2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.4.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái của ruồi đục quả
* Ảnh hưởng của thức ăn đến thời gian phát triển các pha và sức sinh sản của đục quả
Khi nuôi RĐQ B. dorsalis trên các loại thức ăn khác nhau gồm cà rốt khô, cà rốt tươi và bột ngô, kết quả cho thấy khối lượng của nhộng có sự sai khác có ý nghĩa thống kê, theo đó lớn nhất là nuôi trên môi trường cà rốt khô, tiếp đó là cà rốt tươi và thấp nhất là bột ngô. Tổng số trưởng thành vũ hóa không có sự khác
biệt giữa thức ăn là cà rốt khô (45,6 trưởng thành) hoặc tươi (43,3 trưởng thành) nhưng số lượng này cao hơn hẳn khi nuôi bằng bột ngô (11,0 trưởng thành) (Nguyễn Hữu Đạt & Bùi Công Hiển, 2004b).
Ruồi đục quả B. dorsalis khi được nuôi trên thức ăn nhân tạo có số lần giao phối lên tới tối đa 36 lần (mỗi ngày một lần), trung bình là 24 lần trong đời đối
với cá thể đực và trung bình là 3 lần, tối đa là 4 lần đối với cá thể cái. Thời gian đẻ trứng của trưởng thành loài B. dorsalis dao động 9-65 ngày, trong đó khả năng đẻ trứng cao nhất là vào ngày thứ 17-32. Trung bình một trưởng thành cái sẽ đẻ 601 – 721 trứng trong suốt thời gian đẻ trứng (Nguyễn Hữu Đạt & Bùi Công Hiển, 2004b).
Nuôi trên thức ăn nhân tạo đã ghi nhận thời gian phát triển pha trứng của
B. dorsalis (từ lúc đẻ đến lúc nở) là khoảng 32 giờ±11 phút, sâu non tuổi 1 khoảng
60 giờ±17 phút, sâu non tuổi 2 là khoảng 100 giờ±42 phút, sâu non tuổi 3 là 164 giờ±77 phút, pha nhộng là 7-8 ngày, thời gian từ vũ hóa đến giao phối là 5-6 ngày
và tuổi thọ trung bình của RĐQ Phương đông là khoảng 120 ngày (Nguyễn Hữu Đạt & Bùi Công Hiển, 2004b).
Khi nuôi loài B. dorsalis trên quả xoài ở nhiệt độ 28℃ thì ghi nhận thời
gian vòng đời của ruồi đục quả Phương đông là 28,6±1 ngày, thời gian tiền đẻ trứng là 9,2±0,5 ngày, số trứng đẻ trung bình của một con cái là 106±9 trứng (Nguyễn Hữu Đạt, 2008).
Các giống xoài khác nhau cũng có ảnh hưởng khác nhau đến sự ưa thích
của B. dorsalis. Trong thí nghiệm với 4 giống xoài Hòa Lộc, Cát Trắng, Cát
Thơm, Cát Chu, kết quả ghi nhận giống Cát Chu và Cát Trắng được B. dorsalis ưa thích hơn hẳn thể hiện ở số lượng trưởng thành thu được trên 100gr thịt quả lần lượt của hai giống này là 16,26 và 21,48 trưởng thành/100gr thịt quả (Nguyễn Hữu Đạt, 2008).
Độ chín của quả cũng có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của ruồi đục quả. Tính trên 100gr thịt xoài thì giai đoạn chín thu được số lượng trưởng thành loài B. dorsalis cao nhất là 8,40 con, tiếp đó là giai đoạn chín xanh (chín sinh lý) là 3,41 con trong khi đó xoài xanh chỉ thu được 1,84 trưởng thành.
Tính trên 1 quả xoài thì giai đoạn chín, chín xanh vẫn có số lượng trưởng thành thu được cao hơn cả lần lượt là 21, 2 và 8 trưởng thành/quả xoài (Nguyễn Hữu Đạt, 2008).
