Sự lựa chọn ký chủ của B. dorsalis với các giống nhãn khác nhau

Một phần của tài liệu đặc điểm sinh học sinh thái của ruồi đục quả bactrocera spp diptera tephritidae trên quả nhãn và biện pháp xử lý nhiệt lạnh (Trang 114 - 121)

4.3. SỰ LỰA CHỌN KÝ CHỦ CỦA RUỒI ĐỤC QUẢ ĐỐI VỚI CÁC GIỐNG NHÃN KHÁC NHAU GIỐNG NHÃN KHÁC NHAU

4.3.2. Sự lựa chọn ký chủ của B. dorsalis với các giống nhãn khác nhau

Tập tính tìm kiếm và lựa chọn ký chủ của ruồi đục quả phụ thuộc rất lớn vào các đặc tính lý hóa của quả tươi như mùi hương, độ cứng, độ dày vỏ quả, hình dạng hoặc màu sắc của quả. Sự ưa thích của ruồi đục quả với các loại quả tươi khác nhau hoặc các giống khác nhau của cùng một loại quả thể hiện ở các chỉ tiêu số lần tiếp xúc với quả, số lần châm ống đẻ trứng và đẻ trứng thành công vào trong thịt quả. Việc nghiên cứu sự ưa thích của ruồi đục quả với các giống nhãn khác nhau rất có ý nghĩa trong việc đưa ra khuyến cáo về các biện pháp phòng trừ, các giống quả tươi không được ruồi đục quả ưa thích nhưng vẫn đảm bảo chất lượng quả tươi sẽ được lựa chọn để canh tác trong khi các giống mẫn cảm cần phải có những biện pháp phòng trừ phù hợp. Thí nghiệm đánh giá sự ưa thích của ruồi đục quả đối với các giống nhãn khác nhau được thực hiện trong điều kiện không có sự lựa chọn về giống nhãn hoặc có sự lựa chọn về giống nhãn trong hai trạng thái có bổ sung thức ăn bổ sung và không có thức ăn bổ sung. Tất cả các cá thể trưởng thành cái của ruồi đục quả trong thí nghiệm đều được cung cấp nước bằng việc đặt một miếng bông tẩm nước vào góc lồng.

4.3.2.1. Sự ưa thích của loài B. dorsalis trong điều kiện không có sự lựa chọn giống nhãn

Để đánh giá mức độ ưa thích của ruồi đục quả loài B. dorsalis trong điều kiện

không có sự lựa chọn về giống nhãn, 5 quả nhãn của 5 giống nhãn khác nhau được đặt vào 5 lồng nhựa trong (mỗi giống / một quả / một hộp) có khoét lỗ kích thước 7x7x7 để đưa quả và RĐQ vào lồng, lỗ được bịt bằng lưới mắt cáo kích thước 1,6mm. Kết quả được thể hiện ở hình 4.3.

Quan sát trong 10 phút liên tục cho thấy ở điều kiện không được bổ sung thức ăn thêm thì nhóm các giống Miền thiết, Hương chi và Tiêu da bò có số lần ruồi đục quả tiếp xúc nhiều nhất và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê; trong khi đó T2 và Ido có số lượt tiếp xúc của RĐQ thấp nhất. Ở điều kiện có bổ sung thức ăn thêm thì Hương chi và Tiêu da bò là các giống nhãn được ưa thích nhất với số lần được RĐQ tiêp xúc nhiều nhất; T2 là giống nhãn ít được RĐQ tiếp xúc nhất trong số 5 giống nhãn thí nghiệm.

thống kê giữa các giống T2, Miền thiết và Ido; giống Hương chi ở phía Bắc và Tiêu da bò ở phía Nam là hai giống nhãn có số lượt châm ống đẻ trứng vào vỏ quả lớn hơn hẳn 3 giống còn lại. Trong điều kiện có bổ sung thức ăn thêm, Hương chi và Tiêu da bò vẫn là hai giống được loài B. dorsalis lựa chọn châm ống đẻ trứng vào nhiều nhất; tiếp đó là nhóm giống Miền thiết, Tiêu da bò; T2 là giống nhãn có số lần B.doralis châm ống đẻ trứng thấp nhất.

