STT| CÔNG LÝ VÀ XÃ HOI BẢO VỆ CÔNG LÝ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Quản trị nội dung chuyên trang của Báo điện tử Công lý (Trang 94 - 100)

1 Sự kiện-Bình luận Chuyên động

2 Hỗ sơ xét xử Pháp đình

3 Pháp đình thé giới Chân dung nhân vật

4 Nhịp cầu Công lý Tâm diém dư luận 5 Pháp luật và Đời sống Cải cách tư pháp

6 Camera Tòa án Diễn đàn

7 Góc Thâm phán Thương trường

8 Kinh tế Hồi âm

Bảng 3.1: Danh sách chuyên mục được dé xuất đổi mới trên hai chuyên trang

Công lý và Xã hội và Bảo vệ Công lý

* Nội dung chính của các chuyên mục trên chuyên trang Công lý và

Xã hội:

-Sự kiện-Bình luận: Chuyên mục bao gồm các viết bình luận, những đánh giá, góc nhìn về các sự kiện trong nước và thế giới nổi bật trong tuần của các chuyên gia, nhà báo, cây bút nỗi tiếng.

-Hồ sơ xét xử: Chuyên mục đăng tải những bài viết khai thác hồ sơ các vụ án lớn, vụ án có tính chất nghiêm trọng, tập trung vào quá trình xét xử của Tòa án nhằm làm rõ hành vi phạm tội, đưa ra bai học, cảnh báo.

-Pháp đình thế giới: Chuyên mục khai thác thông tin báo chí nước ngoài về xét xử các vụ án trên thế giới, giới thiệu các bản án, phương pháp xét

xử tiên tiên của Tòa án tại các nước có nên tư pháp hiện đại khác nhau.

90

-Nhịp cầu Công lý: Chuyên mục kết nối giữa tòa soạn với bạn đọc.

Nội dung là những bài điều tra theo đơn thư bạn đọc, những chia sẻ của cộng tác viên gửi tới tòa soạn hay những phản hồi độc giả.

-Pháp luật và Đời sống: Chuyên mục đăng tải những tin tức thời sự nóng hồi liên quan đến lĩnh vực pháp luật như An ninh trật tự, Chính sách mới, Bộ luật hoặc Án lệ mới.

-Camera Tòa án: Chuyên mục đăng tải các đoạn video ngắn (dưới 5 phút) về những hình ảnh chọn lọc, đặc sắc nhất tại các phiên tòa xét xử. Ví dụ

là lời nói sau cùng của các bị cáo, phần luận tội của Viện kiểm sát hay phần tuyên án của Thâm phán. Những phát ngôn hay và những hình ảnh xúc động

tại phiên tòa.

-Góc Tham phán: Chuyên mục viết về chuyện đời, chuyện nghề của những người cầm cân nảy mực. Những khó khăn, trăn trở với nghề hoặc những kỷ niệm sâu sắc, khó quên của Tham phán trong quá trình xét xử.

-Kinh tế: Thông tin về hoạt động kinh tế, thị trường nói chung. Bên cạnh đó có thể đưa nội dung về pháp luật với kinh tế.

* Nội dung chính của các chuyên mục trên chuyên trang Bảo vệ

Công lý:

-Chuyén động: Chuyên mục đăng tải những tin tức đời sống-xã hội-

pháp luật diễn ra hàng ngày. Nội dung cập nhật liên tục mang hơi thở cuộc

sông.

-Pháp đình: Thông tin về hoạt động xét xử của hệ thống Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự trên toàn quốc. Thông tin những kết quả hoạt động của hệ thống Tòa án nói chung.

-Chân dung nhân vật: Chuyên mục bao gồm các bài phỏng vấn, ký sự, phóng sự về các nhân vật tiêu biéu liên quan đến tư pháp như Tham phan,

Kiêm sát viên, Luật su, Thu ký Toa án hoặc các cán bộ dang làm việc trong

91

hệ thống Tòa án. Đây là những nhân vật có thành tích đặc biệt trong công tác, gương người tốt việc tốt...cần được biểu đương, nhân rộng ra cộng đồng xã hội. Hoặc cũng có thê là những người đã từng phạm tội và đang trên con đường hoàn lương, tìm lại chính mình đề sống tốt hơn.

-Tâm điểm dư luận: Chuyên mục đăng tải những bài viết phân tích, góc nhìn về những vấn đề, sự kiện mà dư luận đang đặc biệt quan tâm. Có thé nói đây là chuyên mục đăng tải những viết dé định hướng dư luận trước một

van dé nổi com trong xã hội.

-Cải cách tư pháp: Chuyên mục đăng tải nội dung về hoạt động xây dựng pháp luật, chính sách, những đổi mới về hoạt động tư pháp. Nhiệm vụ

được cho là trọng tâm của Tòa án hiện nay.

