BAO DIEN TU CONG LY 2.1.Giới thiệu về Báo điện tir Công ly
Bang 2.3. Số liệu phân tích hành vi người dùng từ ngày 1/6/2021 đến
30/6/2022 (Nguồn: Google Analytics)
Dựa trên số liệu tại Bảng 2.3 có thể thấy, lượng người truy cập (traffic)
trên hai chuyên trang Công lý và Xã hội và Bảo vệ Công lý lần lượt là
7.627.004 người va 5.749.387 người. Trong thời gian | năm tính từ thang
6/2021 đến tháng 6/2022 thì đây là một số lượng truy cập ở mức trung bình thấp. Lượng truy cập tại chuyên trang Công lý và Xã hội nhiều hơn chỉ phản ánh số lượng tin, bài của chuyên trang này được xuất bản nhiều hơn chuyên
trang Bảo vệ Công lý.
Với thời gian người dùng lưu lại trên trang là 2 phút 07 giây đối với chuyên trang Công lý và Xã hội và 2 phút 15 giây đối với chuyên trang Bảo
47
vệ Công lý, phản ánh nội dung thông tin của chuyên trang chưa hấp dẫn, chưa thu hút được người dùng đồng ý lưu lại trang lâu hơn. Thời gian này chưa đủ dé độc giả đọc hết một bài báo dai trên 1.000 chữ.
Bên cạnh đó, chỉ số về tỷ lệ thoát trang rất cao lần lượt là 73,65% và 73,53% phản ánh mức độ không thỏa mãn rất cao của công chúng đối với nội
dung mà hai chuyên trang này cung cấp.
Ty lệ thoát | 26-40% 41-55% 56-70% Trên 70%
Đánh giá Rất tốt Tốt Khá tốt Khá tệ
Bảng 2.4. Số liệu tham khảo đánh gid tỷ lệ thoát trang (Nguồn tham
khảo: Google)
Nhận định về tỷ lệ thoát trang quá cao của các chuyên trang, theo khảo sát cho thấy, nguyên nhân chính của hiện tượng này là thông tin của chuyên trang không phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người đọc. Người đọc khi truy cập vào chuyên trang nhưng không tìm thấy nội dung họ cần hoặc cách trình bày nội dung của chuyên trang không thu hút khiến người đọc quay ra.
Như vậy có hai yếu tố cơ bản nhất khiến tỷ lệ thoát trang cao là chất
lượng nội dung và hình thức trình bày nội dung của chuyên trang.
Ngoài ra, chất lượng thông tin của các chuyên trang của báo điện tử còn được đánh giá qua những tác pham báo chí tạo ra những hiệu ứng xã hội mạnh mẽ. Qua khảo sát cho thấy, có một số bài điều tra, phóng sự dai kỳ trên
chuyên trang của Báo điện tử Công lý sau khi đăng tải đã có những tác động
xã hội rõ rệt. Ví dụ về loạt bài điều tra 6 kỳ của tác giả là Nhóm phóng viên với tựa đề “Bóng ma hóa don do và những ban tay đen” đăng tải trên chuyên
trang Bảo vệ Công lý từ ngày 25/11/2021.
Loạt bài là hành trình điều tra công phu của phóng viên theo chân đường dây buôn bán hóa đơn đỏ rất lớn ở Hà Nội lên đến hàng nghìn tỷ đồng
với những hoạt động vô cùng tinh vi, phức tap. Phóng viên đã phải nhập vai
48
nhân viên giao hàng và mất nhiều tháng trời mới có thể tiếp cận được những đối tượng là “cò mồi” bán hóa đơn đỏ trái phép.
Kết quả sau khi loạt bài này được đăng tải, Báo Công lý đã chuyền toàn bộ hồ sơ trong quá trình phóng viên điều tra cho Co quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội. Vào cuộc điều tra theo những nội dung chuyên trang Bảo vệ Công lý phan ánh, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tổ bi can đối với 14 đối tượng về tội Mua bán trái phép hóa đơn, quy định tại Điều 203 Bộ luật Hình sự; tạm giam đối với 13/14 đối tượng (01 đối tượng nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuôi).
Kết quả điều tra xác định, năm 2017, các đối tượng đã mua lại pháp nhân nhiều công ty với giá từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 déng/1 công ty, sử dụng Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân của người khác để đứng tên Giám đốc, giả chữ ký Giám đốc để quản lý hồ sơ pháp nhân, con dau Công ty. Các đối tượng biến các công ty này thành công ty “ma”. Sau đó, họ không tổ chức hoạt động kinh doanh mà chi dùng dé mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng thu lời bất chính.
Hóa đơn giá trị gia tăng các đối tượng sử dụng để bán chủ yếu là hóa đơn điện tử (có chế độ bảo mật cao). Họ sử dụng những người có trình độ nghiệp vụ kế toán tốt để kê khai cân đối báo cáo tài chính các kỳ tính thuế.
