Về phương thức quản trị -Quản trị bằng chế độ thông tin báo cáo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Quản trị nội dung chuyên trang của Báo điện tử Công lý (Trang 64 - 73)

KHO BÀI ĐÃ BIÊN TẬP ——— KHO BÀI ĐÃ XUẤT BẢN

2.2.3 Về phương thức quản trị -Quản trị bằng chế độ thông tin báo cáo

trong tuân và đê ra nhiệm vụ, định hướng tuyên truyén của tuân kê tiép. Trước

60

đó, vào 8 giờ sáng cùng ngày, Ban lãnh đạo gồm Tổng Biên tập và 02 Phó Tổng biên tập sẽ giao ban. Trong cuộc họp này, hai Phó Tổng biên tập được giao phụ trách các ấn phẩm sẽ báo cáo với Tổng Biên tập về những nội dung, công việc thực hiện trong tuần và sau đó nhận những chỉ đạo mới từ cấp trên.

Sau khi nhận chỉ đạo mới từ cấp trên, Phó Tổng biên tập phụ trách các chuyên trang điện tử sẽ truyền đạt những ý kiến chỉ đạo này tới các phóng viên, biên

tập viên của chuyên trang trong cuộc họp giao ban diễn ra vào 10 giờ sáng.

Trước đó các phóng viên, biên tập viên sẽ báo về kết quả thực hiện các đề tài đã đăng ký trong tuần trước, khó khăn, thuận lợi trong quá trình tác nghiệp để cùng rút kinh nghiệm.

Ngoài ra về chế độ báo cáo, bộ phận quản lý các chuyên trang điện tử đều lập nhóm Facebook, Zalo dé trao đổi công việc, nhận chỉ đạo thường xuyên của cấp trên. Đồng thời phóng viên, biên tập viên cũng báo cáo công việc trong ngày, xin ý kiến chỉ đạo về những việc phát sinh, những sự kiện

nóng qua phương tiện liên lạc này.

-Quan trị bằng quy chế làm việc Ở bất kỳ cơ quan nào cũng đều có nội quy và quy chế làm việc. Chuyên trang của Báo điện tử Công lý đều quy định rõ ràng về giờ giấc làm việc, giờ trực hàng ngày, quy định về ngày, giờ họp giao ban chuyên trang; giao ban nhóm, tô chuyên môn. Ví dụ, bộ phận làm việc hành chính phải có mặt ở tòa soạn lúc 7h30 hàng ngày (trừ thứ Bảy, Chủ nhật). Đối với phóng viên nếu

không đi tác nghiệp cũng phải có mặt ở cơ quan vảo thời gian trên. Các

chuyên trang cũng đều phân công các ekip trực budi tối từ 17h30 đến 23 giờ hàng ngày và ekip trực các ngày cuối tuần.

Đối với các phóng viên có đề tài đăng ký đều phải nêu rõ thời gian dự kiến hoàn thành và phải nộp bài đúng thời hạn quy định. Các đề tài đăng ký phải gửi trước 10 giờ sáng ngày thứ Hai hàng tuần và thời hạn dự kiến hoàn

61

thành đề tài thông thường không quá 7 ngày. Nếu quá thời hạn mà chưa hoàn thành đề tài, phóng viên phải có báo cáo trình bày rõ lý do.

-Quản trị bằng chỉ tiêu công tác

Theo quy định, phóng viên chuyên trang của Báo điện tử Công lý phải

có ít nhất 2 bài viết mỗi tuần và cập nhật tin tức nóng liên quan hàng ngày đăng trên các chuyên trang. Bên cạnh chỉ tiêu về số lượng bài viết, các phóng viên phải hoàn thành cả chỉ tiêu về nhuận bút. Theo quy định phóng viên chuyên trang điện tử của Báo điện tử Công lý phải đạt chỉ tiêu tối thiểu là 3 triệu đồng nhuận bút/1 tháng.

