Tỷ lệ hại quả nhãn của ruồi đục quả B. dorsalis năm 2021 - 2022

Một phần của tài liệu đặc điểm sinh học sinh thái của ruồi đục quả bactrocera spp diptera tephritidae trên quả nhãn và biện pháp xử lý nhiệt lạnh (Trang 67 - 70)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.2. Tỷ lệ hại quả nhãn của ruồi đục quả B. dorsalis năm 2021 - 2022

Quả rụng và quả trên cây được thu thập hàng tuần để đánh giá diễn biến tỷ lệ hại trên quả nhãn do loài ruồi B. dorsalis đối với 5 giống nhãn Hương chi, Miền thiết, T2, Ido và Tiêu da bò. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.3.

Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy ở tất cả các địa điểm điều tra và trên tất cả các

giống nhãn trong 2 năm 2021-2022 đều không phát hiện ruồi đục quả B. dorsalis ở giai đoạn quả non và giai đoạn hình thành, phát triển cùi quả. Có lẽ do ở 2 giai đoạn này cùi quả còn mỏng, quả nhãn chưa có độ ngọt nhất định và vỏ thì vẫn còn xù xì, dày nên không hấp dẫn trưởng thành ruồi đục quả đến đẻ trứng.

Bảng4.3. Tỷ lệ hại của ruồi đục quả B. dorsalis ở các giai đoạn phát triển quả nhãn ở một số giống nhãn tại Việt Nam giai đoạn 2021-2022

Tỉnh điều tra

Giống nhãn theo dõi

Tỷ lệ hại (%) ở các giai đoạn phát triển quả nhãn Quả non

Hình thành và phát triển

cùi quả

Chuẩn bị thu hoạch

Thời kỳ thu hoạch 2021 2022 2021 2022 2021 2022 2021 2022

Hưng Yên

Miền thiết - - - - 1,08 - 0,70a 1,26a

Hương chi - - - 2,29a 1,98a

T2 - - - 0,45a 1,12a

Hải Dương

Miền thiết - - - 0,68a 2,29a 1,06a

Hương chi - - - 1,05a 2,41a 2,17a

T2 - - - 1,47a 0,96a

Sơn La

Miền thiết - - - 0,46a 2,21a 2,02a

Hương chi - - - - 0,36 1,14a 2,26a 2,13a

T2 - - - 0,58a 1,32a 1,05a

Tây Ninh Idor - - - - 0,20a 0,44a 1,14a 0,68a

Tiêu da bò - - - - 0,29a 0,84a 1,19a 1,48a

Cần Thơ Idor - - - - 0,55a 0,40a 1,29a 1,35a

Tiêu da bò - - - - 0,65a 0,55a 1,33a 2,05a

Ghi chú: -: không phát hiện; Các chữ cái giống nhau trong cùng cột của một địa điểm điều tra, trong cùng một năm và giai đoạn sinh trưởng của quả nhãn biểu thị tỷ lệ quả bị hại không khác nhau với P>0,05 với

kiểm định Generalized linear model với số liệu được nhập theo dạng nhị phân.

Ở giai đoạn chuẩn bị thu hoạch, ở các điểm điều tra tại phía Bắc, lác đác xuất

hiện ruồi đục quả, nhưng sang đến thời kỳ thu hoạch tất cả các địa điểm điều tra và các giống nhãn đều nhiễm ruồi đục quả. Đối với các tỉnh phía Nam, từ giai đoạn chuẩn bị thu hoạch, trên cả hai giống nhãn Ido và Tiêu da bò đều đã xuất hiện sâu non ruồi đục quả ở trong quả.