Hình 4.3. Sự ưa thích của B. dorsalis trong điều kiện không có sự lựa chọn

về giống nhãn

Ghi chú: Các chữ cái thường khác nhau trong cùng một điều kiện (có/không) bổ sung thức ăn thêm biểu diễn sự sai khác rõ rệt ở mức P≤ 0,05

Tổng số lượng trứng đẻ trong quả nhãn có mối tương quan thuận với số

lần châm ống đẻ trứng vào quả trong 10 phút ở điều kiện không bổ sung thức ăn thêm. Hương chi, Tiêu da bò là hai giống nhãn có số lượng trứng của ruồi đục quả loài B. dorsalis trong một quả nhãn cao hơn hẳn so với các giống còn lại (T2, Miền thiết và Ido). Trong điều kiện có bổ sung thức ăn thêm, T2 là giống nhãn có số trứng đẻ trong quả nhãn ít hơn hẳn so với các giống còn lại

a

a b

b b

c b

c a

ab

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00

Không bổ sung thức ăn Có bổ sung thức ăn

Tổng số lần tiếp xúc vi quả (lần/ 10 pt)

T2 Miền thiết Hương Chi Tiêu da bò Ido

a

a

a b

b

c b

a c

b

0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00

Không bổ sung thức ăn Có bổ sung thức ăn

Số lần châm ống đẻ trứng (lần/10 phút)

T2 Miền thiết Hương Chi Tiêu da bò Ido

a

- a

a b

b b

b

a ab

0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00

Không bổ sung thức ăn Có bổ sung thức ăn

Tổng lượng trứng đtrong qu(trứng/ qun)

T2 Miền thiết Hương Chi Tiêu da bò Ido

trong khi Hương chi và Tiêu da bò vẫn tiếp tục là nhóm giống có số lượng trứng đẻ trong quả lớn nhất.

Ruồi đục quả B. dorsalis thể hiện sự ưa thích khác nhau đối với các giống nhãn khác nhau. Có thể nhận thấy rõ ràng trong điều kiện không có sự lựa chọn về giống nhãn, loài B. dorsalis thể hiện sự ưa thích rõ ràng nhất đối với giống nhãn Hương chi và Tiêu da bò thông qua số lần tiếp xúc, số lần châm ống đẻ trứng và số lượng trứng đẻ trong một quả nhãn luôn lớn nhất. Trái ngược với đó, T2 là giống kém được ưa thích nhất. Các kết quả này tương đồng với các kết quả điều tra ngoài vườn của các giống nhãn thí nghiệm.

4.3.2.2. Sự ưa thích của B. dorsalis trong điều kiện có sự lựa chọn giống nhãn

Để xác định rõ ràng hơn tập tính lựa chọn ký chủ của B. dorsalis đối với các

giống nhãn khác nhau, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu sự ưa thích của loài ruồi đục quả phương đông này trong điều kiện chúng được lựa chọn ký chủ trong cùng thời điểm. Hai nhóm giống được phân chia ra theo vùng sinh thái, nhóm thứ nhất là các giống nhãn phổ biến ở phía Bắc (gồm T2, Miền thiết và Hương chi) và nhóm thứ hai là các giống nhãn phổ biến ở phía Nam (Ido, Tiêu da bò). Lý do phân chia thành hai nhóm quả để thực hiện thí nghiệm vì các giống nhãn phía Bắc không xuất hiện ở phía Nam và ngược lại. Thí nghiệm cũng được tiên hành trong hai điều kiện là có bổ sung thức ăn thêm và không bổ sung thức ăn thêm. Kết quả nghiên cứu sự ưa thích của B. dorsalis khi được lựa chọn các giống nhãn khác nhau được thể hiện ở hình 4.4.

Đối với chỉ tiêu tổng số lần tiếp xúc với quả trong 10 phút: ở điều kiện

không bổ sung thức ăn thêm, hai giống nhãn phía Nam không thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong khi đó ở nhóm giống nhãn phía Bắc, ruồi đục quả loài

B. dorsalis có số lần tiếp xúc với T2 thấp nhất so với 2 giống còn lại. Khi được bổ

sung thức ăn thêm, kết quả ở nhóm giống nhãn phía Bắc không có sự khác biệt so

với khi không bổ sung thức ăn, hai giống Hương chi và Miền thiết vẫn có số lần đậu lên quả lớn hơn hẳn so với giống T2; trong khi đó ở nhóm giống phía Nam, giống Ido có số lần đậu lên quả thấp hơn hẳn so với giống Tiêu da bò.Số lần châm lên quả trong 10 phút của B. dorsalis đối với giống Tiêu da bò trong cả điều kiện

kê giữa các giống nhãn ở điều kiện có và không có bổ sung thức ăn thêm, giảm dần theo thứ tự Hương chi -> Miền thiết ->T2.

