Đính chính về bài viết sai sự thật trên chuyên trang Công lý và Xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Quản trị nội dung chuyên trang của Báo điện tử Công lý (Trang 76 - 81)

KHO BÀI ĐÃ BIÊN TẬP ——— KHO BÀI ĐÃ XUẤT BẢN

Ảnh 3: Đính chính về bài viết sai sự thật trên chuyên trang Công lý và Xã hội

Ban biên tập Báo Công lý đã họp kiểm điểm vụ việc đối với quy trình tác nghiệp, biên tập và xuất bản nội dung bài viết trên. Qua kết luận, đánh giá về quy trình cho thấy phóng viên viết bài đã sai sót nghiêm trọng trong khi tác nghiệp và thu thập thông tin viết bài, phóng viên không trực tiếp tới phỏng van, làm việc với cơ quan chức năng nhưng lại cho rằng những thông tin được nêu trong bài viết này là do cơ quản quản lý ở Hải Phòng cung cấp, đồng thời đưa tin một chiều, thiếu kiểm chứng. Sai sót từ khâu sản xuất tin bài nhưng ở khâu biên tập, xuất bản cũng không kiểm tra, xác minh lại nguồn tin. Hơn nữa đây là thông tin nhạy cảm liên quan đến nguồn gốc đất quốc phòng, bài báo gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng tiêu cực tới việc quản lý xã hội ở địa

phương.

Như vậy quy trình biên tập, xuất bản do một cá nhân thực hiện như

chuyên trang Công lý và Xã hội sẽ không đảm bảo được sự chặt chẽ, dễ gây

ra những sai sót nghiêm trọng và có thể gây ra hiệu ứng tiêu cực đối với xã

hội.

72

+ Tính chuyên sâu, hấp dẫn của nội dung chuyên trang chưa đáp ứng

tiêu chí

Chuyên trang điện tử ra đời với mục tiêu cung cấp thông tin chuyên sâu, chuyên biệt đáp ứng nhu cầu đào sâu vấn đề của công chúng báo chí.

Những thống kê này cho thấy các chuyên trang của báo điện tử Công lý chưa đáp ứng được nội dung chuyên sâu, số lượng bài viết phân tích, đánh giá quá ít, chủ yếu là tin tức thông thường. Các bài viết cũng trùng lặp về chủ đề như sai phạm về lĩnh vực đất đai, đồng thời trình bày thiếu hấp dẫn.

Việc xuất bản quá nhiều tin tức, ít những bài viết sâu cho thấy chất

lượng, thực trạng nội dung của hai chuyên trang này.

Nhà báo Nguyễn Y.T, biên tập viên kiêm thư ký xuất bản chuyên trang Bảo vệ Công lý cho rằng: “Ở một số cơ quan báo chi khác déu có bộ phận trình bày, thiết kế bài báo độc lập nhưng ở chuyên trang của báo điện tử

Công lý thì không có đội ngũ này. Do đó các bài viết không được trình bày theo một cách sáng tao làm mat đi tính hấp dan. Công chúng bây giờ không chỉ đọc chữ mà họ có nhu cầu thẩm mỹ rất cao”.

+ Áp dụng công nghệ, kỹ thuật và cách làm báo hiện đại còn chậm

Kỹ sư Dinh D.N, phụ trách bộ phận kỹ thuật của cả hai chuyên trang

của báo điện tử Công lý cho biết: “Thông thường với một tờ báo điện tử, hàng năm déu phải đánh giá chất lượng công nghệ, dong thời nghiên cứu áp dụng công nghệ mới, chủ yếu là thay đổi giao diện, bồ sung tính năng của CMS.

Tuy nhiên ở các chuyên trang cua bdo điện tw Công ly thường phải trải qua 2,

3 năm mới đánh giá một lần, đổi mới hay không lại còn phải trông chờ vào kinh phí. Hạn chế này nhìn thấy rất rõ. Ngoài ra bộ phận kỹ thuật với lực lượng mỏng, chỉ có 2 người. Với số lượng này thì đáp ứng nhu cầu giám sát

kỹ thuật đã quá tải chứ chưa nói dén việc nghiên cứu công nghệ mới.

73

“Nội dung là vua, công nghệ là nữ hoàng”, không tự nhiên người ta lại

ví von như vậy. Rõ ràng công nghệ đối với báo điện tử hiện nay đã thực sự đóng vai trò then chốt, quyết định tới thành công trong quản trị nội dung.

-Nguyên nhân

+7 duy quản trị còn nặng tính hình thức và thiếu kinh nghiệm quản trị

bao điện tử

Mặc dù có kinh nghiệm nhiều năm làm công tác quản lý cơ quan báo chí, nhưng chủ thê quản trị các chuyên trang điện tử hiện nay đều xuất phát từ công việc ở báo in. Với kinh nghiệm chưa đến 10 năm làm báo điện tử nên tư duy quản trị còn nặng tính hình thức và vận dụng cứng nhắc kinh nghiệm quản tri nội dung tòa soạn báo in. Day là han chế khiến cho việc quản tri nội

dung các chuyên trang của báo điện tử chưa có đột phá. Bên cạnh đó cũng

chưa xác định được rõ ràng mô hình hoạt động của các chuyên trang.

