Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu
Kết quả tổng quan các nghiên cứu về QTNLX tại các KS cho thấy sự cần thiết phải xây dựng một khung phân tích và bộ thang đo để đánh giá về QTNLX tại các KS 3 - 5 sao ở Hà Nội. NCS đã kế thừa có chọn lọc, điều chỉnh cách tiếp cận đo lường QTNLX, đổi mới xanh và HQMT của KS trong các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về QTNLX, đổi mới xanh và HQMT. NCS xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm xem xét thực trạng QTNLX, đánh giá tác động của QTNLX tới đổi mới xanh và HQMT của KS 3-5 sao ở Hà Nội (Hình 3.2). Trong đó:
TDNLX đề cập đến mức độ các hoạt động của KS nhằm tuyển dụng được
NLĐ có kiến thức, kỹ năng, có hành vi, thái độ và cách tiếp cận phù hợp với hệ thống QLMT trong KS và quá trình tuyển dụng hạn chế giấy tờ.
ĐTNLX đề cập đến mức độ các hoạt động của KS nhằm triển khai chương
trình giáo dục, huấn luyện cách thức làm việc để nâng cao nhận thức của NLĐ về môi trường, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu chất thải.
ĐGNLX đề cập đến mức độ các hoạt động của KS khi gắn các mục tiêu
QLMT vào đánh giá hiệu suất và phản hồi đánh giá thường xuyên về tiến độ, kết quả đạt được.
ĐNNLX đề cập đến mức độ các hoạt động của KS gắn các yếu tố quản lý
xanh trong chương trình lương, thưởng, thúc đẩy hành vi xanh của NLĐ, tạo động lực để NLĐ tham gia và tích cực thực hiện các hành vi xanh tại nơi làm việc.
Đổi mới xanh đề cập đến mức độ KS có những đổi mới sản phẩm, cải tiến
quy trình, thay đổi cách thức tiếp thị theo hướng thân thiện với môi trường.
HQMT đề cập đến mức độ KS đạt được các kết quả mục tiêu liên quan đến
hoạt động BVMT.
Ảnh hưởng của QTNLX tới HQMT của KS được giải thích dựa trên các lý thuyết nền. Lý thuyết Trao đổi xã hội (Social exchange theory) được đề xuất dựa trên sự tương tác và các mối quan hệ tập trung vào ba thành phần: con người - hành vi - môi trường. HQMT của KS sẽ đạt được khi từng cá nhân có được sự hỗ trợ tối đa của KS và hạn chế các trở ngại trong thực hành QTNLX (Sawitri và cộng sự, 2015; Singh và cộng sự, 2020).
Lý thuyết quản trị dựa trên nguồn lực RBV (Lý thuyết Resource-based view) ra đời nhằm giải thích cho hiện tượng kinh doanh của doanh nghiệp với thành tích vượt trội và bền vững. Lý thuyết RBV giải thích rằng tổ chức có hiệu suất vượt trội là do các nguồn lực và kỹ năng đặc thù, hiếm có và khó bắt chước (Barney, 1986; Bharadwaj, 2000). Nghĩa là để có thể đạt được những kết quả vượt trội về môi trường, cải thiện HQMT thì các KS cần tìm cách có được hoặc phát triển được những năng lực hiếm có, không thể thay thế, không phụ thuộc vào bắt chước để có thể kích thích hành vi đổi mới và mang lại lợi thế cao hơn cho KS.
Giả thuyết: QTNLX có ảnh hưởng tích cực đến HQMT.
Tiếp cận của nghiên cứu xác định QTNLX gồm bốn nội dung là TDNLX, ĐTNLX, ĐGNLX, ĐNNLX. QTNLX thông qua các tác nghiệp cụ thể giúp cung
cấp các kiến thức, kỹ năng cho NLĐ, nâng cao nhận thức của nhân lực để thực hiện các hành vi thân thiện với môi trường (Renwick và cộng sự, 2013). QTNLX giúp định hướng và thúc đẩy NLĐ hướng tới các mục tiêu chiến lượng về HQMT của tổ chức, qua đó giúp các KS không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng uy tín và hình ảnh với khách hàng (Aboramadan & Karatepe, 2021).
Quản trị nhân lực xanh đã được các nghiên cứu chứng minh có vai trò trong thúc đẩy kiến thức về môi trường, các hành vi thân thiện với môi trường để thực hiện các mục tiêu đảm bảo HQMT tại KS (Renwick và cộng sự, 2013; Zhang và cộng sự 2019). Vì vậy có 4 giả thuyết nghiên cứu như sau:
H1a: Tuyển dụng nhân lực xanh có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả môi trường H2a: Đào tạo nhân lực xanh có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả môi trường H3a: Đánh giá nhân lực xanh có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả môi trường H4a: Đãi ngộ nhân lực xanh có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả môi trường Từ quan điểm của lý thuyết trao đổi xã hội, các nhà quản trị định hướng, hướng dẫn tại doanh nghiệp thông qua các hành vi phù hợp để tạo ra và chia sẻ tri thức mới, gia tăng tổng lượng kiến thức, tạo ra sự đổi mới của tổ chức nhờ vào sự trao đổi xã hội (Shamim và cộng sự, 2019). Lý thuyết Khả năng - Động lực - Cơ hội (Lý thuyết AMO - Ability, Motivation, Opportunity) là mô hình lý thuyết quan trọng QTNLX, được các học giả vận dụng trong nghiên cứu tại lĩnh vực KS, để chỉ rõ vai trò của QTNNLX giúp đẩy mạnh năng lực, tạo động lực và cơ hội xanh cho NLĐ (López-Gamero và cộng sự, 2023; Pham và cộng sự, 2019) thông qua các chính sách để giảm thiểu chất thải; phát triển khả năng QLMT; trao quyền cho NLĐ gắn với mục tiêu môi trường để họ được tham gia vào các sáng kiến về môi trường, đẩy mạnh các đổi mới xanh cho KS.
Giả thuyết: QTNLX có ảnh hưởng tích cực đến đổi mới xanh.
Như đã phân tích ở trên, tiếp cận của nghiên cứu xác định QTNLX gồm bốn nội dung là TDNLX, ĐTNLX, ĐGNLX, ĐNNLX. Từ các chính sách, chương trình hành động của QTNLX giúp thúc đẩy kiến thức về môi trường, lan toả ý thức và thái độ, hành vi xanh tới NLĐ, tạo môi trường thuận lợi cho những cải tiến trong
quá trình làm việc, những đổi mới hướng tới mục tiêu vì môi trường (Singh và cộng sự, 2020). Vì vậy có 4 giả thuyết nghiên cứu như sau:
H1b: Tuyển dụng nhân lực xanh có ảnh hưởng tích cực tới đổi mới xanh H2b: Đào tạo nhân lực xanh có ảnh hưởng tích cực tới đổi mới xanh H3b: Đánh giá nhân lực xanh có ảnh hưởng tích cực tới đổi mới xanh H4b: Đãi ngộ nhân lực xanh có ảnh hưởng tích cực tới đổi mới xanh Khi NLĐ tham gia mạnh mẽ vào các sáng kiến xanh, đẩy mạnh đổi mới xanh của doanh nghiệp, từ đó giúp các KS cải thiện được HQMT (Hoque, 1999).
Từ các cải tiến trong môi trường làm việc, những đổi mới xanh hướng tới mục tiêu vì môi trường được triển khai, tạo tiền đề để gia tăng các kết quả hướng đến môi trường (Singh và cộng sự, 2020). Do đó, có giả thuyết:
H5: Đổi mới xanh có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả môi trường