Hình 4.4. Sự ưa thích của ruồi đục quả loài B. dorsalis trong điều kiện có

sự lựa chọn về giống nhãn

Ghi chú: Các chữ cái thường khác nhau của nhóm giống nhãn phía Bắc và các chữ cái in hoa khác nhau của nhóm giống nhãn phía Nam trong cùng điều kiện có/không bổ sung thức ăn thêm biểu diễn sự sai khác rõ rệt ở mức P≤ 0,05

Trong cả hai điều kiện có và không có bổ sung thức ăn, không ghi nhận bất kỳ cá thể trứng/sâu non / nhộng nào của ruồi đục quả loài B. dorsalis trên giống nhãn T2 trong khi ở hai giống nhãn còn lại (Hương chi, Miền thiết) đều ghi nhận

B. dorsalis đã đẻ trứng thành công trong quả. Hương chi có số lượng trứng đẻ trong

quả cao hơn hẳn so với Miền thiết. Khác với thí nghiệm không có sự lựa chọn giống

nhãn ở trên, rõ ràng, trong điều kiện có sự lựa chọn về giống nhãn, loài B. dorsalis có xu hướng tập trung gây hại nhiều hơn ở những giống mà chúng ưa thích hơn. Đối

b

b b

b

a

a A

B A

A

- 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00

Không bổ sung thức ăn Có bổ sung thức ăn

Tổng số lần tiếp xúc vi quả (lần/10 phút

Miền Thiết Hương Chi T2 Tiêu da bò Ido

b

b c

c

a

a B

A B

A

- 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60

Không bổ sung thức ăn Có bổ sung thức ăn

Slần châm lên quả (lần/10 phút)

Miền Thiết Hương Chi T2 Tiêu da bò Ido

a a

b

b

c c

B

B

A A

0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 4.50

Không bổ sung thức ăn Có bổ sung thức ăn

Tổng số trứng đtrong qunhãn (trứng/ qunhãn)

Miền Thiết Hương Chi T2 Tiêu da bò Ido

với nhóm giống nhãn phía Nam, Tiêu da bò ghi nhận số lượng trứng ruồi đục quả loài B. dorsalis lớn hơn hẳn so với Ido.

Một nghiên cứu của Prokopy (1977) đã cho rằng kích thước và hình dạng của quả ký chủ là dấu hiệu quan trọng để hấp dẫn ruồi đục quả. Chính vì vậy giả

thuyết ban đầu của chúng tôi là quả nhãn to hơn sẽ hấp dẫn loài B. dorsalis nhiều hơn. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu lại chỉ ra rằng kích thước của quả nhãn hay độ dày của cùi nhãn không ảnh hưởng nhiều đến sự lựa chọn ký chủ của ruồi đục quả loài B. dorsalis mà độ dày vỏ quả mới là chỉ tiêu đóng vai trò quan trọng trong tập tính lựa chọn ký chủ của nhãn. Hương chi và Tiêu da bò là hai giống nhãn có vỏ quả mỏng hơn lại được loài B. dorsalis ưa thích hơn, khả năng đẻ trứng thành công trong quả cao hơn so với các giống còn lại vốn có vỏ dày hơn. Như vậy, có thể thấy độ dày của vỏ quả có quan hệ mật thiết với khả năng bị gây hại bởi ruồi đục quả. Vỏ quả càng dày thì càng không hấp dẫn ruồi đục quả và khó bị gây hại hơn.

Kết luận này hoàn toàn phù hợp với ghi nhận của Balagawi & cs. (2005) khi nghiên

cứu sự ưa thích của ruồi đục quả B. tryoni trên các giống cà chua khác nhau, theo đó giống Cherry có lớp vỏ cứng và trơn hơn hai giống Grosse Lise và Roma, vì thế ít bị gây hại hơn.

4.3.2.3. Sự ưa thích của B. dorsalis trong điều kiện có vết châm cơ giới

Mùi hương, độ mềm của vỏ quả có ảnh hưởng quan trọng đển tập tính lựa chọn ký chủ của ruồi đục quả B. dorsalis. Thí nghiệm này tiến hành so sánh sự ưa thích của loài B. dorsalis giữa hai công thức quả nhãn còn nguyên vẹn và quả nhãn đã bị đục lỗ, tạo lỗ thủng trên vỏ quả (có vết châm cơ giới).

Ở thí nghiệm trong điều kiện không có sự lựa chọn vết châm cơ giới, quả

nguyên vẹn và quả có vết châm cơ giới được treo riêng rẽ ở hai hộp khác nhau để đánh giá các chỉ tiêu thể hiện sự ưa thích của ruồi đục quả B. dorsalis. Kết quả được thể hiện ở hình 4.5. Kết quả ở hình 4.5 cho thấy tổng số lần tiếp xúc với quả trong điều kiện không có sự khác biệt rõ rệt giữa hai công thức có hoặc không có vết châm cơ giới, tuy nhiên trong điều kiện có bổ sung thức ăn thêm thì số lần tiếp xúc với quả có vết châm cơ giới cao hơn hẳn so với với quả còn nguyên vẹn.

lần/10 phút) cao hơn gần gấp đôi so với ở quả còn nguyên vẹn (lần lượt là 3,35 lần và 4,45 lần/10 phút).

