Một số kiến nghị, đề xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Quản trị nội dung chuyên trang của Báo điện tử Công lý (Trang 90 - 94)

DUNG CHUYEN TRANG CUA BAO ĐIỆN TU CONG LY 3.1. Một số van đề đặt ra

3.3. Một số kiến nghị, đề xuất

3.3.1. Kiến nghị với cơ quan chủ quản Tòa án nhân dân tối cao Việc bước ra tự chủ sau thời gian dai được bao cấp khiến các cơ quan báo chí gặp không ít khó khăn. Vì vậy, để hoàn thành nhiệm vụ thông tin tuyên truyền cho ngành thì rất cần cơ quan chủ quan có sự hỗ trợ về cơ chế để

báo chí hoạt động.

-Tang cường hỗ trợ với hình thức đặt hàng báo chí thực hiện mục tiêu thông tin tuyên truyền thiết yếu. Tăng thêm kinh phí cho mảng đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên,

biên tập viên cơ quan báo chí của ngành.

-Rà soát, kiện toàn lại biên chế viên chức, người lao động công tác tại Báo Công lý, trong đó có chuyên trang điện tử. Sớm giao quyền tự chủ về tổ chức bộ máy, nhân sự tại Báo Công lý; xây dung vi trí việc làm, co cau viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc tại đơn vị theo

86

quy định của pháp luật. Đảm bảo việc làm và thu nhập én định cho cán bộ,

nhân viên hoạt động trong cơ quan báo chí của ngành.

-Thường xuyên thanh tra, kiểm tra về hoạt động nghiệp vụ, công tác tài chính, nhân sự của đơn vị. Qua đó có những hướng dẫn, nhắc nhở kịp thời với những tồn tại, hạn chế có thê gây ra bắt lợi cho công tác quản tri tai tòa soạn.

3.3.2. Kiến nghị với các chuyên trang trong diện khảo sát Nhằm nâng cao chất lượng quan tri nội dung chuyên trang, các chuyên

trang của báo điện tử Công lý không chỉ nâng cao sức cạnh tranh với các

chuyên trang của báo khác mà còn phải cạnh tranh lẫn nhau dé tạo ra động lực phát trién.

- Cần đầu tư, khuyến khích cho phóng viên sáng tạo những tác phẩm báo chí chất lượng cao. Hạn chế chạy theo tin tức giống như một trang báo điện tử. Cần có nhiều hơn các bài viết phân tích, phản biện xã hội, bình luận, các bài phóng sự, điều tra, phỏng vấn gắn với những vấn đề nổi cộm, được dư

luận xã hội quan tâm theo dõi.

- Thống nhất quan điểm, coi việc sản xuất các tác phâm báo chí chất lượng cao, bài báo đa phương tiện là chỉ tiêu dé đánh giá, xếp loại viên chức, người lao động hàng năm. Phải có chế độ khen thưởng kịp thời những cá nhân có thành tích sáng tạo trong đổi mới sản xuất nội dung chuyên trang, đồng

thời cũng phải có hình thức kỷ luật với những cá nhân không hoàn thành chỉ

tiêu, vi phạm vào quy chế, quy định cua đơn vi.

- Làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản trị của

đội ngũ lãnh đạo, từng bước nâng cao trình độ của phóng viên, biên tập viên

về chuyên môn nghiệp vụ báo chí, về công nghệ và các kỹ năng tác nghiệp trên môi trường mạng xã hội. Trang bị thêm những thiết bị kỹ thuật hiện đại cho phóng viên như các thiết bị ghi hình, ghi âm và thiết bị tác nghiệp trong

môi trường khó khăn.

87

- Sắp xếp, tô chức lại quy trình biên tập, xuất ban chặt chẽ hơn, áp dụng phương pháp quản trị linh hoạt hơn, phù hợp với điều kiện thực tế của các

chuyên trang nhưng phải thống nhất và có hiệu quả.

