CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC ỨNG PHÓ VỚI RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA EU ĐỐI VỚI HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU
1.3 Kinh nghiệm của một số nước về vượt rào cản phi thuế quan đối với hàng thủy sản xuất khẩu và bài học cho Việt Nam
1.3.2 Kinh nghiệm của Thái Lan
Về phía Chính phủ
Đẩy mạnh các doanh nghiệp cần có giấy chứng nhận đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia nâng cao tính cạnh tranh. Đặc biệt, Chính phủ Thái Lan đưa ra các biện pháp
mạnh, đồng bộ từ trung ương đến địa phương để quản lý và xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm. Chú ý đến các biện pháp quản lý nguyên liệu nhập khẩu, chú trọng khâu kỹ thuật. Thêm vào đó, Chính phủ còn thành lập nhiều trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm xuất khẩu, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ người lao động.
Xây dựng quy trình giải quyết vướng mắc liên quan TBT. Khi nhận được văn bản báo cáo về việc hàng xuất khẩu của Thái Lan bị giữ tại cửa khẩu, lãnh sự Thái Lan tại quốc gia đó sẽ thu thập thông tin đầy đủ và yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu của Thái Lan kiểm tra lại sản phẩm của mình. Nếu lệnh cấm đó dựa trên thông tin sai lệch, phía Thái Lan sẽ chủ động thương lượng.
Với các doanh nghiệp
Từ năm 2013 trở đi, Thái Lan tụt xuống vị trí thứ 5 sau Ấn Độ, Việt Nam, Ecuador và Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu tôm của Thái Lan hiện chiếm khoảng 7,6% tổng giá trị xuất khẩu tôm của toàn cầu. Hình 2 minh họa giá trị xuất khẩu tôm của Thái Lan giai đoạn 2009-2018 và Hình 3 thể hiện các thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của quốc gia này.
Trong các thị trường nhập khẩu tôm hàng đầu của Thái Lan, Mỹ đứng ở vị trí số một, chiếm 35% tổng giá trị xuất khẩu tôm của nước này vào năm 2018. Nhật Bản 32% đứng thứ hai. Tiếp đó là Trung Quốc và Canada lần lượt chiếm 5,9% và 4,3%
(Vasep, 2018). Còn xét từ phía nhập khẩu tôm của Mỹ, số liệu tôm nhập khẩu của quốc gia này tính theo sản lượng (tấn) và theo nguồn gốc xuất xứ được thể hiện ở Hình 5, trong 20 năm (1997-2017). Trong đó, Thái Lan là quốc gia xuất khẩu tôm lớn nhất sang Hoa Kỳ trong nhiều năm liền, từ năm 1997 đến năm 2013. Sản lượng tôm xuất khẩu từ Thái Lan sang Mỹ sụt giảm mạnh từ năm 2010, hơn 203 ngàn tấn, xuống chỉ còn hơn 65 ngàn tấn vào năm 2014, tương ứng với tỷ lệ sụt giảm 68%. Mặc dù khối lượng xuất khẩu tôm sang Mỹ đã tăng dần và đạt hơn 75 ngàn tấn vào năm 2017, nhưng Thái Lan đã đánh mất vị trí này vào tay của Ấn Độ và Indonesia. Ngành tôm Thái Lan gặp khó khăn trong việc duy trì khả năng cạnh tranh sau khi nước này bị Mỹ liệt vào danh sách các nước có nạn buôn người nghiêm trọng nhất thế giới trong tháng 6/2014 (Zimmerman và ctg, 2014).
Trên thị trường Mỹ, Thái Lan ngày càng giảm sản lượng và giá trị xuất khẩu do thuế chống bán phá giá cao, cạnh tranh mạnh về giá và nguồn cung so với các đối thủ khác như (Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam). Một số đối thủ cạnh tranh của Thái Lan ở châu Á chào giá xuất khẩu thấp hơn của Thái Lan, nên quốc gia này khó cạnh tranh trên thị trường Mỹ. Chi phí sản xuất tôm cao hơn cũng ảnh hưởng tới xuất khẩu tôm của Thái Lan.
Tôm là mặt hàng lợi thế của thủy sản Thái Lan, đã phải đối phó với các biện pháp phòng vệ thương mại ở thị trường Mỹ từ rất sớm. Tôm đông lạnh của Thái Lan bị Mỹ khởi xướng điều tra chống bán phá giá từ năm 2005, thời điểm sản lượng tôm
xuất khẩu sang Mỹ đạt hơn 161 ngàn tấn, tăng hơn gấp đôi lượng xuất khẩu vào năm 1997.
