4.3. SỰ LỰA CHỌN KÝ CHỦ CỦA RUỒI ĐỤC QUẢ ĐỐI VỚI CÁC GIỐNG NHÃN KHÁC NHAU GIỐNG NHÃN KHÁC NHAU
4.3.3. Sự lựa chọn ký chủ của ruồi đục quả B. correcta với các giống nhãn khác nhau
Kết quả điều tra ngoài vườn nhãn không ghi nhận sự gây hại của ruồi đục quả
B. correcta trên quả nhãn từ các mẫu quả tươi thu thập trên cây cũng như quả rụng
ngoài vườn nhãn. Điều này phù hợp với một số kết quả điều tra trước đó. Tuy nhiên để có câu trả lời cụ thể hơn cho giả thuyết liệu trong điều kiện lý tưởng hơn, ruồi đục quả B. correcta có thực sự có khả năng gây hại trên quả nhãn tươi không,
chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm về sự ưa thích của loài B. correcta đối với các giống nhãn khác nhau.
4.3.3.1. Sự ưa thích của ruồi đục quả B. correcta trong điều kiện không có sự lựa chọn giống nhãn
Trưởng thành cái của ruồi đục quả B. correcta ở giai đoạn đẻ trứng khỏe nhất được thả vào các hộp chứa quả nhãn tươi của các giống nhãn khác nhau. Mỗi giống nhãn được chứa trong một hộp riêng lẻ và đánh giá sự ưa thích của loài B. correcta thông qua các chỉ tiêu tổng số lần tiếp xúc với quả, tổng số lần châm ống đẻ trứng vào quả trong 10 phút và số trứng đẻ trong quả nhãn. Kết quả được trình bày ở hình 4.7.
Ở cả hai điều kiện có và không có bổ sung thức ăn thêm, các giống Miền thiết, Hương chi ở phía Bắc và Tiêu da bò ở phía Nam có tổng số lần loài
B. correcta tiếp xúc với quả lớn hơn rõ rệt so với hai giống T2 và Ido. Có thể nói,
”dường như” ruồi đục quả B. correcta ít quan tâm đến giống nhãn T2 và Ido hơn các giống còn lại.
Số lần châm ống đẻ trứng của ruồi đục quả B.correta vào quả nhãn cao nhất đối với giống Tiêu da bò (0,18 lần/10 phút trong điều kiện không bổ sung thức ăn và 0,07 lần/10 phút trong điều kiện có bổ sung thức ăn thêm), tiếp đó là Hương chi (0,05 lần và 0,15 lần/10 phút trong điều kiện có và không có bổ sung thức ăn). T2 và Ido là 2 giống nhãn ít bị loài B. correcta châm ống đẻ trứng nhất, thậm chí trong điều kiện có bổ sung thức ăn, giống nhãn T2 không ghi nhận bị ruồi đục quả
B. correcta châm ông đẻ trứng trong toàn bộ quá trình thí nghiệm. Tuy nhiên, trên
góc độ thống kê, số lần châm ống đẻ trứng trên các giống nhãn khác nhau không có sự khác biệt rõ rệt.
Hình 4.7. Sự ưa thích của B. correcta trong điều kiện không có sự lựa chọn về
giống nhãn
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một điều kiện (có/không) bổ sung thức ăn thêm biểu diễn sự
sai khác rõ rệt ở mức P≤ 0,05
Ở cả hai điều kiện có và không có bổ sung thức ăn thêm, không ghi nhận sự đẻ trứng thành công của ruồi đục quả B. correcta trong cả 5 giống nhãn (không phát hiện trứng của ruồi đục quả trong các giống nhãn thí nghiệm).
4.3.3.2. Sự ưa thích của loài B. correcta trong điều kiện có sự lựa chọn giống nhãn
Kết quả nghiên cứu tập tính lựa chọn ký chủ trong điều kiện ruồi đục quả
B. correcta được lựa chọn giữa các giống nhãn được thể hiện trong hình 4.8.
Tương tự như thí nghiệm với B. dorsalis, sự ưa thích của B. correcta được nghiên cứu trong điều kiện có chọn lựa giống nhãn theo hai nhóm, nhóm giống nhãn phía Bắc gồm Hương chi, Miền thiết, T2 và nhóm giống nhãn phía Nam gồm Tiêu da bò và Ido.
