BAO DIEN TU CONG LY 2.1.Giới thiệu về Báo điện tir Công ly
Ảnh 2: Giao diện chuyên trang Bảo vệ Công lý
2.2.1. Chủ thể quản trị Trong chiến lược phát triển dài hạn của Báo Công lý, bên cạnh việc đầu
dung báo điện tử Công lý” được phê duyệt năm 2019 thì Báo Công lý tập
trung phát triển các chuyên trang của báo điện tử theo xu hướng chung là xu thế đa phương tiện và hội tụ.
Theo kết quả tác giả khảo sát, các chuyên trang điện tử Công lý và Xã hội, Bảo vệ Công lý được áp dụng mô hình quản tri nội dung tương đồng nhau. Trong đó công tác quản trị nội dung gắn liền với quản trị tòa soạn. Đặc thù hiện nay của Báo Công lý là đơn vị tự chủ về kinh tế nhưng chưa tự chủ
về nhân sự mà còn phụ thuộc vào định biên của cơ quan chu quan là Tòa án
36
nhân dân tối cao. Mặc dù thiếu cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nhưng
công tác quản trị nội dung của các chuyên trang điện tử vẫn khá quy củ.
Với đặc thù có nhiều loại hình báo chí (báo in, báo điện tử và truyền hình), ngay từ đầu Báo Công lý đã đặt ra những quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chức danh lãnh đạo Báo Công lý; nguyên tắc làm việc, trình tự giải quyết công việc, quan hệ đối nội, đối ngoại; việc phân công, ủy quyền của Tổng Biên tập đối với các Phó Tổng Biên tập trong quản lý, điều hành công việc của tòa soạn và chức năng chuyên môn được giao. Cụ thé tại Báo Công lý, Tổng Biên tập là người trực tiếp chi đạo chung về nội dung của các ấn phâm báo chí trong đó có các chuyên trang điện tử. Một Phó Tổng Biên tập được giao phụ trách về quản lý, điều hành hoạt động, tô chức
chuyên môn chung cho báo điện tử và các chuyên trang của báo điện tử.
Ngoài ra ở mỗi chuyên trang được bố trí các cán bộ phụ trách công tác thư ký xuất bản kiêm nhiệm vụ biên tập viên, cán bộ biên tập viên chính và các
phóng viên chuyên trách.
Theo Quyết định số 918/2015/QĐ-TANDTC ngày 23 tháng 6 năm 2015 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyên han của các đơn vị trong bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao
thì Báo Công lý hoạt động theo quy định của Luật Báo chí, các quy định của
pháp luật có liên quan và quy định của Tòa án nhân dân. Báo Công lý gồm
Bao in và Báo Điện tử, là đơn vi sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, con
dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật. Báo Công lý có Tổng Biên tập, các Phó Tổng Biên tập,
các Trưởng ban và tương đương, các Phó Trưởng ban và tương đương, các phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, các nhân viên và người lao động khác.
Cơ câu tô chức, bộ máy của Báo Công lý có các đơn vị chức năng sau đây:
37
a) Ban Tri su;
b) Ban Bién tap;
c) Ban Thu ky;
d) Ban Bao Điện tử;
đ) Van phòng dai diện Báo Công lý tại Thành phố Hồ Chí Minh;
e) Văn phòng đại diện Báo Công lý tại Đà Nẵng.
Đến tháng 2/2020, Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục ra quyết định thành lập thêm Ban Truyền hình Tòa án nhân dân trực thuộc Báo Công lý.
Tại thời điểm tác giả tiễn hành khảo sát luận văn Ban Lãnh đạo Báo Công lý gồm có 3 người, bao gồm: Tổng Biên tập là nhà báo Nguyễn Mạnh Hồng, 02 Phó Tổng Biên tập là nhà báo Tô Thi Lan Phuong và nha báo Nguyễn Thế Tâm.
Theo Quyết định 122/QD-BCL của Báo Công lý ngày 6 tháng 6 năm 2019, Tổng Biên tập Báo Công lý lãnh đạo và quản lý Báo Công lý về mọi mặt (chính tri, tư tưởng, nghiệp vụ, cơ sở vật chất...); Chịu trách nhiệm trước Ban cán sự đảng, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí trong quản lý, chỉ đạo, điều hành chung mọi mặt hoạt động
của Báo Công lý. Phân công, giao nhiệm vụ, ủy quyền cho các Phó Tổng Biên tập quản lý, chỉ đạo điều hành một số lĩnh vực, mảng công việc theo chức
năng, nhiệm vụ của Báo Công lý.
