiểm soát hóa học hiệu quả vì hầu hết đều có độc tính cao, sử dụng tiết kiệm, dễ sử dụng
và khuếch tán nhanh chóng. Những lợi thế như vậy gần đây đã bị lấn át bởi những tác động tiềm tàng của chúng đối với sức khỏe con người và môi trường (Heather
& cs., 1997).
* Biện pháp xử lý hơi nhiệt nóng: biện pháp sử dụng không khí nóng là biện pháp sử dụng không khí nóng khô thường là khoảng 50%. Thông số được xác định diệt trừ hiệu quả B.dorsalis, B.cucurbitae trên đu đủ ở Hawaii là giữ nhiệt độ lõi
quả ở 47,2oC trong 1 giờ ở mức độ ẩm không khí là 40-60% (Heather & cs., 1997).
* Biện pháp xử lý hơi nước nóng: sử dụng hơi nước nóng là quá trình xử lý bằng khí nóng ở ẩm độ cao trên 90%. Biện pháp này được sử dụng lần đầu tiên ở
Florida – Mỹ năm 1992 để diệt trừ ruồi đục quả Địa trung hải trên quả cam. Sau đó biện pháp này được phát triển sử dụng trển cả đu đủ, ớt, xoài từ một số nước nhập khẩu vào Mỹ. Để diệt trừ các loài ruồi thuộc giống Anastrepha trên xoài từ Mexico thì nhiệt độ lõi quả phải đạt 43oC trong 8 giờ và giữ nguyên mức nhiệt đó trong 6 giờ trong khi đó để diệt trừ loài Anastrepha ludens trên xoài từ Hawaii thì chỉ cần giữ nhiệt độ 43oC trong 4 giờ (Sharp & Hallman, 2019).
* Biện pháp xử lý chiếu xạ: cả tia gamma và tia X đều có tiềm năng được sử
dụng như một biện pháp KDTV để diệt trừ ruồi đục quả (United States Department of Agriculture, 2016).
* Biện pháp nhúng nước nóng: xử lý kiểm dịch quả tươi thương mại bằng nước nóng chủ yếu ở giải nhiệt độ 46- 49°C(Dohino & cs., 2017). Ngâm nước nóng sử dụng phổ biến nhất cho xử lý quả xoài và đu đủ. USDA cho phép xử lý trái xoài nhập khẩu vào Mỹ ở 46,5°C trong 65 -120°C tùy giống và kích cỡ quả (Yahia & cs., 2011).
2.3.3.2. Biện pháp xử lý nhiệt lạnh trong kiểm dịch thực vật
Xử lý nhiệt lạnh là biện pháp sử dụng không khí lạnh để hạ nhiệt độ của hàng hóa xuống trong một khoảng thời gian cụ thể. Biện pháp này chủ yếu được áp dụng cho các mặt hàng dễ hư hỏng và là ký chủ của các loài ăn vào bên trong sản phẩm như ruồi đục quả. Xử lý nhiệt lạnh có thể được áp dụng trong quá
trình vận chuyển (in-transit treatment) mà việc xử lý có thể bắt đầu trước khi đưa hàng đi và kết thúc trước hoặc tại cửa khẩu nhập. Xử lý nhiệt lạnh cũng có thể được áp dụng tại nước xuất khẩu trước khi xuất hàng. Trong tất cả các trường hợp, hàng hóa xử lý nhiệt lạnh phải được bảo vệ kỹ, tránh lây nhiễm trong quá
trình xử lý, vận chuyển hay bảo quản. Xử lý nhiệt lạnh yêu cầu phải giám sát được nhiệt độ trong tâm quả và đảm bảo không khí lưu thông trong buồng xử lý duy trì được nhiệt độ mục tiêu trong một khoảng thời gian nhất định (IPPC, 2018).
xử lý trên đường vận chuyển mà không để lại dư lượng trên sản phẩm (Sharp &
Hallman, 2019).