-Dién đàn: Chuyên mục với những bài viết trao đối, chia sẻ về kinh nghiệm xét xử của Thâm phán, bình luận bản án, góp dự cho Dự thảo luật hay

chính sách của các chuyên gia, nhà quản lý và độc giả.

Thương trường: Chuyên mục đăng tải các bài viết về hoạt động thương mại, tài chính, kinh tế, chứng khoán...Các bài viết sâu nhận định về tình hình kinh tế trong nước và thé giới.

-Hồi âm: Là những hồi âm của tòa soạn với đơn thư của độc giả, đính chính thông tin liên quan đến các bài viết, nội dung trên chuyên trang.

92

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3 của luận văn, tác giả đã nêu ra vấn đề, đưa ra những giải pháp, kiến nghị và đề xuất nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả quản trị nội dung các chuyên trang điện tử của Báo Công lý. Những van dé nôi bật được trình bày tại chương 3 bao gồm:

Thứ nhất, dé nâng cao chất lượng quản trị nội dung chuyên trang của báo điện tử Công lý thì phải đổi mới triệt để tư duy quản trị, phương thức

quản trị của các cấp lãnh đạo trong đơn vị; tăng cường đảo tạo, bồi dưỡng ngu6n nhân lực chất lượng cao; tăng cường sản xuất các tác phâm báo chí đa

phương tiện.

Thứ hai, xây dựng lại quy trình biên tập, xuất bản chuyên trang theo hướng mô hình tòa soạn hội tụ. Đây là một xu thế, là mục tiêu chung của cơ quan báo chí trong tương tai. Bên cạnh đó quan tâm đến công tác chuyên đôi số đối với báo chí, một mối quan tâm hàng đầu của xã hội hiện nay. Đây vừa là cơ hội cũng là thách thức lớn đối với báo chí.

Thứ ba, đầu tư trang thiết bị phục vụ cho tác nghiệp báo chí trong môi trường hiện đại, tăng cường phát triển công nghệ kỹ thuật làm báo điện tử, đón đầu xu thế mới, đáp ứng được nguyện vọng và đòi hỏi ngày càng cao của

công chúng báo chí.

Tóm lại, theo tác giả, con người vẫn là nhân tố quyết định tới chất

lượng quản tri nội dung của các chuyên trang điện tử nói riêng va báo chí nói

chung giữa tác động mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

93

KET LUẬN

Với đặc thù là tờ báo điện tử duy nhất của Tòa án nhân dân tối cao, Báo

Công lý trong những năm qua đã ra đời các chuyên trang của báo điện tử

nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin tuyên truyền về hoạt động của ngành. Hướng đi mới này mở ra nhiều cơ hội và bước đầu tạo ra được hiệu quả thông tin

nhất định.

Tuy nhiên theo kết quả khảo sát, cho thấy chất lượng quản trị nội dung các Chuyên trang của Báo điện tử Công lý còn chưa cao, thiếu những bài viết chuyên sâu, đánh giá, nhận định, phân tích về các sự kiện diễn được công chúng quan tâm. So với các chuyên trang của nhiều tờ báo khác, Chuyên trang của Báo điện tử Công lý còn thiếu hấp dẫn, thiếu sáng tạo và chưa thu

hút được người đọc.

Xuất phát từ những nhận định, đánh giá trong quá trình khảo sát, tác giả cho răng các Chuyên trang của Báo điện tử Công lý cần có những thay đôi trong quản trị nội dung để mang lại những hiệu quả cao hơn nữa về chất lượng thông tin, đồng thời mang lại giá trị kinh tế và thu hút được độc giả.

Đề tài nghiên cứu đã đánh giá trung thực thực trạng quản trị nội dung

Chuyên trang của Báo điện tử Công lý và đây cũng là thực trạng chung của

nhiều cơ quan báo chí khác đã và đang thực hiện kế hoạch phát triển các

chuyên trang của báo điện tử. Từ việc đánh giá những thành công, hạn chế,

tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm đổi mới việc quản trị nội dung, xem đây là những giải pháp căn cơ và là chiến lược có thể làm thay đổi sâu sắc

hướng đi của các Chuyên trang của Báo điện tử Công lý nói riêng và các cơ

quan báo chí khác.

Trước nhu cầu ngày càng cao, ngày càng khắt khe của độc giả về thông tin buộc Báo Công lý và các cơ quan báo chí khác phải thay đổi để nâng cao

94

chất lượng nội dung thông tin, đặc biệt là làm thay đổi toàn diện bộ mặt của các chuyên trang của báo điện tử. Quản trị nội dung là khâu cần thay đôi đầu

tiên trong quá trình đôi mới đó.

95

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Quản trị nội dung chuyên trang của Báo điện tử Công lý (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)