Trong mối tương quan thuận với số lần châm ống đẻ trứng lên quả, số trứng đẻ trên quả nhãn có vết châm cơ giới trong điều kiện có hoặc không có thức ăn bổ sung (lần lượt là 9,33 trứng và 9,50 trứng/1 quả nhãn) đều lớn hơn gấp 3-3,5 lần so với quả nguyên vẹn (3,67 trứng và 2,83 trứng/1 quả nhãn.

Hình 4.5. Sự ưa thích của ruồi đục quả loài B. dorsalis trong điều kiện không

có lựa chọn vết châm cơ giới

Ghi chú: Các chữ cái thường khác nhau trong cùng một điều kiện (có/không) bổ sung thức ăn thêm biểu

diễn sự sai khác rõ rệt ở mức P≤ 0,05

Để trả lời cho câu hỏi nếu được lựa chọn giữa những quả nhãn bị vết châm cơ giới (nứt vỏ, sứt vỏ, bị loài khác gặm nhấm, thủng vỏ...) và quả nhãn nguyên

vẹn thì tập tính lựa chọn ký chủ của ruồi đục quả B. dorsalis thay đổi ra sao, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm treo cả 1 quả nhãn nguyên vẹn và 1 quả nhãn có vết châm cơ giới (châm lỗ bằng kim côn trùng) vào cùng một hộp. Kết quả thí nghiệm được trình bày trong hình 4.6.

a a

a b

- 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00

Không bổ sung thức ăn Có bổ sung thức ăn

Tổng số lần tiếp xúc vi quả (lần/ 10 pt)

Không vết châm Châm cơ giới (NT)

a

a b

b

- 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00

Không bổ sung thức ăn Có bổ sung thức ăn

số lần châmng đtrứng lên qu(lần/ 10 pt)

Không vết châm Châm cơ giới (NT)

a

a

b b

- 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00 10.00

Không bổ sung thức ăn Có bổ sung thức ăn

Tổng số trứng đ trong qu nhãn (trứng/quả nn)

Không vết châm Châm cơ giới (NT)

Có thể dễ dàng nhận thấy từ kết quả trong hình 4.6, khi có sự lựa chọn, loài

B. dorsalis thích tìm đến đậu và châm ống đẻ trứng trên quả đã có vết châm cơ giới

trong cả hai điều kiện có hoặc không có bổ sung thức ăn thêm. Số lần châm ống đẻ trứng lên quả nhãn có vết châm cơ giới trong điều kiện có hoặc không có thức ăn thêm lần lượt là 4,85 lần và 5,17 lần/10 phút trong khi trên quả nhãn nguyên vẹn không vết châm chỉ ghi nhận 0,07 lần và 0,08 lần/10 phút.

Trong điều kiện có thức ăn bổ sung, không ghi nhận có trứng của ruồi đục quả B. dorsalis trên quả nhãn nguyên vẹn, không có vết châm trong khi số trứng trong quả nhãn có vết châm cơ giới là 8,50 trứng/quả nhãn. Ở điều kiện không bổ sung thức ăn bổ sung, số trứng đẻ của loài B. dorsalis trong quả nhãn không có vết châm ít hơn rất nhiều lần chỉ 0.33 quả so với trong quả nhãn có vết châm cơ giới (8,83 trứng/quả nhãn).

Hình 4.6. Sự ưa thích của loài B. dorsalis trong điều kiện có lựa chọn vết

châm cơ giới

a

a b

b

0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00

Không bổ sung thức

ăn Có thức ăn

Tổng slần tiếp xúc với qu(lần/10 phút)

Không vết châm Châm cơ giới (NT)

a a

b b

0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00

Không bổ sung thức ăn

Có bổ sung thức ăn

Số lần cmng đẻ trứng lên quả (lần/10 phút)

Không vết châm Châm cơ giới (NT)

a a

b b

0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00

Không bổ sung thức ăn Có bổ sung thức ăn

Tổng số trúng đẻ trong qu(tng/ quả nhãn)

Không vết châm Châm cơ giới (NT)

Rõ ràng các vết châm cơ giới đã giúp lan tỏa mùi hương tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho loài B. dorsalis châm ống đẻ và đẻ trứng thành công vào quả

nhãn. Như vậy, quả nhãn bị tổn thương cơ giới được ruồi đục quả B. dorsalis ưa thích hơn hẳn so với quả nhãn còn nguyên vẹn.

Một phần của tài liệu đặc điểm sinh học sinh thái của ruồi đục quả bactrocera spp diptera tephritidae trên quả nhãn và biện pháp xử lý nhiệt lạnh (Trang 114 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(226 trang)