Khả năng chịu lạnh của các loài RĐQ khác nhau sẽ có sự khác nhau. Đối với cùng một loài ruồi đục quả thì đối với các ký chủ khác nhau, khả năng chịu nhiệt lạnh cũng có sự khác nhau. Ví dụ, trường hợp của loài Ceratitis capitata thì đối với các ký chủ khác nhau, độ mẫn cảm với nhiệt độ thấp cũng khác nhau. Trên quả chà là Barhi, người ta đã phát hiện ra rằng loài C. capitata chịu lạnh kém hơn khi với ký chủ là quả cam Satsuma. Sâu non tuổi 3 của ruồi đục quả C. capitata chết hết sau 8 ngày xử lý với quả chà là và 13 ngày xử lý với quả cam. Như vậy, có thể áp dụng quy trình diệt trừ RĐQ Địa Trung Hải trên cây cam cho cây chà là nhưng không thể áp dụng ngược lại (Gazit & cs., 2014)
Ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước, xử lý nhiệt lạnh đã được sử dụng đối với các loài RĐQ có nguồn gốc cận nhiệt đới và ôn đới như RĐQ Địa Trung Hải Ceratitis capitata trên táo, cam hoặc RĐQ Queensland Bactrocera tryoni trên kiwi hoặc RĐQ Caribe Anastrepha suspensa trên cam và khế. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, biện pháp này chưa được áp dụng cho các loại quả nhiệt đới vì lo ngại tổn thương quả do tác động của nhiệt độ thấp trong thời gian dài. Đến năm 1992, Intawat Burikam và đồng nghiệp đã thực hiện các thí nghiệm đối với RĐQ Phương đông B. dorsalis trên quả măng cụt. Quả măng cụt được lây nhiễm sâu non 5 ngày tuổi của ruồi đục quả B. dorsalis và giữ ở 5, 6 và 7℃ trong các khoảng thời gian khác nhau lần lượt là 11, 12 và 13 ngày. Thí nghiệm xác nhận thông số xử lý thực
hiện với gần 35 ngàn cá thể loài B. dorsalis, họ đã phát hiện ra toàn bộ RĐQ này đã chết ở mức nhiệt độ 6℃ trong 13 ngày, thêm vào đó, măng cụt có thể duy trì chất lượng tốt đến 16 ngày sau xử lý nhiệt lạnh (Burikam & cs., 1992).
Xử lý nhiệt lạnh ở nhiệt độ 1,1±0.6°C trong 12 ngày là biện pháp hữu hiệu để diệt trừ hoàn toàn RĐQ Địa Trung Hải, RĐQ dưa (melon fly) và RĐQ Phương đông B. dorsalis cả ở giai đoạn trứng, sâu non trên quả khế. Thông số này cũng đã được USDA phê duyệt để áp dụng đối với khế nhập khẩu từ Hawaii vào Hoa Kỳ (Armstrong & cs., 1995).
Để xuất khẩu quả bơ Hass thì việc xử lý loài RĐQ Bactrocera invadesn đóng vai trò rất quan trọng. Tại Kenya, người ta đã thử nghiệm xử lý quả bơ ở 2℃ và nhận thấy sâu non tuổi 3 là giai đoạn kháng nhiệt nhất nhưng bị diệt trừ khi xử lý nhiệt lạnh từ 16-17 ngày. Không có cá thể nào còn sống sót trong số 153.001 cá
thể được sử dụng để thực hiện thí nghiệm quy mô lớn, đáp ứng Probit 9. Sau thí nghiệm, người ta đã thống nhất được thông số xử lý để diệt trừ loài Bactrocera
invaden trên quả bơ là 1,5℃ hoặc thấp hơn trong 18 ngày. Với thông số này, quả
bơ của Kenya có thể xuất khẩu mà không một nước nhập khẩu nào phải lo lắng về sự xâm nhập của RĐQ Bactrocera invaden (Ware & cs., 2012).
Về giai đoạn chống chịu nhất với nhiệt lạnh thì pha nhộng là giai đoạn chống chịu tốt nhất với nhiệt lạnh, tiếp đó là pha trưởng thành và sau đó là sâu non. Ví dụ ở 1℃ trong 48h thì tỷ lệ chết của sâu non, trưởng thành và nhộng lần lượt là 31, 18 và 5%; ở nhiệt độ 0℃ thì tỷ lệ chết tương ứng các pha là 100, 61 và 31%.
Trong các tuổi của sâu non B. dorsalis thì sâu non tuổi 3 là chống chịu với nhiệt độ lạnh tốt nhất (Wang & cs., 2014).
Các loài RĐQ khác nhau sẽ có phản ứng khác nhau và mức độ chống chịu với nhiệt độ lạnh khác nhau. Các loài RĐQ thuộc nhóm Bactrocera spp. được xử lý hiệu quả ở mức nhiệt độ từ 1℃ – 3℃ trong thời gian từ 14-18 ngày (Dohino &
cs., 2017).
Hallman & cs. (2011) đã phát hiện ra RĐQ Phương đông Bactrocera dorsalis và RĐQ Địa trung hải C. capitata có mức độ chống chịu lạnh tương đương nhau trong điều kiện nuôi cấy invitro.
