Nghiên cứu về nội hàm của quản trị nhân lực xanh

Một phần của tài liệu Quản trị nhân lực xanh tại các khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 25 - 29)

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.2. Nghiên cứu về nội hàm của quản trị nhân lực xanh

QTNLX là một phạm trù mới, khá phức tạp vì vậy mà tìm hiểu về các yếu tố của QTNLX trong DN là một chủ đề quan trọng được quan tâm nghiên cứu, thảo luận. Các học giả khi tìm hiểu về nội dung của QTNLX đã chú trọng đến một số hoạt động cần phải áp dụng trong mỗi giai đoạn của quy trình nhân sự (Mandip, 2012; Renwick và cộng sự, 2013). Ví dụ như trong các tác nghiệp TDNLX, ĐTNLX, ĐGNLX, ĐNNLX… là những hoạt động mà DN cần triển khai để hình thành xanh hoá nguồn nhân lực. Khi triển khai khái niệm QTNLX, các hoạt động cần thực hiện trước tiên ở ngay trong phân tích công việc. Quá trình này cần tuân theo nguyên tắc “thân thiện với môi trường và mỗi công việc có các tác nghiệp liên quan đến BVMT”. Nhiều DN đã tạo ra một vị trí đặc biệt mà người tham gia chịu

trách nhiệm điều phối QLMT trên các khía cạnh khác nhau (Arulrajah và cộng sự, 2016). Thực hành QTNLX liên quan đến cả thực hành QTNL truyền thống và cả các khía cạnh QTNL chiến lược phù hợp với các mục tiêu môi trường (Gholami và cộng sự, 2016). Tầm quan trọng của xanh hoá các thực hành QTNL đã được các nhà nghiên cứu công nhận và nghiên cứu áp dụng QTNLX trong tổ chức được xem là xu hướng mới trong QLMT (Jabbour và cộng sự, 2015; Jabbour và cộng sự, 2010).

Bảng 1.1: Nội hàm nghiên cứu QTNLX từ một số nghiên cứu

STT Nghiên cứu Các khía cạnh nội dung QTNLX

1 Jabbour và cộng sự (2010) Phân tích công việc xanh; TDNLX; ĐTNLX;

ĐNNLX

2 Renwick và cộng sự (2013) TDNLX; ĐTNLX; ĐGNLX; ĐNNLX; Tham

gia xanh 3 Zibarras & Coan (2015) TDNLX; ĐNNLX; Trao quyền nhân lực xanh

4 O'Donohue & Torugsa (2016)

ĐTNLX; Tạo động lực xanh

5 Guerci & Carollo (2016) TDNLX; ĐTNLX; ĐGNLX và ĐNNLX

6 Gholami và cộng sự (2016) TDNLX; ĐTNLX; ĐGNLX; Tham gia và trao

quyền xanh

7 Tang và cộng sự (2018) TDNLX; ĐTNLX; ĐGNLX; ĐNNLX; Tham

gia xanh 8 Rawashdeh (2018) TDNLX; ĐTNLX; ĐNNLX 9 Pham và cộng sự (2019) ĐTNLX; ĐGNLX; Tham gia xanh

10 Yusliza và cộng sự (2019) Phân tích công việc xanh; TDNLX;ĐTNLX;

ĐGNLX, ĐNNLX

Nguồn: Tổng hợp của NCS

Mặc dù các nghiên cứu đã có sự quan tâm lớn đến những khía cạnh nội dung của QTNLX song các tác giả cũng chưa có một sự thống nhất nào khi lựa chọn các thực hành QTNLX. Cách tiếp cận chủ yếu được nhiều tác giả sử dụng đó

là phân chia theo các hoạt động tác nghiệp của QTNLX (Tang và cộng sự, 2018).

Tuy vậy cùng với cách tiếp cận về nội hàm của QTNLX theo các hoạt động tác nghiệp, các nhà nghiên cứu chưa thống nhất được về số lượng cũng như nội dung các thực hành QTNLX trong DN. Các nghiên cứu đã phân tích hàng loạt những thực hành khác nhau trong QTNLX. Trong đó, có bốn thực hành đã được các tác giả nghiên cứu và thảo luận rộng rãi nhất (Hosna và Elfahli Kaoutar, 2022), đó là:

đào tạo và phát triển nhân lực xanh với 113 bài báo (95%), TDNLX với 102 bài báo (85%), ĐNNLX với 101 bài báo (84%), đánh giá hiệu quả nhân lực xanh (hay quản lý hiệu suất xanh) với 97 bài báo (81%).