Đối với biên tập viên phải hoàn thành số lượng biên tập tin bài xuất bản trên trang, đồng thời không dé xảy ra những sai sót về nghiệp vụ. Kết quả chỉ tiêu công tác này sẽ là căn cứ dé bình xét danh hiệu thi đua vào cuối năm. Cá

nhân nào không hoàn thành 3 tháng chỉ tiêu trong một năm công tác sẽ không

được xét tặng các danh hiệu thi đua, đồng thời cũng không được nâng lương, không được hưởng các chế độ bồi đưỡng theo quy định chung của cơ quan.

-Quan trị bằng kiém tra, giám sát Chế độ kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên và liên tục.

Trong quá trình sản xuất nội dung chuyên trang, lãnh đạo phụ trách chuyên trang thường xuyên đôn đốc các bộ phận, các phóng viên, biên tập viên, thư ký xuất bản; yêu cầu báo cáo quá trình triển khai các đề tài đã được duyệt, những khó khăn, vướng mắc (nếu có) đề giải quyết, xử lý kịp thời.

Quá trình tác giả tiến hành khảo sát quy trình sản xuất nội dung và biên tập xuất bản hai chuyên trang Công lý và xã hội và Bảo vệ Công lý đã thấy rõ sự quản tri băng chế độ kiểm tra, giám sát của lãnh đạo tòa soạn và cán bộ

phụ trách chuyên trang.

Quy trình khép kín của quá trình sản xuất, biên tập và xuất bản nội

dung của chuyên trang Báo điện tử Công lý được thực hiện như sau:

62

Đăng ky dé tài —>Duyệt dé tài ———> Thực hiện đề tài —> Biên tập Xuất bản —ằ Theo dừi phản hồi.

Tại mỗi quy trình này đều có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ, theo dõi chéo nhau. Chang hạn, quá trình đề tài được duyệt và thực hiện dé tài, biên tập viên được giao nhiệm vụ sẽ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc tiễn độ thực hiện của phóng viên. Còn trong quá trình biên tập, xuất bản, phóng viên sẽ tham gia giám sát đối với việc biên tập của biên tập viên. Các bộ phận cùng trao đổi, tương tác dé tác pham sau khi xuất bản lên chuyên trang đảm bảo chất

lượng thông tin, an toàn thông tin cao nhất.

2.3. Đánh giá kết quả quản trị nội dung chuyên trang điện tử của Báo

Công lý

2.3.1.Thành công và nguyên nhân

-Thành công

+Thứ nhất, việc quản trị nội dung chuyên trang điện tử góp phan cải thiện chất lượng nội dung chuyên sâu, chuyên biệt, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền

Nhu cầu thông tin chuyên sâu, chuyên biệt của độc giả báo chí ngày càng cao và đa dạng. Việc các chuyên trang điện tử ra đời là tất yêu và là xu thế chung trong sự phát triển mạnh mẽ của báo chí. Các chuyên trang điện tử đã tập trung khai thác sâu một nội dung, lĩnh vực cụ thé giúp độc giả có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực mà mình quan tâm. Đối với các chuyên trang

Công lý và Xã hội và Bảo vệ Công lý của báo điện tử Công lý là những

chuyên trang có nội dung chuyên sâu về công tác Tòa án và pháp luật. Đây là mảng thông tin cung cấp nội dung chuyên sâu, chuyện biệt đến độc giả nhưng còn thiếu và yếu. Thực tế cho thấy công tác phổ biến pháp luật đến người dân dù có nhiều cải thiện nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả, đặc biệt là ở vùng sâu,

vùng xa, vùng dân tộc thiêu sô.

63

Nhà báo Tô Thị L.P, Phó Tổng biên tập Báo Công lý cho biết: “Việc mở rộng, phát triển các chuyên trang là hướng đi phù hợp với báo chí hiện nay. Thực tế đã khang định, những chuyên trang của báo điện tử Công by đã góp phan rất quan trọng trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính

sách của Đảng, pháp luật cua Nhà nước tới đông đảo người dân. Tôi cho

rang các chuyên trang này là cánh tay nối dài của báo điện tử Công lý, giúp Ban biên tập hoạch định những chiến lược thông tin có chiều sâu về pháp

luật. Trong năm 2021 và 2022 các chuyên trang của báo điện tử Công lý đã

truyén tải một lượng thông tin lớn liên quan đến hoạt động của Tòa án, công

tác xây dựng pháp luật và bảo vệ công lý, lẽ phải”.