Thời kỳ thu hoạch là thời điểm ruồi đục quả B. dorsalis gây hại nhiều nhất, tất cả các tỉnh điều tra và các giống nhãn đều bị loài này gây hại. Trong đó, ở các tỉnh phía Bắc tỷ lệ hại trên quả giống Hương chi đạt 1,98-2,41%, giống T2 có tỷ lệ hại trên quả là 0,45-1,47%. Ở các tỉnh phía Nam, tỷ lệ hại trên quả đối với các giống nhãn đạt thấp, dao động 0,20-0,84% ở thời kỳ chuẩn bị thu hoạch đến 0,68-

2,05% ở thời kỳ thu hoạch. Tỷ lệ hại trên quả ở nhãn Tiêu da bò đạt 0,29-2,05%, còn trên nhãn Ido đạt thấp hơn, chỉ là 0,2-1,35%. Tuy nhiên, khi xử lý thống kê thì nhận thấy không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ hại trên quả giữa các giống nhãn khác nhau (bảng 4.3).

Điều tra ở phía Nam ghi nhận ruồi B. dorsalis gây hại ở cả thời kỳ chuẩn bị thu hoạch và thời kỳ thu hoạch, còn ở phía Bắc chỉ ghi nhận loài này trong thời kỳ chuẩn bị thu hoạch. Ghi nhận này tương tự như kết quả nghiên cứu về sự gây hại của B. dorsalis trên đu đủ, chỉ các quả đu đủ ở giai đoạn cận thu hoạch hoặc chín hoàn toàn mới ghi nhận có sâu non ruồi đục quả Phương đông (Seo & cs., 1982).

Trong nghiên cứu này, tỷ lệ quả nhiễm ruồi đục quả đối với các giống nhãn đều rất thấp so với các loại cây trồng khác đã được ghi nhận trong các nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hiền (2014). Ví dụ, tỷ lệ hại đã ghi nhận trên quả đào

mèo lên tới 74,7% vào năm 2012, trên quả hồng là 40,7% và trên quả gioi là 61,1% vào năm 2011. Kết quả tại nghiên cứu này tương đồng với tỷ lệ hại 1,8%

năm 2011 và 1,6% năm 2012 đối với quả nhãn trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hiền (2014).

Đặc điểm vật lý của quả nhãn, nhất là phần vỏ quả được coi như một rào cản cơ học có tác dụng ngăn chặn việc đẻ trứng vào trong quả của trưởng thành các loài ruồi đục quả có ống đẻ trứng ngắn như A. fraterculus, A. suspensa, C.capitata, B. dorsalis. Do ống đẻ trứng ngắn, trứng thường được đẻ ở bề mặt quả và nhanh chóng bị khô rồi chết (Aluja & Mangan, 2008; Gould & cs., 1999). Thực tế, sự gây

Kết quả thu thập ruồi đục quả trên quả nhãn tại các tỉnh trồng nhãn trọng điểm chưa phát hiện ruồi đục quả B. correcta trong khi kết quả thu thập bằng mẫy ME đã ghi nhận loài ruồi này có xuất hiện trong vườn nhãn. Độ dày vỏ quả của quả nhãn có thể là một yếu tố ngăn cản việc châm ống đẻ trứng của ruồi đục quả

B. correcta; thêm vào đó, quả nhãn có lớp màng vỏ quả tương đối dai, dày cũng là

một lớp bảo vệ khỏi sự gây hại của B. correcta.

Đến nay, chỉ duy nhất công bố của Allwood & cs. (1999) xác nhận phát hiện

B. correcta trên quả nhãn dựa vào việc phát hiện cá thể loài ruồi đục quả này trên

2 trong số 23.365 quả nhãn thu được ở các nước Thái Lan, Malaysia và phía nam của Ấn Độ. Như vậy, khả năng gây hại trên quả nhãn của B. correcta là vô cùng thấp, có thể chúng chỉ có thể đẻ trứng, gây hại vào các quả nhãn đã bị nứt hoặc có vết thương cơ giới trước đó. Thí nghiệm tiếp theo về sự ưa thích của ruồi đục quả với các giống nhãn khác nhau có thể sẽ là một minh chứng cho giả thuyết này.