Đồng thời các đối tượng sử dụng các ứng dụng mạng xã hội như Telegram, Viber, Zalo... để liên lạc với nhau, mục đích tránh sự phát hiện của cơ quan thuế và cơ quan công an. Quá trình hoạt động mua bán trái phép hóa đơn, các đối tượng cầm đầu thông qua số đối tượng môi giới để kết nối với các đơn vị có nhu cầu mua hóa đơn Giá trị gia tăng, hợp thức hàng hóa đầu vào không có
nguôn gôc hoặc hô sơ vay vôn Ngân hàng...
49
Các đối tượng môi giới mua hóa đơn với giá từ 2% đến 4% tổng giá trị tiền hàng trước thuế ghi trên hóa đơn, sau đó bán lại cho khách với giá 8%- 8,5% tổng giá trị tiền hàng trước thuế ghi trên hóa đơn. Việc thanh toán bằng hình thức trả tiền mặt hoặc chuyền vào tài khoản cá nhân của các đối tượng.
Khám xét nơi ở, nơi làm việc của các đối tượng, cơ quan công an đã thu giữ hơn 20 dấu tròn pháp nhân của các công ty, nhiều quyên hóa đơn giá trị gia tăng, các chứng từ liên quan cùng nhiều vật chứng liên quan đến việc thực
hiện hành vi phạm tội, như: máy vi tính, điện thoại di động, Token Key... va
hàng trăm triệu đồng tiền mặt.
Thống kê sơ bộ giá trị hàng hóa trước thuế ghi trên các hóa đơn mà các đối tượng đã bán ra cho khách hàng lên đến 1.000 tỷ đồng, hưởng lợi bất
chính hàng chục tỷ đồng.
Loạt bài không chỉ thể hiện vai trò của báo chí trong việc phát hiện, điều tra, phản ánh những vấn đề tiêu cực trong xã hội, nó cũng cho thấy vai
trò chỉ đạo, định hướng thông tin của lãnh đạo, BBT chuyên trang của báo
điện tử Công lý trong việc quản tri nội dung của các chuyên trang. Sau khi
phá thành công vụ án, Công an TP Hà Nội đã có thư cảm ơn đối với BBT Báo
Công lý và chuyên trang Bảo vệ Công lý.
Bên cạnh đó, qua khảo sát tác giả cũng thống kê nhiều phản hồi của cá nhân, tổ chức về các bai báo được đăng tải trên hai chuyên trang. Hau hết các phản hồi này đều ghi nhận, tiếp thu và xử lý các vấn đề được các chuyên trang nêu ra. Ví dụ: Phản hôi về bài viết “Một cán bộ tỉnh Đồng Nai bị tổ lừa dao chiếm đoạt hàng tỉ đồng”, ghi nhận thông tin phản ánh cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đã đình chỉ công tác cán bộ, chuyên hồ sơ cho Công an dé điều tra; Phan hồi bài “TP.HCM: Cần giải quyết thấu tình đạt lý cho dân” đăng tai ngày 31/5/2022 trên chuyên trang điện tử Công lý và Xã hội. Phản hồi cho biết Chủ tịch UBND thành phó Hồ Chi Minh Phan Văn Mãi đã trực tiếp chỉ
50
đạo các cơ quan chức năng xác minh, làm rõ vấn đề báo nêu và xử lý dứt điểm nội dung bài báo phản ánh; Phản hồi bài “Bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa kê thực phẩm chức năng trong đơn thuốc” đăng ngày 22/5/2022 trên chuyên trang Công lý và Xã hội. Theo đó Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa đã vào cuộc thanh tra, kiểm tra theo nội dung bài viết đăng tải, kết luận nội dung phản ánh là chính xác. Sở Y tế yêu cầu Bệnh viện Da khoa Thanh Hóa kiếm điểm, rút kinh nghiệm.
Từ những kết quả khảo sát cho thấy chất lượng nội dung phản ánh của hai chuyên trang là khá tốt, bám sát nội dung tôn chỉ mục đích, bám sát thông tin về đời sống xã hội và có vai trò, vị thế nhất định trong sự lựa chọn của
công chúng.
- Quản trị hoạt động đăng ký đề tài, quy trình sản xuất nội dung
chuyên trang
Khi đã có kế hoạch và mục tiêu sản xuất nội dung do Tổng Biên tập ký ban hành, các bộ phận phụ trách các ấn phâm nói chung và phụ trách chuyên trang điện tử nói riêng sẽ tiến hành lập kế hoạch đăng ký đề tài của cá nhân trình lên Ban biên tập phê duyệt. Có những đề tài nóng và những đề tài dài hơi với nhiều tuyến bài điều tra, phân tích cần nhiều thời gian thực hiện.
Việc đăng ký đề tài là hoạt động bắt buộc và thường xuyên đối với mỗi
phóng viên của chuyên trang Báo điện tử Báo Công lý. Theo khảo sát thì