Nhà báo Tô Thị L.P, Phó Tổng biên tập phụ trách cho biết: “Công nghệ làm báo điện tử phát triển quá nhanh, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với đội ngũ làm quản lý. Phải thừa nhận là việc cập nhật thông tin, kiến thức về quản trị hay mô hình hoạt động của tòa soạn báo còn thụ động. Theo tôi, trước hết là phải sớm thay đổi tư duy quản trị của bộ máy lãnh đạo mới có thể cạnh tranh được với cơ quan báo chí khác”.

+Giá trị kinh tế từ hoạt động quản trị nội dung chuyên trang điện tử chưa cao, thiếu kinh phí đề tái đầu tư cho chuyên trang

Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ đã quy định

về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, Báo Công lý là đơn vị sự nghiệp công lập, hoàn toàn tự chủ về kinh tế từ năm 2019. Các chuyên trang của Báo điện tử Công lý đều hoạt động theo cơ chế tự hạch toán thu chỉ.

Mặc dù có đóng góp vào kết quả chung về kinh tế của đơn vị nhưng các

74

chuyên trang Công lý và Xã hội, Bảo vệ Công lý vẫn chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Do nguồn thu kinh tế từ hoạt động quản trị nội dung chuyên trang chưa cao nên không có nhiều kinh phí dé tái đầu thu cho hoạt động này. Hang năm,

số kinh phí đầu tư cho các chuyên trang của báo điện tử là rất hạn chế. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quản trị nội dung và cũng không có khả năng đầu tư thay đổi công nghệ.

+Chất lượng nhân sự làm nội dung chưa cao, số lượng còn ít Với 2 chuyên trang điện tử, tổng số 24 chuyên mục nhưng chỉ duy trì số lượng phóng viên chuyên trách rất mỏng, còn lại đều sử dụng bài viết của cộng tác viên, bài dan nguồn. Đây là cách duy trì nội dung trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài đây là hạn chế cần được khắc phục. Qua khảo sát cho thấy nhân sự phóng viên, biên tập viên đều hoạt động quá tải nên thiếu năng lượng

cho việc sáng tạo.

Bên cạnh đó chất lượng đội ngũ phóng viên, biên tập viên còn hạn chế, thiếu tính sáng tạo, tính phát hiện trong hoạt động báo chí.

Nhà báo Tô Thị L.P, Phó Tổng biên tập phụ trách thừa nhận: “Chat luong con nguoi quyét dinh dén thanh công của moi chiến lược dé ra. Nhưng phải thừa nhận là chất lượng nhân sự của phóng viên, biên tập viên không

dong đêu. Biết là thé nhưng rất khó dé thay đổi trong một sớm một chiêu, vì

nó liên quan dén nhiêu yêu tô khác”.

75

Tiểu kết chương 2

Từ việc vận dụng những van đề lý luận được nêu ở chương 1, trong

chương 2 của luận văn tác đã đi sâu vào phân tích thực trạng quản trị nội dung

các chuyên trang của báo điện tử Công lý, cụ thê là khảo sát hai chuyên trang

Công lý và Xã hội, và Bảo vệ Công lý.

Qua phân tích thực trạng có thê thấy, trong thời gian qua, các chuyên trang của báo điện tử Công lý đã có sự quan tâm, đầu tư nghiêm túc cho công tác quản trị nội dung. Đã xây dựng quy trình sản xuất, biên tập, xuất bản nội dung chặt chẽ, bài bản; ban hành những nội quy, quy chế, phân công nhiệm vụ rõ ràng. Điều đó đã cơ bản đáp ứng nhiệm vụ thông tin tuyên truyền và nhu cầu thông tin chuyên sâu của công chúng.

Tuy nhiên công tác quản trị nội dung chuyên trang của báo điện tử

Công lý vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Vi dụ việc thay đồi tư duy,

thích ứng với việc làm báo hiện đại của bộ phận lãnh đạo còn chậm, trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ của phóng viên, biên tập viên không đồng đều và chưa cao, thiếu tính phát hiện, sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Đặc biệt nội dung chuyên trang thiếu hấp dẫn, có ít bài báo chất lượng cao.

Trên cơ sở phân tích những thành công, hạn chế của công tác quản trị nội dung ở chương 2, tác giả nghiên cứu đề xuất những phương hướng, giải pháp dé góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung các chuyên trang

của báo điện tử Công lý tại chương 3.

76

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Quản trị nội dung chuyên trang của Báo điện tử Công lý (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)