Đáng chú ý, trong giai đoạn khảo sát, hai chuyên trang điện tử Công lý

và Xã hội và Bảo vệ Công lý đã làm rất tốt công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19, những quy định của pháp luật liên quan đến hành vi vi phạm làm lây lan dịch bệnh, những vụ án liên quan đến dịch bệnh được hệ thống Tòa án trên cả nước đưa ra xét xử. Thống kê cho thấy trong tháng 8/2021, chuyên trang Công lý và Xã hội đăng tải 96 tin, bài về Covid- 19, chuyên trang Bảo vệ Công lý đăng 79 tin, bài về nội dung tuyên truyền

này.

Ghi nhận thành tích về thành tích về công tác này, ngày 17/9/2021, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 3206/QD-BQP tặng Bằng khen cho chuyên trang Công lý và Xã hội- Báo Công lý vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền phòng, chống

dịch Covid-19.

Ngoài ra các nội dung kế hoạch tuyên truyền về phố biến pháp luật, phòng chống tác hại của ma túy, tệ nạn mại dâm cũng mang lại hiệu quả và

tác dụng tuyên truyên sâu rộng tới đông đảo độc giả cả nước.

64

+Thứ hai, việc quản trị nội dung bước dau tao ra bản sắc riêng, đặc

thù của tờ báo

Mỗi tờ báo, mỗi chuyên trang đều có tôn chỉ mục đích riêng. Chính những tôn chỉ mục đích này tạo nên bản sắc của tờ báo đó. Bên cạnh đó, tư duy quản trị, phương pháp quản trị nội dung cũng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên bản sắc.

Đối với các chuyên trang của báo điện tử Công lý, bản sắc chính là những thông tin đặc thù về lĩnh vực pháp luật, thông tin về hoạt động xét xử của Tòa án và những bài điều tra trong công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, vi phạm pháp luật trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Nhà báo Đỗ V., phóng viên chuyên trang Công lý và Xã hội cho biết:

“Dé tài vé những bài điều tra chong tiêu cực, tham những, vi phạm pháp luật luôn là những dé tài khó nhưng thu hút sự quan tâm của độc giả. Những dé tai này cũng dễ làm nên thương hiệu và bản sắc của cơ quan báo chi đó. Ở

các chuyên trang cua báo điện tử Công lý, trong đó có chuyên trang Công ly

và Xã hội, các phóng viên luôn phải đặt ra tiêu chí dé tài phải mới, nóng va có ý nghĩa tác động tới đời sống xã hoi”.

Một yếu tô khác tạo nên đặc thù của tờ báo chính là công chúng báo chí. Mỗi cơ quan báo chí cần xác định rõ công chúng của mình là ai, họ mong muốn gi, hy vọng gi và chờ đợi điều gì từ phía co quan báo chí ấy dé từ đó có phương án, kế hoạch, phục vụ công chúng của mình một cách hữu hiệu nhất.

Tuân thủ tôn chỉ, mục đích và phục vụ đối tượng công chúng sẽ góp phần quan trọng làm nên bản sắc, khang định đặc thù của mỗi cơ quan báo chí.

Từ số liệu thống kê và phân tích của Google Analytics cho thấy, độc giả của chuyên trang Công lý và Xã hội độ tudi từ 25 đến 34 chiếm trên 30%, ở hai độ tuổi từ 18 đến 24 và 35 đến 44 đều chiếm trên 20% tông số người truy cập trang. Trong đó tỉ lệ người dùng là nam giới chiếm 46,4% và nữ giới

65

là 53,6%. Số liệu phân tích chuyên trang Bảo vệ Công lý cũng cho ra những số liệu tương ứng. Điều đó cho thấy, độc giả của hai chuyên trang này đều ở lứa tuôi trẻ, thuộc nhóm cơ cấu “dân số vàng” có kiến thức, có trình độ hiểu biết, đặc biệt nhóm tuổi này nắm bắt nhanh và sử dụng thành tạo thiết bị công nghệ thông tin. Việc quản trị nội dung chuyên trang điện tử tốt sẽ mang đến nhiều cơ hội để xây dựng bản sắc riêng, đồng thời tận dụng triệt để nhóm độc

giả nhằm phát triển và sản xuất nội dung phù hợp.

