Phương pháp phỏng vấn sâu và khảo sát

Một phần của tài liệu Quản trị nhân lực xanh tại các khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 82 - 85)

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu và khảo sát

3.3.1. Phương pháp phỏng vấn sâu

NCS thực hiện với hai nhóm đối tượng: nhóm đầu tiên gồm 07 chuyên gia, nhà nghiên cứu về quản trị kinh doanh, QTNL; nhóm thứ hai gồm 07 nhà quản trị tại các KS. Đây đều là người có am hiểu chuyên sâu về các hoạt động QTNL, QTNLX tại KS. Mục đích của phỏng vấn sâu trước khi tiến hành khảo sát chính thức là tập hợp các nhận định, đánh giá về các hoạt động QTNLX nổi bật tại KS, các khía cạnh của đổi mới xanh, HQMT tại KS cũng như những ảnh hưởng của QTNLX tới đổi mới xanh, HQMT tại KS. Câu hỏi phỏng vấn bao gồm: Mô tả khía cạnh của thực hành QTNLX, đổi mới xanh và HQMT tại KS; Đưa ra nhận xét về tầm quan trọng của các thực hành QTNLX trong mô hình; Đánh giá mức độ quan trọng của thực hành QTNLX, đổi mới xanh và HQMT trong mô hình đối với các KS 3 - 5 sao ở Hà Nội.

Kết quả phỏng vấn sâu giúp NCS xác định được các biến quan sát, có điều chỉnh việc sử dụng từ ngữ cho dễ hiểu, rõ ràng hơn. Cụ thể tại bảng 3.1:

Bảng 3.1: Bộ thang đo các biến quan sát

TT Biến quan sát Nguồn

Tuyển dụng nhân lực xanh

1 KS chúng tôi thu nhận, xử lý hồ sơ ứng viên và tiến hành phỏng vấn trực tuyến

Renwick và cộng sự, 2013;

Chaudhary, 2018;

Rawashdeh, 2018; Jabbour, 2011; NCS điều chỉnh dựa trên ý kiến của chuyên

gia 2 Thực hiện truyền thông tuyển dụng online và nhấn mạnh

đến giá trị xanh của KS trong truyền thông tuyển dụng

3 KS chúng tôi đưa các vấn đề về BVMT vào mô tả nhiệm vụ trong thông báo tuyển dụng

4 KS chúng tôi ưu tiên lựa chọn các ứng viên có kiến thức, kỹ năng, ý thức về lối sống xanh

Đào tạo nhân

lực xanh

5 NLĐ được đào tạo về các vấn đề liên quan đến môi trường

Renwick và cộng sự, 2013;

Chaudhary, 2018;

Rawashdeh, 2018; Jabbour, 2011; NCS điều chỉnh dựa trên ý kiến của chuyên

gia 6

KS chúng tôi cung cấp các chương trình đào tạo về môi trường (ví dụ phương pháp tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu chất thải, nhận thức về môi trường…) thường xuyên, cập nhật và phù hợp với công việc

7 NLĐ có sử dụng hiệu quả các nội dung của chương trình đào tạo về môi trường

8 KS chúng tôi đánh giá đầy đủ về hiệu suất làm việc của NLĐ sau chương trình đào tạo về môi trường

9 KS chúng tôi xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ của NLĐ về các vấn đề liên quan đến BVMT

Đánh giá nhân

lực xanh

10 Nhân viên KS chúng tôi biết về các trách nhiệm, mục đích, mục tiêu cụ thể với môi trường mà họ cần thực hiện

Renwick và cộng sự, 2013;

Chaudhary, 2018;

Rawashdeh, 2018; Jabbour, 2011; NCS điều chỉnh dựa trên ý kiến của chuyên

gia 11

KS chúng tôi sử dụng các tiêu chí liên quan đến môi trường (ví dụ tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu chất thải…) là tiêu chí đánh giá kết quả công việc

12 KS chúng tôi cung cấp các phản hồi thường xuyên cho nhân viên (về tiến trình thực hiện, kết quả đạt được, cách thức cải thiện) để đạt được mục tiêu BVMT

13 Các mục tiêu, hành vi vì môi trường và đóng góp cho

TT Biến quan sát Nguồn

HQMT của nhân viên được KS chúng tôi xem xét, đánh giá

14 Vai trò của nhà quản lý trong việc đạt được kết quả về môi trường được đưa vào hệ thống đánh giá của KS

Đãi ngộ nhân

lực xanh

15 KS chúng tôi thưởng tài chính cho nhân viên khi họ đạt được các mục tiêu vì môi trường

Renwick và cộng sự, 2013;

Chaudhary, 2018;

Rawashdeh, 2018; Jabbour, 2011; NCS điều chỉnh dựa trên ý kiến của chuyên

gia 16 KS chúng tôi khuyến khích và ghi nhận các sáng kiến vì

môi trường của nhân viên

17 KS chúng tôi xây dựng môi trường làm việc thân thiện với môi trường (ví dụ nơi làm việc xanh, sử dụng ánh sáng tự nhiên, tham gia các hoạt động vì môi trường…)

18 KS chúng tôi có hình thức kỷ luật và yêu cầu chịu trách nhiệm khi nhân viên hành động xấu với môi trường

Đổi mới xanh

19 KS chúng tôi tăng cường sử dụng các nguyên nhiên liệu có lợi cho môi trường (ví dụ nguyên liệu tự nhiên, tiêu thụ ít năng lượng, dễ dàng tái chế, tái sử dụng...)

Singh và cộng sự 2020; NCS điều chỉnh dựa

trên ý kiến của chuyên gia 20 KS chúng tôi cải tiến các quy trình để giảm thiểu rác

thải, giảm lượng tiêu thụ điện, nước…

21 KS chúng tôi sử dụng cách thức tiếp thị thân thiện môi trường (ví dụ hạn chế in phát tờ rơi, hạn chế sử dụng hoa, tăng cường truyền đạt thông điệp vì môi trường…)

Bổ sung mới từ ý kiến chuyên

gia

Hiệu quả môi trường

22 KS chúng tôi đã giảm được rác thải

Daily và cộng sự, 2007; Kim và cộng sự,

2019 23 KS chúng tôi đã tiết kiệm được nhiều nước

24 KS chúng tôi đã giảm thiểu được việc mua các nguyên nhiên liệu không thể tái chế

25 KS chúng tôi đã tiết kiệm được nhiều năng lượng 26 KS chúng tôi đã giảm được đáng kể chi phí 27 KS chúng tôi đã nâng cao được danh tiếng

Nguồn: Tổng hợp của NCS

3.3.2. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi 3.3.2.1. Thiết kế bảng hỏi

NCS kế thừa thang đo được các học giả đã đề xuất trong các nghiên cứu đã thực hiện và điều chỉnh kết hợp cùng kết quả phỏng vấn sâu, bộ thang đo sử dụng cho thu thập dữ liệu được hình thành và xây dựng bảng hỏi. Bảng hỏi gồm 3 phần:

Một phần của tài liệu Quản trị nhân lực xanh tại các khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(211 trang)
w