Đối với nhóm giống nhãn phía Bắc, tổng số lần tiếp xúc với quả nhãn của ruồi đục quả B. correcta trên các giống nhãn không có sự khác biệt rõ rệt ở mức có ý nghĩa thống kê trong điều kiện không bổ sung thức ăn, tuy nhiên khi được bổ sung thức ăn thêm, quả nhãn giống Hương chi có số lần tiếp xúc của loài
B. correcta lớn nhất, đạt 4,72 lần/10 phút cao hơn hẳn so với giống Miền thiết
(3,50 lần/10 phút) và T2 (3,61 lần/10 phút). Nhóm giống phía Nam không có sự
a
a ab
b b
b b
b a
a
0 1 2 3 4 5 6 7
Không bổ sung thức ăn Có bổ sung thức ăn
Tổng số lần tiếp xúc (lần/10 phút
T2 Miền thiết Hương Chi Tiêu da bò Ido
a
a a
a a
a a
a
a a
0 0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 0.12 0.14 0.16 0.18 0.2
Không bổ sung thức ăn
Có bổ sung thức
Số lần châm ống đẻ trứng (lần/10 phút) ăn T2 Miền thiết Hương Chi Tiêu da bò Ido
Hình 4.8. Sự ưa thích của ruồi đục quả loài B. correcta trong điều kiện có sự
lựa chọn về giống nhãn
Ghi chú: Các chữ cái thường khác nhau của nhóm giống nhãn phía Bắc và các chữ cái in hoa khác nhau của nhóm giống nhãn phía Nam trong cùng điều kiện có/không bổ sung thức ăn thêm biểu diễn sự sai
khác rõ rệt ở mức P≤ 0,05
Số lần châm ống đẻ trứng của ruồi đục quả B. correcta vào quả nhãn giống Hương chi đạt cao nhất đối với nhóm giống nhãn phía Bắc trong điều kiện không bổ sung thức ăn thêm (0,17 lần/10 phút). Đối với nhóm giống phía Nam ở điều kiện không bổ sung thức ăn thì loài B. correcta có số lần châm ống đẻ trứng trên giống Tiêu da bò (0,27 lần/10 phút) lớn hơn hẳn so với giống Ido (0,10 lần/ 10 phút). Trong điều kiện có bổ sung thức ăn thêm, số lần châm ống đẻ trứng vào quả nhãn ở cả hai nhóm giống nhãn phía Nam và phía Bắc đều không thể hiện sự khác biệt rõ rệt ở mức có ý nghĩa thống kê.
Như vậy, có thể tạm kết luận rằng Hương chi là giống nhãn được ruồi đục quả B. correcta ưa thích hơn so với các giống nhãn còn lại ở phía Bắc và Tiêu da bò được ưa thích hơn so với Ido trong nhóm giống nhãn phía Nam. Sự ưa thích này có mối tương quan thuận với độ dày vỏ quả nhãn đã được thể hiện ở Bảng 4.8.
Mặc dù có châm ống đẻ trứng vào quả nhãn ở tỷ lệ thấp nhưng không ghi nhận sự đẻ trứng thành công, thể hiện ở việc không có trứng của ruồi đục quả B. correcta trong quả nhãn sau thí nghiệm. Có thể độ dày vỏ quả của quả nhãn lớn hơn hẳn so với chiều dài ống đẻ trứng (phần châm vào quả) của loài B. correcta cộng với lớp màng trong vỏ, nên khả năng đẻ trứng thành công của ruồi đục quả vào trong quả nhãn là rất thấp. Hiện tượng này cũng tương tự như phát hiện của Rattanapun &
cs. (2009) khi nghiên cứu sự ưa thích của ruồi đục quả trên 2 giống xoài ở độ chín
a a
a b
a a
A
A A
A
0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00
Không bổ sung thức ăn Có bổ sung thức ăn Tổng số lần tiếp xúc với quả (lần/10 phút)
Miền Thiết Hương Chi T2 Ido Tiêu da bò
a
a b
a
a a
A
A B
A
0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 0.30
Không bổ sung thức ăn
Có bổ sung thức ăn
Số lần châm ống đẻ trưng (lần/10 phút)
Miền Thiết Hương Chi T2 Ido Tiêu da bò2
khác nhau đã ghi nhận ruồi đục quả B. dorsalis có châm ống đẻ trứng vào xoài
xanh nhưng không có trứng hoặc nhộng được phát hiện sau thí nghiệm.
4.3.3.3. Sự ưa thích của ruồi đục quả B. correcta trong điều kiện có vết châm cơ giới
Để góp phần khẳng định giả thuyết vỏ quả nhãn và lớp màng sau vỏ quả có vai trò quan trọng trong việc ngăn ruồi đục quả B. correcta đẻ trứng thành công vào quả nhãn, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm so sánh sự ưa thích của loài B. correcta đối với quả nhãn giống Hương chi nguyên vẹn, không có vết
châm và quả nhãn đã được xử lý vết châm cơ giới bằng kim côn trùng. Kết quả được thể hiện ở hình 4.9 với điều kiện không có lựa chọn vết châm và Hình 4.10 với điều kiện có sự lựa chọn vết châm.