3.3.3. Đề xuất mô hình quản trị nội dung chuyên trang của báo

điện tử Công lý

-Dé xuất mô hình Qua kết quả khảo sát, cả hai chuyên trang Công lý và Xã hội, Bảo vệ Công lý của báo điện tử Công lý đều có chung tôn chỉ mục đích, nội dung chính là mảng dé tài về pháp luật và hoạt động của hệ thống Tòa án. Cả hai chuyên trang đều không tô chức bộ máy theo cấp phòng, ban mà chỉ được coi là một bộ phận nhỏ trong tờ báo điện tử và đều cùng một lãnh đạo cấp phó phụ trách. Như vậy việc duy trì hai bộ phận sản xuất nội dung khác nhau, hệ thống quản trị biên tập xuất bản (CMS) khác nhau theo tác giả là không cần thiết. Bởi nó gây ra sự dàn trải, đầu tư thiếu trọng tâm, nội dung các chuyên trang thiếu bản sắc.

Như đã trình bày, xu hướng các cơ quan báo chí hiện nay là xây dựng

mô hình tòa soạn hội tụ đa phương tiện, trong đó hội tụ về mặt nội dung, hội tụ về mặt nhân lực và cơ sở chất. Điều đó sẽ giúp cho cơ quan báo chí tiết kiệm được nguồn nhân lực, tránh việc đầu tư dàn trải cho các chuyên trang.

Do đó, tác giả đề xuất cần thành lập một Hội đồng biên tập chuyên trang gồm 6 người, trong đó một Phó Tổng Biên tập làm phụ trách Hội đồng và 5 thành viên là các biên tập viên, thư ký xuất bản. Bên cạnh đó lực lượng phóng viên của các chuyên trang cũng hợp nhất thành Tổ phóng viên chuyên trang.

Về quy trình biên tập xuất bản: Sau khi nhận bài của phóng viên gửi lên, Hội đồng biên tập chuyên trang sẽ tiến hành biên tập, xử lý và phân loại bài viết dé đăng các chuyên trang phủ hop.

88

XUẤT BẢN CHUYÊN TRANG XUẤT BẢN CHUYÊN TRANG

CÔNG LÝ VÀ XÃ HỘI BẢO VỆ CÔNG LÝ

| HOI DONG BIEN TAP CHUYEN TRANG |

Sơ đồ 2.3. Dé xuất mô hình quan trị nội dung chuyên trang của báo

điện tứ Công lý

-Dé xuất chỉnh sửa lại tên và nội dung chuyên mục Mặc dù là một chuyên trang của báo điện tử, đưa tin về chủ đề nhất định, nhưng qua khảo sát cho thấy các chuyên trang của báo điện tử Công lý

xây dựng các chuyên mục chưa sát với nội dung chuyên trang. Ví dụ ở

chuyên trang Công lý và Xã hội là tên các chuyên mục như: Xã hội, Văn hóa,

Y tế, Công nghệ, Nông lâm...Còn ở chuyên trang Bảo vệ Công lý là các chuyên mục như: Sức khỏe, Văn hóa giải trí, Kinh tế...

Ngoài ra với 12 chuyên mục là quá nhiều đối với một chuyên trang điện tử khi lực lượng nhân sự là rất mỏng. Điều này dẫn tới nội dung không trọng tâm, chủ đề chuyên trang không rõ ràng và xuất hiện sự trùng lặp thông

tin giữa các chuyên trang với nhau.

Từ kết quả khảo sát và phân tích như trên, tác giả khuyến nghị và đề xuất nên xây dựng, sắp xếp lại tên các chuyên mục cho phù hợp hơn với một

chuyên trang của báo điện tử. Về số lượng chuyên mục, tác giả cho răng mỗi

39

chuyên trang chỉ nên duy trì dưới 8 chuyên mục là phù hợp. Các chuyên mục

đề xuất thay đối, sắp xếp lại như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Quản trị nội dung chuyên trang của Báo điện tử Công lý (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)