RĐQ Bactrocera zonata và C. capitata cũng không có sự khác biệt đáng kể về khả nặng chịu lạnh ở nhiệt độ 1,7℃ (Hallman & cs., 2013b). Trong một thí nghiệm quy mô lớn khác, khi so sánh các loài B. dorsalis, B. zonata, và C. capitata các nhà nghiên cứu nhận thấy ruồi đục quả B. dorsalis có khả năng chống chịu với nhiệt lạnh thấp nhất trong khi hai loài còn lại không có sự khác biệt đáng kể ở mức nhiệt độ 1,1℃ (Hallman & cs., 2013a).
Nghiên cứu đối với 6 loài RĐQ bao gồm Bactrocera carambolae Drew &
Hancock, Bactrocera correcta (Bezzi), Bactrocera cucurbitae (Coquillett),
Bactrocera dorsalis (Hendel), Bactrocera zonata (Saunders), và Bactrocera tryoni (Froggatt) trên các giai đoạn trứng, sâu non ở nhiệt độ 2±0,2℃ trong một
khoảng thời gian nhất định. Kết quả là ở mức độ cao của yêu cầu KDTV thì xử lý nhiệt lạnh có hiệu quả tương tự nhau giữa các loài Bactrocera và trong các loài
RĐQ Bactrocera dorsalis (với giai đoạn chống chịu lạnh tốt nhất là sâu non tuổi 3) trên quả cam Tankan của Nhật Bản được diệt trừ hiệu quả ở mức nhiệt độ tâm quả là ≤ 1.1℃ trong 17 ngày mà không làm ảnh hưởng gì đến chất lượng quả.
Thông số này được kết luận trên cơ sở thí nghiệm thăm dò với mức 1.0–1.5℃
trong 16–18 ngày và thí nghiệm quy mô lớn 1.0–1.5℃ trong 17 ngày (Yamamoto
& cs., 2017).
Ở Trung Quốc, trên quả cam đã phát hiện sâu non tuổi 2 của ruồi đục quả
B. dorsalis có khả năng chống chịu tốt nhất với nhiệt độ thấp ở mức 1,7℃. Thông
số xử lý nhiệt lạnh đối với quả cam ở Trung Quốc được kết luận ở mức 1,7℃ trong 15 ngày có thể diệt trừ hoàn toàn sâu non loài B. dorsalis ở mức tin cậy là
99.9916% (Fang & cs., 2019).
Ở Đài Loan biện pháp xử lý nhiệt lạnh đối với B. correcta trên quả ổi đã được
Kao & cs. (2020) ghi nhận sâu non tuổi 3 là giai đoạn chống chịu tốt nhất với nhiệt độ thấp. Với giai đoạn này, quả ổi được xử lý ở mức 0.5–1°C trong 12 ngày sẽ đạt được tỷ lệ diệt trừ RĐQ là 100%.
Trong một nghiên cứu của Manrakhan & cs. (2022) ghi nhận trứng của ruồi đục quả B.dorsalis có tỷ lệ chết hiệu chỉnh cao nhất trong 4 giai đoạn trước trưởng thành (trứng, sâu non tuổi 1, tuổi 2 và tuổi 3) ở thời điểm 2 ngày sau xử lý tại mức nhiệt độ -0,59oC là 99,24 %. Sâu non tuổi 3 trong thí nghiệm này có sức chống chịu tốt nhất với nhiệt độ lạnh khi nuôi trong thức ăn nhân tạo có thành phần chính là cà rốt.
2.3.3.3. Quy định của các nước về áp dụng biện pháp xử lý nhiệt lạnh diệt trừ ruồi đục quả trên quả tươi trong thương mại quốc tế.
Đến nay, nhiều nước đã chấp nhận việc sử dụng biện pháp xử lý nhiệt lạnh như một biện pháp KDTV hiệu quả để diệt trừ các loài RĐQ có thể đi theo quả tươi tươi nhập khẩu vào lãnh thổ của mình.
Trong hướng dẫn xử lý của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), biện pháp xử lý nhiệt lạnh với các nhiệt độ từ -0,55℃ đến 1,38℃ trong từ 15 đến 24 ngày được áp dụng cho nhiều mặt hàng khác nhau. Thông số xử lý nhiệt lạnh đang được Mỹ áp dụng để diệt trừ loài B. dorsalis nhiễm trên khế, vải, nhãn và lê nhập khẩu vào Mỹ ở 0.99℃ trong 15 ngày hoặc 1,38℃ trong 18 ngày (PPQ-USDA APHIS, 2007).
