Nội dung, phương thức và nguyên tắc quản trị nội dung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Quản trị nội dung chuyên trang của Báo điện tử Công lý (Trang 27 - 33)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE VAN DE QUAN TRI NỘI DUNG CHUYEN

1.3. Nội dung, phương thức và nguyên tắc quản trị nội dung

chuyên trang của báo điện tử

1.3.1.Nội dung quản trị

Nội dung quản trị bao gồm: Quản trị chiến lược, xây dựng kế hoạch nội

dung, Quản trị chất lượng nội dung thông tin, Quản trị kế hoạch đăng ký đề tài, Quản trị quy trình biên tập xuất bản, Quản trị hệ thống CMS, Quản trị phản hồi và Quản trị nhân lực và cơ sở vật chat.

-Quản trị chiến lược và kế hoạch sản xuất nội dung Đây là quá trình thé hiện vai trò của Ban Biên tap, lãnh đạo tòa soạn trong việc lập kế hoạch, chiến lược phát triển nội dung của chuyên trang. Nó là “kim chỉ nam” cho việc lập kế hoạch và triển khai các nội dung quản trị

khác.

Lãnh đạo tòa soạn bao gồm: Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập và các thành viên Ban Biên tập, lãnh đạo các phòng, ban là chủ thé quản trị, là bộ

não của tòa soạn, có nhiệm vụ lãnh đạo tòa soạn, xây dựng phương hướng,

chiến lược phát triển tòa soạn trong từng giai đoạn cụ thể. Các thành viên Ban

biên tập chuyên trang được lãnh đạo tòa soạn giao nhiệm vụ thường xuyên

bàn bạc và giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung như định hướng đề tài, kiểm soát hoạt động chuyên môn, biên tập, xuất bản.

Việc chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch nội dung sẽ tạo sự chủ

động cho các bộ phận thực hiện nhiệm vụ được giao một cách có định hướng.

Đồng thời sẽ giúp các bộ phận phối hop một cách nhịp nhàng, hiệu qua dé tạo ra một sản phẩm chất lượng cho chuyên trang. Việc xây dựng chiến lược, kế hoạch căn cứ vào tình hình thực tế, vào xu hướng vận động và phát triển theo từng giai đoạn của tòa soạn. Thông thường có chiến lược dài hạn và chiến lược ngắn hạn tùy thuộc vào tầm nhìn của chủ thể quan tri.

-Quan tri chất lượng nội dung thông tin

23

Chất lượng nội dung thông tin của chuyên trang phản ánh sự thành công hay không thành công của quá trình quản trị nội dung của chủ thể. Đây

cũng chính mục dich của quá trình quản tri nội dung

Chat lượng nội dung thông tin bao gồm nhiều yếu tố như số lượng tin, bài xuất bản; hiệu quả của thông tin; tính chính xác, khách quan của thông tin.

Đặc biệt đối với chuyên trang điện tử thì tính chuyên sâu của thông tin là một trong những yếu tố tạo ra bản sắc riêng biệt của chuyên trang đó.

Chất lượng nội dung thông tin của chuyên trang được đánh giá qua sự

tương tác, sự đón nhận và thỏa mãn của công chúng. Thông tin có nội dung

phù hợp, hấp dẫn người đọc; phù hợp với quan điểm chỉ đạo, tuyên truyền, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

-Quan trị kế hoạch đăng ký dé tài, quy trình sản xuất nội dung chuyên

trang

Đề tài trong lĩnh vực báo chí là phạm vi đời sống hiện thực được phản ánh vào các tác phẩm báo chi. Dé tài có thé được hiểu theo nghĩa rộng va hẹp.

Với nghĩa rộng, đề tài tương ứng với các lĩnh vực hoạt động trong đời sống như đề tài quốc tế, kinh té, văn hóa, giáo dục, khoa học, y tế, thê thao... Với nghĩa hẹp, có thể hiểu đề tài là sự kiện, vẫn đề mà nhà báo hướng tới, nhận thức và phản ánh vào tác phẩm.

Kế hoạch đăng ký đề tài là một phần của chiến lược quản trị nội dung của chuyên trang báo điện tử. Không chỉ có chủ thé quản trị mới lập kế hoạch mà tất cả những cá nhân trong quy trình sản xuất nội dung cũng phải kế hoạch cho riêng mình. Những kế hoạch của chuyên trang của báo điện tử chủ yếu là kế hoạch đăng ký các đề tài thực hiện và hoạt động sản xuất nội dung cho

chuyên trang.