Chính phủ và các nhà xuất khẩu Thái Lan đã nhanh chóng có động thái kháng kiện với mong muốn được giảm thuế quan nhằm làm cho xuất khẩu tôm trở nên cạnh tranh hơn. Cụ thể là, tháng 4/2006, Thái Lan gửi đơn kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cáo buộc Washington đang thực hiện chính sách thương mại bất bình đẳng đối với mặt hàng tôm xuất khẩu của Thái Lan. Vụ Ngoại thương Thái Lan cho rằng Mỹ đang thực hiện các biện pháp bảo hộ mậu dịch kép đối với mặt hàng tôm xuất khẩu của Thái Lan thông qua C-bond (tiền thế chấp 100% giá trị hàng hóa tại ngân hàng) và thuế chống phá giá. Bộ Thương mại Thái Lan cũng cho biết họ đã thuê luật sư và tập hợp tài liệu từ các nhà xuất khẩu để theo đuổi vụ kiện này.
Việc khởi kiện này xuất phát từ sức ép của hàng trăm nông dân nuôi tôm Thái Lan tại các tỉnh Trang, Surat Thani và Krabi đòi Bộ Thương mại phải có hành động kiện phía Mỹ vì các biện pháp bảo hộ bất công đối với mặt hàng tôm xuất khẩu của Thái Lan. Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm đông lạnh Thái Lan cho biết: để xuất khẩu được mặt hàng tôm của Thái Lan vào thị trường Mỹ trong năm 2006 phát sinh thêm 100 triệu USD (3,9 tỷ baht) vì chuyện C-bond. Ngoài ra, lại còn phải chịu thêm thuế chống phá giá từ 5,79 đến 6,82% giá trị của mỗi chuyến hàng.
Trước đó, vào tháng 3/2006, các nhà xuất khẩu tôm của Thái Lan từng hy vọng mặt hàng xuất khẩu này của họ sẽ không còn phải chịu các biện pháp bảo hộ do Mỹ áp đặt khi đại diện thương mại Mỹ tới Bangkok để đàm phán với Thứ trưởng thương mại Thái Lan về khả năng chấm dứt C-bond đối với Thái Lan. Tuy nhiên, cuộc đàm phán đã không thành, dẫn tới việc Thái Lan tiến hành các thủ tục khởi kiện Mỹ lên WTO. Đây là vụ kiện mang tính nhà nước đầu tiên lên WTO của một nước xuất khẩu tôm phải chịu các biện pháp trừng phạt kép từ những chính sách bảo hộ của Mỹ.
Kết quả của vụ kháng kiện này là tới tháng 02/2009, Mỹ đã chấp thuận giải quyết tranh chấp theo quy định của WTO trong cách tính thuế không công bằng, bằng việc giảm thuế chống bán phá giá cho sản phẩm tôm xuất khẩu của Thái Lan. Thái Lan không phải đối mặt với mức thuế cao đối với xuất khẩu tôm trong tương lai của
mình sang Hoa Kỳ sau khi nước này đưa ra bằng chứng cho thấy vương quốc này không tham gia vào các hoạt động bán phá giá, như cáo buộc của Mỹ.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa chấp thuận quyết định khác của WTO liên quan đến C-bond “quĩ đảm bảo thường xuyên” để đối phó với tôm xuất khẩu của Thái Lan.
Hiện Mỹ đang thi hành những biện pháp bảo hộ thương mại hai chiều: Một quĩ bảo hộ thường xuyên với 100% bảo đảm của ngân hàng và thuế chống bán phá giá.
Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm đông lạnh Thái Lan cho biết, nước này tiếp tục kiên trì yêu cầu Mỹ phải dừng áp dụng C-bond, quĩ đảm bảo thường xuyên nói trên đối với tôm nhập khẩu từ Thái Lan vào tháng 4/2009. Sau đó, Mỹ đồng ý giảm mức ký quỹ C-bond cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Thái Lan xuống một nửa, đồng thời bắt buộc các công ty này phải cung cấp toàn bộ hồ sơ về thị trường, chi phí, giá cả, doanh thu,… của doanh nghiệp trong suốt 18 tháng hoạt động hậu áp thuế phá giá cho Bộ Thương mại Mỹ.