Ngoài ra các nước Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc… cũng đang cho phép sử dụng biện pháp này.
Bảng 2.2. Quy định về xử lý nhiệt lạnh diệt trừ ruồi đục quả đối với quả tươi
nhập khẩu của một số nước trên thế giới
Nước nhập khẩu Loại quả Cách xử lý (nhiệt độ
tâm quả)
Tên loài ruồi đục quả Nguồn tài liệu
Mỹ
Mơ, cam
quýt, nho, xuân đào, đào, mận
≤-0,55℃ trong 22 ngày
B. dorsalis, Ceratitis capitata, C. quinaria, C. rosa, Thaumatotibia leucotreta
USDA-APHIS (2016)
Cam quýt (nhập cảng Houston)
≤-0,55℃ trong 24 ngày
B. dorsalis, C. rosa, T. leucotreta
USDA-APHIS (2016)
Khế, vải, nhãn, lê cát
≤0,99℃ trong 15 ngày
B. dorsalis USDA-APHIS
(2016) Lê cát ≤1,38℃ trong
15 ngày
B. dorsalis USDA-APHIS
(2016)
Nhật Bản
Nho, bưởi ≤1℃
trong 12 ngày
B. dorsalis complex MAFF (2015)
Cam mật ong (Ponkan)
≤1℃
trong 14 ngày
B. dorsalis complex MAFF (2015)
New Zealand
Vải ≤1℃
trong 13 ngày
B. dorsalis, B. cucurbitae
MPI (2014)
Hàn Quốc
Cam mật ong (Ponkan)
≤1℃
trong 14 ngày
B. dorsalis, B. cucurbitae, B. tsuneonsis, B. caudatus, B. latifrons, B. tau
IPPC ECBD (2014)
Australia
Nhãn, vải 0,99℃
trong 17 ngày 1,38℃
trong 20 ngày
B. dorsalis, B. cucurbitae, Conopomorpha sinensis
IPPC ECBD (2014)
New Zealand
Nhãn 0,99℃
trong 13 ngày 1,38℃
trong 18 ngày
B. dorsalis, B.
correcta
MPI (2014)
Vải 0℃
trong 10 ngày 0,56℃
trong 11 ngày 1,11℃
trong 12 ngày
B. dorsalis, B. cucurbitae
MPI (2014)
2.4. NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC 2.4.1. Thành phần loài, phân bố và ký chủ của ruồi đục quả
2.4.1.1. Thành phần loài và phân bố của ruồi đục quả
Tại Việt Nam, kết quả điều tra côn trùng năm 1967 - 1968 ghi nhận có 12 loài ruồi trong họ ruồi đục quả Tephritidae (Viện Bảo vệ thực vật, 1976). Đợt điều tra năm 1997 - 1998 của Viện Bảo vệ thực vật ghi nhận thêm 3 loài thuộc họ ruồi đục quả Tephritidae gồm Bactrocera correcta Bezzi; Bactrocera dorsalis Hendel và Bactrocera pyrifoliae Drew and Hancook (Viện Bảo vệ thực vật, 1999).
Ruồi đục quả đã ghi nhận gây hại tất cả các nhóm cây trồng chính ở nước ta. Số lượng loài thực vật bị ruồi đục quả gây hại ở miền Bắc đã ghi nhận được 29 loài và ở miền Nam được 26 loài (Lê Đức Khánh & cs., 2008).
Điều tra tại các vườn xoài bằng phương pháp treo bẫy, Nguyễn Hữu Đạt cs.
(2008) đã ghi nhận có 5 loài ruồi đục quả vào bẫy là B. verbascifoliae, B. dorsalis,
B. zonata, B. carambolae và B. correcta. Trong số này các loài B. correcta và B. dorsalis có tần suất xuất hiện cao nhất vào tất cả các tháng trong năm.