Hình 1.3: Các nội dung thực hành QTNLX trong các nghiên cứu

Nguồn: Hosna và Elfahli Kaoutar (2022)

Ngoài ra các nhà nghiên cứu còn dành mối quan tâm với mức độ thấp hơn cho các nội dung như Phân tích công việc xanh với 22 bài báo (18%), Văn hoá xanh với 18 bài báo (15%), Kỷ luật xanh với 17 bài báo (14%), Hướng dẫn xanh với 15 bài báo (12%), Sức khỏe và an toàn xanh với 10 bài báo (8%), Kế hoạch nhân lực xanh với 8 bài báo (6%) và cuối cùng là Quy trình QTNL xanh và Công đoàn xanh cùng chiếm 1%. Khái quát các nội dung thực hành của QTNLX ở bảng sau:

Bảng 1.2: Tổng hợp các nội dung thực hành QTNLX

STT Khía cạnh nội dung

QTNLX Diễn giải

1 Phân tích và thiết kế công việc xanh

Thực hiện thiết kế công việc thân thiện với môi trường và mỗi vai trò công việc đặt ra các nhiệm vụ liên quan đến BVMT.

2 Tuyển dụng nhân lực xanh Lựa chọn ứng viên có kiến thức, kỹ năng, tiếp cận

phù hợp với hệ thống QLMT của DN và trong quá trình tuyển dụng hạn chế giấy tờ.

3 Đào tạo nhân lực xanh Thực hiện giáo dục, huấn luyện nâng cao nhận thức

về môi trường, phương pháp làm việc tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu chất thải.

4 Quản lý hiệu suất xanh

Thông qua đánh giá hiệu suất sinh thái của nhân viên, gắn với các mục tiêu QLMT vào hệ thống đánh giá hiệu suất và đảm bảo phản hồi thường xuyên về tiến độ đạt được.

5 Đãi ngộ nhân lực xanh

Thực hiện gắn các yếu tố quản lý xanh trong chương trình lương thưởng, thúc đẩy các hành vi xanh của NLĐ, tạo động lực để NLĐ tham gia và tích cực thực hiện các hành vi xanh tại nơi làm việc. Một số nghiên cứu còn gọi đây là tạo động lực xanh.

6 Quan hệ lao động xanh

Còn được gọi là quan hệ nhân viên xanh tức là tăng cường sự tham gia của NLĐ hoặc tổ chức đại diện của họ vào các hoạt động thực hành các mục tiêu, kế hoạch, hoạt động nâng cao nhận thức về vấn đề xanh tại nơi làm việc.

7 Quản lý sức khoẻ và an toàn xanh, nội quy xanh

Thực hiện đảm bảo một nơi làm việc xanh cho tất cả mọi người, tạo ra các sáng kiến xanh về môi trường, giảm bớt căng thẳng cho NLĐ, ngăn ngừa các yếu tố bất lợi về sức khoẻ do môi trường gây ra.

8 Bảo đảm việc làm

Thực hiện NLĐ không bị mất việc làm, tránh các hoạt động gây gián đoạn hay ảnh hưởng đến việc làm, tác động không tốt đến cuộc sống của NLĐ và gia đình họ.

9 Kỷ luật xanh

Thiết lập bộ quy tắc, xây dựng hệ thống kỷ luật (cảnh cáo, phạt, đình chỉ, sa thải) với nhân lực vi phạm nguyên tắc ứng xử liên quan đến BVMT.

10 Sự trao quyền xanh Nhân lực được trao cơ hội để tham gia vào QLMT,

khuyến khích họ hỗ trợ việc ngăn ngừa ô nhiễm và tìm kiếm cơ hội về môi trường.

Nguồn: Đỗ Thị Tươi (2021) và tổng hợp của NCS

Bên cạnh phần lớn những công trình sử dụng cách tiếp cận theo các hoạt động tác nghiệp thì từ một số công trình nghiên cứu sau năm 2019 có sử dụng khung lý thuyết AMO để xem xét về nội dung của QTNLX xanh theo ba khía cạnh chính A-M-O, đó là Khả năng xanh (Green Ability) - Động lực xanh (Green Motivation) và Cơ hội xanh (Green Opportunity) (Singh và cộng sự, 2020). Theo Anwar và cộng sự (2020) xác định nội dung của QTNLX bao gồm năng lực xanh (Green competence có được thông qua hoạt động TDNLX và ĐTNLX); động lực xanh (Green motivation đạt được thông qua đánh giá hiệu suất xanh và ĐNNLX) và sự tham gia xanh. Hay Úbeda-García và cộng sự (2021) cũng chỉ ra các khía cạnh của QTNLX bao gồm, phát triển kỹ năng xanh, tạo động lực xanh và sự tham gia xanh.

Một phần của tài liệu Quản trị nhân lực xanh tại các khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(211 trang)
w