Hình 4.9. Sự ưa thích của ruồi đục quả loài B. correcta trong điều kiện
không có lựa chọn vết châm cơ giới
a
a
b b
- 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00
Không bổ sung thức ăn
Có bổ sung thức ăn
Tổng số lần tiếp xúc với quả (lần/ 10 phút)
Không vết châm Châm cơ giới (NT)
a a
b b
- 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50
Không bổ sung thức ăn
Có bổ sung thức ăn
Số lần châm ống đẻ trứng (lần/10 phút)
Không vết châm Châm cơ giới (NT)
- -
7.17
8.33
- 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00
Không bổ sung thức ăn Có bổ sung thức ăn
Tổn số trứng đẻ trong quả (trứng/quả nhãn)
Không vết châm Châm cơ giới (NT)
Kết quả từ hình 4.9 cho thấy ruồi đục quả B. correcta tìm đến với quả nhãn có vết châm cơ giới nhiều hơn so với quả nguyên vẹn, không vết châm ở cả điều
kiện có hoặc không có thức ăn bổ sung. Tổng số lần tiếp xúc với quả nhãn có vết châm cơ giới lần lượt là 6,10 lần và 5,67 lần/10 phút ở điều kiện có và không có thức ăn bổ sung trong khi quả nguyên vẹn, không có vết châm chỉ có 3,72 lần và 2,34 lần tiếp xúc tương ứng.
Về số lần châm ống đẻ trứng vào quả, ruồi đục quả B. correcta hầu như chỉ chọn quả nhãn có vết châm cơ giới để châm ống đẻ trứng; quả nhãn nguyên vẹn, không có vết châm hầu như không được loài B. correcta lựa chọn nên số lần châm ống đẻ trứng vào quả đạt rất thấp chỉ 0,08 lần/10 phút trong điều kiện không bổ sung thức ăn thêm và 0,25 lần/10 phút trong điều kiện có bổ sung thức ăn thêm.
Thí nghiệm này cũng không ghi nhận có trứng hay bất kỳ pha phát dục nào của
ruồi đục quả B. correcta trong quả nhãn còn nguyên vẹn, không có vết châm trong khi đó ở quả có vết châm cơ giới đã ghi nhận lần lượt 8,33 và 7,17 trứng trên quả nhãn trong điều kiện có và không có bổ sung thức ăn thêm.
Trong điều kiện có sự lựa chọn về vết châm, quả nhãn có vết châm cơ giới và quả nhãn nguyên vẹn, không có vết châm cùng được treo vào trong hộp. Kết quả tại hình 4.10 cho thấy tổng số lần tiếp xúc của ruồi đục quả B. correcta trên quả còn nguyên vẹn, không vết châm thấp hơn hẳn so với trên quả có vết châm cơ giới ở cả hai điều kiện có và không có bổ sung thức ăn nhân tạo. Không ghi nhận số lần châm ống đẻ trứng và trứng hoặc bất kỳ pha phát dục nào của loài B. correcta trên quả nhãn còn nguyên vẹn, không vết châm trong khi số liệu này ở quả nhãn có vết châm cơ giới lần lượt là 1,97 lần/10 phút (không bổ sung thức ăn), 2,15 lần/10 phút (có bổ sung thức ăn) và 8,67 trứng/quả nhãn (không bổ sung thức ăn), 10,50 trứng/quả nhãn (có bổ sung thức ăn). Rõ ràng trong điều kiện có sự lựa chọn, ruồi đục quả ổi B. correcta không chọn quả nhãn nguyên vẹn, không có vết châm để gây hại.
Hình 4.10. Sự ưa thích của ruồi đục quả B. correcta trong điều kiện có lựa
chọn vết châm cơ giới
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một điều kiện (có/không) bổ sung thức ăn thêm biểu diễn sự
sai khác rõ rệt ở mức P≤ 0,05
Như vậy, có thể tạm kết luận quả nhãn tươi không phải là ký chủ phù hợp với ruồi đục quả B. correcta, tuy nhiên những quả nhãn bị nứt, vỡ hoặc có tác động cơ giới tạo lỗ thủng trên vỏ quả thì có thể bị loài B. correcta gây hại. Để không làm ảnh hưởng đến quả nhãn xuất khẩu do rủi ro có thể nhiễm ruồi B. correcta, biện pháp chọn lọc, sơ chế trước khi xuất khẩu để loại bỏ các quả nhãn không còn nguyên vẹn, quả nhãn có dấu hiệu nứt vỡ, có vết thâm do bị châm bởi côn trùng khác ... phải được áp dụng trước khi đóng thùng xuất khẩu.
4.4. BIỆN PHÁP XỬ LÝ NHIỆT LẠNH ĐỐI VỚI RUỒI ĐỤC QUẢ