Khi nuôi loài B. dorsalis bằng thức ăn nhân tạo là cà rốt khô, cà rốt tươi
và cám mì nhập nội thì thu được số lượng trưởng thành cao nhất lần lượt là 456, 453 và 456 trưởng thành/ 1.000 trứng. Trong khí đó, nuôi bằng bột ngô sẽ cho số lượng trưởng thành thấp nhất, chỉ đạt 110 trưởng thành/1.000 trứng (Nguyễn Hữu Đạt, 2008).
Thức ăn cho sâu non ảnh hưởng đến sức sinh sản của RĐQ một cách gián tiếp thông qua tỷ lệ trưởng thành cái vũ hóa. Nguyễn Thị Thanh Hiền (2014) đã chỉ ra rằng khi nuôi ở điều kiện 23°C ẩm độ 75% thì thức ăn sâu non là củ cà rốt sẽ cho tỷ lệ trưởng thành cái của ruồi đục quả Phương đông đẻ trứng cao nhất
(84,44%), thức ăn cho quả xoài lại cho tỷ lệ trưởng thành cái đẻ trứng thấp nhất (78,33%). Cũng trong nghiên cứu này, đã khẳng định sức đẻ trứng của trưởng thành cái vũ hóa từ sâu non nuôi bằng quả đào mèo, quả xoài và quả đu đủ đạt thấp hơn so với ở củ cà rốt và quả ổi. Trong đó, trưởng thành cái từ công thức nuôi sâu non bằng quả đào mèo có sức đẻ trứng thấp nhất.
0,9:1; 0,77: 1. Khi thức ăn nuôi sâu non là quả đào, quả xoài, quả ổi thì ở pha trưởng thành có số cá thể đực nhiều hơn cá thể cái và tỷ lệ giới tính (đực:cái) tương ứng là 1,3:1; 1,05:1 và 1,3:1 (Nguyễn Thị Thanh Hiền, 2014).
Thức ăn cho sâu non ảnh hưởng đến sức sinh sản của RĐQ một cách gián tiếp thông qua tỷ lệ trưởng thành cái vũ hóa (Nguyễn Thị Thanh Hiền, 2014) đã chỉ ra rằng khi nuôi ở điều kiện 23°C ẩm độ 75% thì thức ăn sâu non là củ cà rốt sẽ cho tỷ lệ trưởng thành cái của ruồi đục quả Phương đông đẻ trứng cao nhất (84,44%), thức ăn cho quả xoài lại cho tỷ lệ trưởng thành cái đẻ trứng thấp nhất (78,33%). Cũng trong nghiên cứu này đã khẳng định sức đẻ trứng của trưởng thành cái vũ hóa từ sâu non nuôi bằng quả đào mèo, quả xoài và quả đu đủ đạt thấp hơn so với ở củ cà rốt và quả ổi. Trong đó, trưởng thành cái từ công thức nuôi sâu non bằng quả đào mèo có sức đẻ trứng thấp nhất.
Với thức ăn là quả đu đủ và củ cà rốt đến pha trưởng thành thì có số trưởng thành cái nhiều hơn trưởng thành đực và tỷ lệ giới tính (đực:cái) tương ứng là 0,9:1; 0,77: 1. Khi thức ăn nuôi sâu non là quả đào, quả xoài, quả ổi thì ở pha trưởng thành có số cá thể đực nhiều hơn cá thể cái và tỷ lệ giới tính (đực:cái) tương ứng là 1,3:1; 1,05:1 và 1,3:1 (Nguyễn Thị Thanh Hiền, 2014).
Nguyễn Thị Thanh Hiền & cs. (2018) nuôi sâu non của ruồi đục quả
B. dorsalis bằng các loại thức ăn khác nhau đã ghi nhận thời gian vòng đời của B. dorsalis đạt ngắn nhất với thức ăn là khoai lang (40,2 ngày) tiếp đó là cà rốt
(40,7 ngày) và dài nhất là khoai tây (41,6 ngày). Số lượng trứng đẻ khi nuôi sâu non bằng cà rốt, cám ngô và khoai lang lần lượt là 3.383 trứng, 2.979,7 trứng và
3.333 trứng mặc dù không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 3 loại thức ăn này nhưng số tuyệt đối lớn hơn hẳn so với số lượng trứng đẻ khi nuôi bằng khoai tây.