Sau khi đã có kế hoạch đề tài được lãnh đạo duyệt, các phóng viên bước vào quá trình sản xuất nội dung. Trong quy trình sáng tạo tác phẩm

24

chuyên trang báo điện tử, các bước tiễn hành phụ thuộc nhiều vào những yếu tố kỹ thuật như việc thiết kế các giao diện, các phần mềm quản lý và xuất bản thông tin trên mạng. Những yếu tố này tác động trực tiếp đến quy trình sáng tạo tác phẩm. Các bước cơ bản trong quy trình sáng tao tác phâm cho chuyên trang điện tử bao gồm 6 bước sau đây:

Một là, tìm hiểu và nghiên cứu thực tế Hai là, chọn đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đề cho tác phẩm Ba là, thu thập thông tin, tổng hợp tư liệu, liên hệ với những người liên quan dé phỏng van, ghi âm hoặc tiễn hành quay phim tại thực địa, thâm định

thông tin liên quan (sử dụng các phương pháp khai thác và thu thập thông tin

báo chí).

Bon là, xem lại và xử lý các dữ liệu đã thu thập được (lựa chọn) Nam là, chuẩn định dạng các file văn bản, âm thanh, hình ảnh

Sáu là, lựa chọn hình thức thé hiện tác phẩm hiệu quả nhất có thé va tiễn hành thể hiện tác phẩm (thé loại)

-Quản trị quy trình biên tập, xuất bản Quy trình này bắt đầu khi phóng viên gửi bài viết cho tới các biên tập viên xử lý biên tập, chỉnh sửa và các Thu ký được ủy quyén xuất ban san phẩm cuối cùng tới công chúng. Nhìn chung quy trình biên tập xuất bản báo chí ở các cơ quan là một tờ báo hay một chuyên trang điện tử đều theo một quy trình khép kín từ dưới lên trên tương đối giống nhau. Quy trình biên tập xuất bản chính là quá trình kiểm soát thông tin, tham định thông tin, biên tập, chỉnh sửa lỗi trước khi công bố sản phẩm tới công chúng.

Quy trình cơ bản của việc biên tập xuất bản tại các chuyên trang điện tử gồm các bước như sau:

Bước 1: Tiếp nhận tin, bài của phóng viên gửi lên hệ thống CMS Bước 2: Tham định thông tin

25

Bước 3: Phản hồi, trao đổi với tác giả (nếu cần thiết)

Bước 4: Biên tập tin, bài

Bước 5: Duyệt xuất bản Bước 6: Xuất bản tin, bài

-Quan trị hệ thong CMS của các chuyên trang Hệ thống quản trị nội dung (tiếng Anh là Content Management System, viết tắt là CMS) là phần mềm có chức năng khởi tạo và chỉnh sửa nội dung trên mạng Internet, thường hỗ trợ một đội ngũ nhiều người sử dụng trong một quy trình làm việc chung. Và các phan mềm CMS thường là được xây dựng ngay trên nền tảng web.

Quản trị CMS là việc phân quyền cho phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, tùy thuộc vào vai trò, vị trí mà giao quyền quản lý tài khoản CMS phù hợp. Quản trị hệ thống CMS là đảm bảo an toàn thông tin cho chuyên

trang của báo điện tử.

- Quản trị phản hồi nội dung chuyên trang Quản trị phản hi thé hiện ở hai phương diện bao gồm: Phản hồi nội bộ (đồng nghiệp, nhân viên, nhà quản trị) và phản hồi từ bên ngoài (cộng tác viên, công chúng báo chí). Quản trị phản hồi về nội dung là dé nắm bắt được nhu cầu, đánh giá hiệu quả của chất lượng nội dung chuyên trang, từ đó đưa ra những điều chỉnh kịp thời.

Việc theo dõi ý kiến phản hồi của công chúng, của dư luận xã hội sau mỗi bai báo được xuất bản đóng vai trò quan trọng dé từng bước hoàn thiện và nâng cao chất lượng các bài viết. Đây là kênh thông tin phản ánh ý kiến của công chúng, của cơ quan quản lý nhà nước đối với tác phâm báo chí, với

cơ quan báo chí.

Bên cạnh đó, những thông tin phản hồi góp ý, phê bình những hạn chế của chuyên trang điện tử cũng là nguồn dé tài mở giúp những chủ thể quản tri

26

có những điều chỉnh chiến lược, kế hoạch sản xuất nội dung, tìm ra giải pháp khắc phục, hoàn thiện nội dung để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của

công chúng và mục đích tuyên truyền.

Việc quản trị những phản hồi của công chúng thường giao cho bộ phận biên tập, thư ký tòa soạn tổng hợp và trình Ban biên tập xem xét, ra quyết định điều chỉnh.

1.3.2.Phương thức quản trị

Phuong thức quan trị là tổng thé các cách thức tác động có thể có và có` ⁄

chủ đích của chủ thé quản trị đến đối tượng quản trị dé đạt được các mục tiêu dé ra. Trên cơ sở quyết định do chủ thé quản trị đưa ra, các đối tượng quan trị

sẽ thực thi các công việc cụ thé.