Như vậy, có thể lý giải tại sao ruồi đục quả B. dorsalis được coi là đối tượng gây thiệt hại về mặt KDTV đối với quả nhãn nhiều hơn là loài gây hại quan trọng trong quá trình canh tác, làm giảm năng suất, sản lượng nhãn. Chúng chỉ tập trung

gây hại chính vào thời kỳ thu hoạch là thời điểm quả nhãn đã đạt độ dày cùi và độ ngọt nhất định, phù hợp làm nơi cư trú và cung cấp thức ăn cho sâu non ruồi đục quả.

4.1.3. Thành phần loài ruồi đục quả trên cây nhãn ở một số tỉnh trọng điểm trồng nhãn năm 2021 - 2022

Thành phần loài sinh vật gây hại nói chung và thành phần loài ruồi đục quả trên quả nhãn nói riêng có sự thay đổi thường xuyên dưới sự tác động của các yếu tố thời tiết, mùa vụ, kỹ thuật canh tác…

Thành phần loài ruồi đục quả gây hại nhãn được xác định dựa vào mẫu trưởng thành ruồi đục quả thu thập bằng phương pháp kiểm tra quả rụng, thu quả trên cây và treo bẫy tại vườn nhãn. Kết quả theo dõi thành phần ruồi đục quả thông qua việc đặt bẫy Me trong vườn nhãn và thu thập trong quả nhãn được tổng hợp ở bảng 4.4.

Ở tất cả các tỉnh điều tra, từ quả nhãn rụng và quả nhãn thu trên cây của 5 giống nhãn nghiên cứu chỉ phát hiện được loài B. dorsalis, không phát hiện loài

B. correcta ở bất kỳ pha phát triển nào. Điều này tương đồng với kết quả điều tra

tại phía Nam năm 1999 và phía Bắc năm 2011, 2012 của Thuy & cs. (2000) và Nguyễn Thị Thanh Hiền (2014). Kết quả này cũng phù hợp với kết luận của các nhà nghiên cứu Thái Lan trong quá trình điều tra, thu thập thành phần loài ruồi đục quả trên nhãn tại nước này, chỉ phát hiện duy nhất loài B. dorsalis trên nhãn rụng (Keawchoung & cs., 2001).

Bảng 4.4. Thành phần loài ruồi đục quả Bactrocera spp. thu được tại vườn nhãn tại một số tỉnh trồng nhãn của Việt Nam giai đoạn 2021-2022

Địa điểm điều tra Bactrocera dorsalis Bactrocera correcta Bactrocera umbrosa

Từ quả Vào bẫy Từ quả Vào bẫy Từ quả Vào bẫy

Hưng Yên + + - + - -

Hải Dương + + - + - -

Sơn La + + - + - -

Tây Ninh + + - + - -

Cần Thơ + + - + - +

Ghi chú: +: có phát hiện; -: không phát hiện

Khi phân tích giám định thành phần ruồi đục quả thu thập được trong các bẫy treo tại vườn (sử dụng chất dẫn dụ ME) thì ngoài B. dorsalis còn phát hiện thêm

loài B. correcta B. umbrosa. Trong đó loài B. umbrosa chỉ phát hiện trên bẫy tại Cần Thơ, các tỉnh còn lại chỉ thấy xuất hiện B. dorsalisB. correcta. Như vậy, mặc dù loài B. correcta B. umbrosa có xuất hiện trên vườn nhưng chưa tìm thấy chúng gây hại trên quả nhãn, có thể nhãn không phải là ký chủ của các loài này. So với kết quả điều tra trong khuôn khổ dự án STDF hợp tác với chính phủ Australia, điều tra này ghi nhận thêm loài B. umbrosa vào bẫy trong vườn nhãn (The Plant Protection Department of Vietnam, 2019).

Một phần của tài liệu đặc điểm sinh học sinh thái của ruồi đục quả bactrocera spp diptera tephritidae trên quả nhãn và biện pháp xử lý nhiệt lạnh (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(226 trang)