Độ tuổi 402%. trong tổng số người dùng Giới tính

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu độ tuổi, giới tính đọc chuyên trang Công lý và Xã

hội

+ Thứ ba, quản trị nội dung chuyên trang cua báo điện tứ nhằm nâng cao vị thế, mở rộng quy mô thương hiệu tờ báo và góp phần tăng thu nhập

Báo chí đang trong thời kỳ chuyên mình mạnh mẽ với những cơ hội cũng như thách thức đặt ra trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Các cơ quan báo chí đang mạnh dạn chuyên đổi số, chuyển đổi mô hình, cơ cấu tô chức cơ quan báo chí trước sự cạnh tranh khốc liệt về thông tin. Một trong những cách làm nhằm nâng cao vị thé, quy mô thương hiệu và phát triển kinh tế báo chí đó là mở ra các chuyên trang, chuyên mục có chất lượng thông tin chuyên sâu để tiếp cận gần hơn với độc giả.

Nha báo Tô Thị L.P, Phó Tổng biên tập phụ trách cho biết: “7zước khi

Ban biên tập có chủ trương mở rộng các chuyên trang của báo điện tứ, chúng

66

tôi cho rang đây là cơ hội dé tờ báo Công lý bitt phá. Như tôi đã nói, các chuyên trang này là cánh tay nối dài của báo điện tử Công lý. Ngoài ra các chuyên trang cũng là cánh cửa để chúng tôi tiếp cận nhiều hơn với các đối tác thông tin, các doanh nghiệp. Điều đương nhiên là khi có nhiễu chuyên trang hoạt động hiệu quả thì dong nghĩa với việc chúng tôi đang cung cấp nhiễu lựa chon hon cho các đổi tác, doanh nghiệp có nhu cầu quảng bá sản

phẩm”.

Khảo sát cho thấy, năm 2021 mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19

diễn biến phức tạp nhưng các chuyên trang này vẫn đóng góp tích cực vào doanh thu của tòa soạn Báo Công lý, duy trì đủ kinh phí dé duy trì hoạt động

của bộ máy. Đây được coi là thành công trong công tác quan tri nội dung của

các chuyên trang trong tình hình kinh tế-xã hội gặp nhiều khó khăn.

-Nguyên nhân

+ Linh hoạt trong cơ chế quản trị nội dung chuyên trang

Với đặc thù là một cơ quan bao chí đa loại hình (báo in, báo điện tử,

truyền hình), lãnh đạo Báo Công lý rất quan tâm xây dựng các cơ chế quản trị nội dung, quy chế làm việc nhằm tạo điều kiện thuận lời nhất có thé cho hoạt động sản xuất nội dung cho các ấn phẩm, trong đó có các chuyên trang của

báo điện tử.

Nhà báo Đỗ V., phóng viên chuyên trang Công lý và Xã hội cho biết:

“Thông tin báo chí hiện nay diễn ra rất nhanh chóng. Nếu cơ chế, phương thức quản trị không linh hoạt sẽ gây ra rất nhiều khó khăn, bất cập trong hoạt động nghiệp vụ của phóng viên. Tôi ví dụ, nếu tat cả déu phải tuân theo một quy trình báo cáo hành chính từ cấp dưới lên cấp trên, hoặc từ trên xuống dưới có thé mat nhiêu thời gian dé hoàn thành một quy trình phê duyệt dé tài.

Điêu này sẽ làm mat tính thoi sự cua tin tức”.

67

Trong quá trình chỉ đạo, điều hành, lãnh đạo phụ trách chuyên trang luôn tạo điều kiện tốt nhất để phóng viên, biên tập viên hoàn thành nhiệm vụ băng cách cắt giảm đi những thủ tục hành chính trong điều kiện phù hợp.

Phương thức quản tri linh hoạt còn thể hiện ở việc sử dụng nhân lực một cách hiệu quả của chủ thể quản trị. Như kết quả khảo sát đã nêu, hai chuyên trang Công lý và Xã hội, Bảo vệ Công lý chỉ có tổng cộng 14 phóng viên chuyên trách, 4 biên tập viên, 4 thư ký xuất bản kiêm nhiệm vụ biên tập.