Quản trị nội dung của một chuyên trang điện tử cũng giống như quản

trị nội dung một tờ báo điện tử. Có một sự khác biệt là phạm vi nội dung

thông tin của chuyên trang điện tử hẹp hơn nhưng chất lượng thông tin lại chuyên sâu hơn, không dàn trải như một tờ báo điện tử. Làm thé nào dé chất

lượng nội dung thông tin của chuyên trang điện tử thực sự chuyên sâu, vừa

đúng định hướng, đúng tôn chỉ mục đích, lại vừa cung cấp cho công chúng thông tin hấp dẫn? Đề đạt được mục đích này thì cần có phương thức quản trị

nội dung phù hợp, chặt chẽ. Qua nghiên cứu cho thấy, dé cụ thé hóa được các

quyết định do chủ thé quản trị đưa ra, các bộ phận phù hợp cần lập kế hoạch

thực hiện và tổ chức thực hiện kế hoạch đó. Cụ thể của nhóm công việc này là phân công người thực hiện, điều khiến, kiểm soát các nỗ lực cá nhân, bộ phận dé đạt được mục tiêu đã dé ra. Phương thức quản trị nội dung được thé hiện bang những phương thức sau:

-Quản trị bằng chế độ thông tin báo cáo Chế độ thông tin báo cáo là một trong những công việc thường xuyên,

liên tục của đội ngũ phóng viên, biên tập viên và những người làm công tác

27

quản trị một chuyên trang của báo điện tử. Hình thức báo cáo có thể là trực tiếp tại các cuộc họp giao ban, qua email, qua nhóm chat...Chuyên trang điện tử với đặc thù cập nhật thông tin thường xuyên 24/24, do đó chế độ thông tin báo cáo về hoạt động chuyên môn là rất quan trọng.

Thực tế quản trị theo phương thức này đòi hỏi sự chủ động từ phía các cá nhân, các nhóm tô chức sản xuất nội dung, biên tập, xuất bản, phải thường xuyên trao đối, báo cáo phản hồi lại ý kiến của lãnh đạo dé kịp thời năm bắt diễn biến của hoạt động sản xuất nội dung, qua đó điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Đây được coi như một nội dung bắt buộc dé tạo sự trao đồi thông tin quản tri hai chiều, từ lãnh đạo đến cán bộ nhân viên và ngược lại.

-Quản trị bằng quy chế làm việc Việc quản tri nội dung Chuyên trang của báo điện tử đa dạng về nội dung, nhiều thành phan, dé tạo ra sự thống nhất, tập trung và quản trị một cách khuôn khổ thì phải có những quy chế, quy định rõ ràng. Quy chế làm việc tạo ra một hành lang dé việc quản trị minh bạch hơn.

Trên thực tế mỗi cơ quan báo chí đều có một bộ quy chế, quy định chung áp dụng với toàn cơ quan và cũng có thé có những quy định riêng cho mỗi bộ phận, phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ khác nhau. Những quy chế này vừa là khuôn khổ, đồng thời là hành lang cho hoạt động của cán bộ, nhân viên trong tổ chức bộ máy.

-Quản trị bằng chỉ tiêu công tác Chỉ tiêu công tác là những con số mang tính định lượng, là những số liệu đo lường về kết quả công tác. Thông qua kết quả của chỉ tiêu công tác giúp nhà quản trị đánh giá được ưu điểm, hạn chế của nhân viên, đồng thời cũng tông kết, đánh giá việc quản trị nội dung của chuyên trang của báo điện

tử.

28

Với phương thức này, mỗi cá nhân sẽ phải nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc được giao. Bởi nếu không hoàn thành chỉ tiêu, định mức

được giao sẽ không hoàn thành nhiệm vụ, sẽ ảnh hưởng tới công việc chung

của tòa soạn và ảnh hưởng tới chính bản thân mình.

-Quản trị bằng kiểm tra, giám sát Công tác kiểm tra, giám sát là hoạt động rat quan trọng trong quy trình

quản tri nội dung của chuyên trang của báo điện tử. Những người được giao

quyên thường xuyên phải kiểm tra, giám sát hoạt động của các nhân viên dưới quyên. Phương thức quản trị này giúp các chủ thé quan trị kịp thời phát hiện

những vi phạm của nhân viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bên cạnh đó

cũng khuyến khích khen thưởng kịp thời đối với những nhân viên có thành

tích cao trong công viéc.

Những hình thức, phương thức quản trị chủ yếu nêu trên được chủ thể

quan tri két hop một cach linh hoạt, sáng tạo dé đạt mục tiêu quản trỊ cao nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Quản trị nội dung chuyên trang của Báo điện tử Công lý (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)