Lê Đức Khánh & cs. (2010) đã thu thập thành phần loài ruồi từ bẫy dẫn dụ và từ quả quả bị hại tại một số tỉnh thuộc một số vùng sinh thái khác nhau cho thấy thành phần loài ruồi hại quả họ Tephritidae ở nước ta khá phong phú, đã thu được tổng số 36 loài tại 5 vùng sinh thái Nông Nghiệp, gồm Trung du miền núi Bắc Bộ, Đồng Bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo dõi sự phân bố thành phần loài ở các vùng sinh thái, bước đầu
cho thấy có sự khác nhau khá lớn về số lượng các loài tại các vùng miền. Vùng Đồng bằng sông Hồng thu được 17 loài, 14 loài ở vùng Bắc Trung bộ, 20 loài ở vùng Đông Nam Bộ và 22 loài ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Riêng tiểu vùng Tây Bắc thuộc trung du miền núi Bắc Bộ, địa bàn thu là vùng giáp ranh giữa rừng và vùng sản suất như Mai Châu (Hoà Bình), Sapa (Lào Cai) cho số lượng loài nhiều nhất (27 loài).
Trong quá trình điều tra từ 2009 - 2011, Nguyễn Thị Thanh Hiền (2014) đã tiến hành thu thập thành phần loài ruồi đục quả bằng sử dụng bẫy dẫn dụ và thu các loại quả thực vật bị hại tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Kết quả đã ghi nhận được 21 loài ruồi đục quả thuộc họ Tephritidae. Các loài ruồi đục quả này thuộc giống Bactrocera và Dacus. Trong đó, có 19 loài thuộc giống Bactrocera và 2 loài thuộc giống Dacus. Giống Bactrocera có hai phân giống là Bactrocera
và Zeugodacus, trong đó phân giống Bactrocera có 13 loài và phân giống
Zeugodacus có 6 loài.
2.4.1.2. Ký chủ của ruồi đục quả
Tại Bình Thuận đã xác định được 25 loại quả là cây thức ăn của ruồi đục
quả. Trong đó, có 10 loại quả thuộc nhóm rau ăn quả, 15 loại quả thuộc nhóm cây ăn quả (Nguyễn Thị Thanh Hiền, 2014).
Khi tiến hành thu thành phần loài ruồi đục quả theo cây ký chủ tại thành phố Hà Nội, tỉnh Hoà Bình, tỉnh Sơn La và tỉnh Lào Cai từ năm 2010 đến năm 2012. Kết quả đã ghi nhận được 31 loại quả thực vật là cây thức ăn của sâu non các loài ruồi đục quả. Trong đó, có 22 loại quả thuộc nhóm cây ăn quả, bao gồm 17 loại quả của cây ăn quả á nhiệt đới và 5 loại quả của cây ăn quả ôn đới. Phổ cây ký chủ của pha sâu non các loài ruồi đục quả đã ghi nhận được rất không giống nhau. Sâu non của ruồi đục quả Phương đông B. dorsalis có phổ cây ký chủ phong phú nhất. Đã ghi nhận được số lượng loại quả nhiều nhất mà sâu non loài này sử dụng làm thức ăn với 21 loại quả. Đứng thứ hai về số lượng loại quả mà sâu non
sử dụng làm thức ăn là loài B. cucurbitae, với 9 loại quả đã ghi nhận ở vùng nghiên cứu. Sâu non ruồi đục quả loài B. correcta đã sử dụng 7 loại quả làm thức ăn (chiếm vị trí thứ ba). Các loài ruồi đục quả khác còn lại có số lượng loại quả làm thức ăn ít hơn, chỉ từ 1 loại quả ở loài B. latifrons đến 4 loại quả như ở loài B. verbacifoliae và B. tau (Nguyễn Thị Thanh Hiền, 2014).
Điều tra thành phần ký chủ của ruồi hại quả theo phương pháp thu thập quả bị hại mới ghi nhận có 24 loại cây ăn quả, 14 loại rau ăn quả và 8 loại cây dại là ký chủ của ruồi hại quả ở nước ta. Có tới 6 loài gây hại trên cây ăn quả,
B. dorsalis, B. correcta, B. carambolae, B. pyrifoliae, B. verbascifoliae và
B. tsuneonis; 4 loài gây hại rau ăn quả, B. cucurbitae, B. tau, B. scutellata, B. latifrons; 5 loài gây hại trên cây dại, B. dorsalis, B. carambolae, B. correcta,
B. calophyllii, B. latifrons. Một số loài có phổ ký chủ rất rộng như B. dorsalis
gây hại 24 loại cây ăn quả và 3 loại quả dại, B. cucurbitae gây hại 12 loại rau ăn
quả và 3 loại quả dại, B. correcta gây hại 8 loại cây ăn quả và 2 loại quả dại. Tuy nhiên cũng có nhưng loài có loài ký chủ khá hẹp như B. pyrifoliae chỉ gây hại mận, đào ở độ cao 900 mét trở lên. Riêng loài B. zonata gây hại nghiêm trọng