Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản trị nhân lực xanh tại các khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 76 - 79)

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Quy trình nghiên cứu

Nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, NCS thiết kế quy trình nghiên cứu gồm các công việc cụ thể được thể hiện ở Hình 3.1.

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của NCS

Nguồn: Đề xuất của NCS

Giai đoạn 1: Nghiên cứu tại bàn

Từ tổng quan các nghiên cứu, tài liệu đề cập tới các mô hình, công cụ đo lường, đánh giá QTNLX và ảnh hưởng của QTNLX tới kết quả hoạt động của các KS; các văn bản có liên quan đến lĩnh vực hoạt động KS, các KS tại Hà Nội, Việt Nam… NCS xây dựng được cơ sở lý luận về QTNLX và ảnh hưởng của QTNLX tới đổi mới xanh và HQMT của KS và đề xuất bộ thang đo QTNLX, đổi mới xanh, HQMT của các KS.

Giai đoạn 2: Khảo sát tại các khách sạn

Khi tiến hành khảo sát tại các KS, phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi và phương pháp nghiên cứu tình huống là hai phương pháp chính:

(1) Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Phương pháp này được tiến hành

nhằm mục đích khái quát thực trạng nội dung QTNLX và so sánh, đánh giá ảnh hưởng của từng nội dung QTNLX đến đổi mới xanh và HQMT của các KS. Có ba bước được thực hiện để á dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi, cụ thể như sau:

Đầu tiên, NCS tiến hành phỏng vấn sâu để điều chỉnh thang đo. Đây là cách

thức được sử dụng để thu thập dữ liệu sơ cấp, coi là căn cứ để điều chỉnh thang đo QTNLX, đổi mới xanh và HQMT của KS. Phạm trù QTNLX, đổi mới xanh và HQMT của KS là tương đối mới mẻ trong nghiên cứu và thực tiễn ở Việt Nam, khá trừu tượng, đa chiều với các cách tiếp cận khác nhau khiến các đối tượng trong KS có thể chưa định hình được rõ ràng khi tham gia phỏng vấn. Do đó, NCS thực hiện việc phỏng vấn sâu với 07 chuyên gia có chuyên môn sâu về QTNL và quản trị KS

(xem phụ lục 1) sẽ giúp xem xét, nhận diện đầy đủ các nội dung của QTNLX, đổi

mới xanh và HQMT và giúp điều chỉnh cách biểu đạt QTNLX, đổi mới xanh và HQMT một cách chuẩn hóa, phù hợp bối cảnh nghiên cứu tại KS ở Hà Nội, Việt Nam. Cùng với đó, NCS cũng tiến hành phỏng vấn sâu với 07 nhà quản trị (xem

phụ lục 1) có kinh nghiệm ở các vị trí quản lý khác nhau của KS để có những điều

chỉnh về ngữ nghĩa, diễn đạt của các biến quan sát.

Sau đó, NCS thực hiện khảo sát sơ bộ. Sau khi điều chỉnh thang đo, NCS

thiết kế bảng câu hỏi sử dụng và gửi tới 80 nhà quản trị của các KS 3-5 sao ở Hà Nội để kiểm tra sự phù hợp của diễn đạt và độ tin cậy của thang đo. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha với dữ liệu từ khảo sát sơ bộ được thực hiện để loại bỏ biến quan sát không phù hợp, từ đó NCS hoàn thiện bảng câu hỏi để tiếp tục dùng trong bước nghiên cứu tiếp theo.

Cuối cùng, NCS thực hiện khảo sát chính thức. NCS thực hiện khảo sát với

nhà quản trị các cấp tại KS 3 - 5 sao ở Hà Nội. Ngoài phần thông tin cá nhân, bảng hỏi có hai nội dung chính: (1) Đánh giá về QTNLX; (2) Đánh giá về đổi mới xanh và HQMT. NCS đã sử dụng phần mềm SPSS 20 và AMOS 20 để kiểm định độ tin cậy thang đo dựa trên bộ dữ liệu từ khảo sát chính thức. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích nhân tố khẳng định được tiến hành để đảm bảo độ tin cậy nhất quán của thang đo trước khi phân tích dữ liệu để kiểm định giả thuyết nghiên cứu.

(2) Phương pháp nghiên cứu tình huống: Việc phân tích QTNLX của một

số KS 3 - 5 ở Hà Nội giúp NCS tìm hiểu một cách đầy đủ, cụ thể hơn những nội dung nổi bật trong thực hành QTNLX tại các KS này. Thông qua đó, NCS có thể xác định được rõ ràng hơn các khía cạnh nội dung của QTNLX gắn với đặc trưng của kinh doanh KS. Khi nghiên cứu tình huống QTNLX tại một số KS, việc thực hiện phỏng vấn các nhà quản trị cũng giúp NCS có thêm thông tin để có thể nắm bắt và giải thích rõ ràng hơn ảnh hưởng của các nội dung thực hành QTNLX đến đổi mới xanh và HQMT của KS, làm cơ sở để tìm ra những giải pháp nhằm thúc đẩy QTNLX cho KS.

Giai đoạn 3: Kết quả nghiên cứu. Từ phương pháp khảo sát bảng hỏi và

nghiên cứu tình huống, kết quả phân tích dữ liệu được tổng hợp, so sánh để rút ra kết luận thực trạng QTNLX, yếu tố ảnh hưởng đến QTNLX và ảnh hưởng của QTNLX đến đổi mới xanh và HQMT của KS. Kết quả khảo sát giúp NCS mô tả thực trạng QTNLX, thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến QTNLX của các KS 3 - 5 sao ở Hà Nội và chỉ ra mức độ tác động của từng nội dung QTLNX đến đổi mới xanh và HQMT. Kết quả nghiên cứu tình huống giúp làm rõ kết quả phân tích định

lượng, khám phá thực hành QTNLX và cách QTNLX tác động tới đổi mới xanh và HQMT của KS.

Một phần của tài liệu Quản trị nhân lực xanh tại các khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(211 trang)
w