Các Phó Tổng Biên tập giúp Tổng Biên tập điều hành, phụ trách hoạt
động của báo điện tu, báo in và các chuyên trang, đảm bảo hoạt động có hiệu
quả, không để xảy ra sai sót về nghiệp vụ, nội dung, không vi phạm đạo đức người làm báo. Chịu trách nhiệm trước Tổng Biên tập, cơ quan chủ quản
trong việc thực hiện nghiêm tôn chỉ mục đích, tính tư tưởng, nghiệp vụ của
các ấn phẩm thuộc Báo Công lý, tác phong, đạo đức của nhà báo, phóng viên,
biên tập viên và nhân viên thuộc quyên quản lý.
38
Mặc dù ngày 30 tháng 3 năm 2021, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đã ký ban hành Quyết định 569/QD-TANDTC về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự tại Báo Công lý. Theo đó, giao cho Tổng Biên tập Báo Công lý quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, tô chức bộ máy, nhân sự tại đơn vị. Tuy nhiên đến thời điểm khảo sát, vì nhiều nguyên nhân nên Báo Công lý vẫn chưa được tự chủ về vấn dé nay. Do đó, cơ cau tổ chức bộ máy cấp phòng, ban là rất hạn chế. Cụ thé, chỉ có 3 Ban, Văn phòng là có lãnh đạo gồm Ban Thư ký (có 01 trưởng ban), Ban Trị sự (01 Trưởng ban), Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh (01 Phó Trưởng văn phòng). Còn lại các Ban, Văn khác đều không có lãnh đạo Trưởng, Phó ban mà chỉ được giao quyền phụ trách. Điều này đồng nghĩa với việc các chuyên trang điện tử không có lãnh đạo cấp ban phụ trách mà được giao cho một Phó Tổng Biên
tập phụ trách chung. Dưới quyền là các Tổ biên tập trong đó có các Thư ký xuất bản, Biên tập viên và dưới cùng là các phóng viên phụ trách chuyên
trang.
Số lượng nhân sự cụ thể qua khảo sát cho thấy như sau:
Đối với chuyên trang điện tử Công lý và Xã hội gồm 02 thư ký xuất
ban (kiêm nhiệm vụ biên tập), 02 biên tập viên chính và 08 phóng viên
chuyên trách.
Đối với chuyên trang điện tử Bảo vệ Công lý cũng có 02 Thư ký xuất
bản (kiêm nhiệm vụ biên tập), 02 biên tập viên và 06 phóng viên chuyên
trách.
Ngoài ra, các phóng viên phụ trách của các ấn phẩm khác như Báo in Công lý, Báo điện tử Công lý đều có thể tham gia quá trình sản xuất nội dung cho hai chuyên trang điện tử này. Bên cạnh đó, Tổng Biên tập và Phó Tổng Biên tập phụ trách được giao là chủ thê quản trị nội dung chuyên trang điện tử
39
có thể điều động các phóng viên của ấn phẩm khác tham gia viết bài cho các chuyên trang điện tử trên nếu thấy cần thiết. Do vậy, dù lượng phóng viên
chuyên trách của các chuyên trang điện tử không nhiều, nhưng về cơ bản vẫn
đáp ứng được khối lượng công việc và mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Hàng ngày, Phó Tổng Biên tập phụ trách các chuyên trang có nhiệm vụ báo cáo Tổng Biên tập về kế hoạch hoạt động của các chuyên trang này. Đồng thời, Phó Tổng Biên tập phụ trách các chuyên trang chỉ đạo, đôn đốc các biên
tập viên, phóng viên của hai chuyên trang điện tử thực hiện các nhiệm vụ
được giao từ đầu tuần, thường xuyên báo cáo tiến độ thực hiện, báo cáo những van đề phát sinh trong quá trình hoạt động nghiệp vụ nhằm xử lý, định
hướng kip thoi.
Tổng Biên tập
P.TBT phụ trách
[ Tổ biên tập chuyên ) | Tổ biên tập chuyên |
trang Công lý va Xã hội trang Bảo vệ Công lý
eePhong vién chuyén trach cua hai
chuyén trang
Sơ đồ 2.1. Bộ máy quản trị nội dung các chuyên trang báo điện tử Công lý