Tuy nhiên bài viết đăng tải trên cả hai chuyên trang với hơn 20 chuyên mục vẫn đảm bảo số lượng. Có sự thành công này là do sự linh hoạt trong việc điều phối nhân sự giữa hai chuyên trang khi cần thiết. Thậm chí các phóng viên ở các văn phòng, các ấn phẩm khác cũng có thể tham gia viết bài cho chuyên trang khi được yêu cầu.

Ngoài ra còn kêu gọi lực lượng cộng tác viên đông đảo là các nhà báo

chuyên nghiệp, những cây viết không chuyên, trong đó phải kể đén là các Thâm phán, Thư ký tòa của hệ thống Tòa án trên khắp cả nước, đội ngũ luật

sư, chuyên gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

+ Quy trinh quan tri nội dung bài bản, nghiêm túc

Mặc dù có sự linh hoạt trong phương thức quản trị nội dung nhưng quy

trình sản xuất nội dung và biên tập, xuất bản ở hai chuyên điện tử Công lý và

Xã hội, Bảo vệ Công lý luôn được áp dụng thực hiện một cách bài bản,

nghiêm túc. Chang hạn khi phóng viên báo cáo vượt cấp xin phê duyệt các dé tài nóng nhưng trong công đoạn biên tập, xuất bản sau đó vẫn phải tuân thủ

quy trình từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới.

Nhà báo Nguyễn Y.T, biên tập viên chuyên trang Bảo vệ Công lý khang định: “Tùy thudc vào tính chất vụ việc các biên tập viên có thé dua ra những dé xuất phù hợp, thuận lợi cho quá trình tác nghiệp của phóng viên.

Trong nhiễu trường hợp yêu câu của phóng viên có thể bị từ chối. Ai cũng

68

muốn thông tin nhanh, mới, nóng nhưng với đặc thù là chuyên trang về pháp luật nên chúng tôi vẫn wu tiên sự chính xác của thông tin hon’.

Chính nhờ vào việc xây dựng một bộ khung nội quy, quy chế cứng nhưng việc áp dụng với một nguyên tắc mềm là chìa khóa thành công trong

quản tri nội dung các chuyên trang của báo điện tử Công ly.

+ Yếu to vé con người Không thể không nói đến vai trò của yếu tố này khi nói đến nguyên

nhân thành công của hoạt động quản tri nội dung. Đội ngũ Ban lãnh đạo Báo

Công lý nói chung và chuyên trang nói riêng là những cá nhân thực sự tâm

huyết với nghề, gắn bó với tòa soạn. Tổng Biên tập, Phó Tổng biên tập phụ trách đều là những người có tuổi nghề trên 30 năm và gan bó sự nghiệp với tờ báo. Có am hiểu nhất định về cơ chế, đặc thù của một tờ báo ngành Tòa án

cộng với kinh nghiệm quan tri lâu năm.

Ngoài ra bên dưới là đội ngũ phóng viên, biên tập viên kiêm thư ký

xuất bản, kỹ thuật viên trẻ tuổi, nhiệt huyết, có trình độ chuyên môn báo chí, công nghệ và kiến thức về pháp luật vững vàng. Chất lượng con người tạo ra những tác pham báo chí có hàm lượng thông tin cao, chất lượng thông tin

đảm bảo.

Theo nhà báo Hoàng Thị T.T, biên tập viên kiêm thư ký xuất bản chuyên trang Công lý va Xã hội: “Đội ngũ phóng viên, biên tập viên đều cong hiến trên 100% sức lực, trí tuệ và nhiệt huyết cho công việc. Đây là những

tiễn dé dé chuyên trang vượt lên những khó khăn trong thời gian qua”.

Thống kê cho thấy, số lượng tin bài đăng trên cả hai chuyên trang từ tháng 6/2021 đến tháng 6/2022 là 15.561 tin bài. Đây là một khối lượng thông

tin lớn so với một đội ngũ nhân lực ít ỏ1.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Quản trị nội dung chuyên trang của Báo điện tử Công lý (Trang 64 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)