Khi nuôi RĐQ bằng thức ăn là quả đào mèo ở nhiệt độ 26- 28°C, ẩm độ 60- 80% thì trưởng thành cái loài B. dorsalis trung bình một ngày đẻ 6,68±0,14 trứng, tổng số trứng đẻ trong đời dao động 574 – 1.298 trứng, trung bình là 949,7±38,84
trứng. Trưởng thành cái ruồi đục quả B. dorsalis khi nuôi trên quả đào mèo bắt đầu đẻ trứng sau 21-22 ngày tuôi và kết thúc khi đạt tới 160 ngày tuổi. Như vậy, thời gian đẻ của trưởng thành cái kéo dài khoảng 141 ngày, tuy nhiên trong khoảng thời gian này sẽ có những ngày ruồi cái không đẻ trứng nên thời gian thực sự có đẻ
trứng trung bình là khoảng 81,32 ngày. Giai đoạn từ 26 đến 85 ngày tuổi là thời gian ruồi đục quả Phương đông có sức sinh sản tốt và ổn định nhất (Nguyễn Thị Thanh Hiền & cs., 2018)
Khi nuôi ruồi đục quả Phương đông và ruồi đục quả ổi trên quả vú sữa ở nhiệt độ 28±0,5℃ và ẩm độ 70 – 80 % thì thời gian vòng đời của chúng lần lượt là 26,24±0,59 ngày đối với B. dorsalis và 28,94±0,85 ngày đối với loài B. Correcta.
Theo dõi trứng của loài B. correcta khi được cấy vào quả thanh long, kết quả cho thấy thời gian phát triển của giai đoạn trứng già là 26 – 27 giờ; giai đoạn phát triển sâu non tuổi 1 là 26 – 27 giờ, sâu non tuổi 2 là 64-65 giờ và sâu non tuổi 3 là 120-121 giờ (Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II, 2016).
* Ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ đến thời gian phát triển các pha và vòng đời của RĐQ
Nhiệt độ và ẩm độ có ảnh hưởng nhất định đến vòng đời và thời gian phát dục của ruồi đục quả Phương đông nuôi trên quả na. Ở nhiệt độ 23,02℃ và ẩm độ 81,84%
thì thời gian vòng đời của B. dorsalis là 53,40±1,58 ngày, thời gian tiền đẻ trứng là
29,00±0,99 ngày. Cũng ở mức nhiệt độ và ẩm độ này thì tỷ lệ sống sót từ sâu non đến trưởng thành của loài này chỉ đạt 80,82% trong đó tỷ lệ sống sót cao nhất là ở giai đoạn sâu non tuổi 3 với tỷ lệ lên tới 96,88% (Kim Thị Hiền & cs., 2018).
Trong khi đó ở nhiệt độ 21,49℃ và ẩm độ 82,78% với thức ăn là quả na thì thời gian vòng đời của ruồi đục quả B. dorsalis đã tăng lên 59,16±1,58 ngày,
thời gian tiền đẻ trứng kéo dài lên tới 34,08±0,93 ngày; tỷ lệ sống sót của từ sâu non đến trưởng thành đã tăng lên 90,41% trong đó sâu non tuổi 3 và nhộng là các giai đoạn có tỷ lệ sống sót lớn nhất lần lượt là 98,55% và 98,53% (Kim Thị Hiền
& cs., 2018).
* Khả năng sinh sản của RĐQ
Sức sinh sản của ruồi đục quả Phương đông tương đối lớn. Ở điều kiện nhiệt độ 22,06℃ và ẩm độ là 80,16% với thức ăn là quả na trong phòng thí nghiệm thì trưởng thành cái có thời gian đẻ trứng dao động từ 4-87 ngày, trung bình là 35,32 ngày với số lượng trứng đẻ dao động từ 30-630 trứng/trưởng thành cái, trung bình là 6,72 trứng/trưởng thành cái/ngày. Trưởng thành cái loài B. dorsalis không đẻ