Cơ cấu tổ chức của công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích Cán bộ công nhân viên tại Công Ty CP Cao Su Đà Nẵng (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN TRONG DOANH NGHIỆP

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP CAO SU ĐÀ NẴNG

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty

Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty (xem sơ đồ 2.1) có thể thấy cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được thiết kế theo mô hình trực tuyến – chức năng. Đây là mô hình có nhiều ưu điểm như vừa đảm bảo được chế độ thủ trưởng vừa phát huy được sự tham mưu của các phòng ban chức năng.

Trong cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty có:

Đại hội đồng cổ đông:

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của HĐQT về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư, bầu, bãi nhiệm HĐQT, Ban Kiểm soát, và quyết định bộ máy tổ chức của Công ty và các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 5 thành viên, các thành viên HĐQT nhóm họp và bầu Chủ tịch HĐQT. Hội đồng quản trị nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty theo quy định trong Điều lệ Công ty.

Ban kiểm soát:

Ban kiểm soát là tổ chức giám sát, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và tài chính của Công ty nhằm đảm bảo lợi ích của các Cổ đông của Công ty.

Ban Tổng Giám đốc:

Ban Tổng Giám đốc của Công ty gồm có 01 Tổng Giám đốc và 02 Phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, là người đại diện theo pháp luật của Công ty, là người điều hành công việc sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về các họat động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Các phòng ban bao gồm:

+ Phòng tổ chức; phòng hành chính; phòng kế hoạch và vật tư; phòng bán

hàng; phòng kỹ thuật cơ năng và an toàn; phòng tài chính kế toán; phòng kỹ thuật cao su

+ Phòng KCS:

- Kiểm tra chất lượng ngoại quan sản phẩm trước khi đóng gói nhập kho.

- Theo dõi các hiện tượng hư hỏng của sản phẩm, kiến nghị các đơn vị liên quan để giải quyết và xem xét khách hàng trả lại sản phẩm hỏng

- Đăng ký mức chất lượng với cơ quan quản lý nhà nước.

- Đóng gói phân lô sản phẩm được phân công.

- Tổng hợp, phân tích, thống kê, báo cáo chất lượng sản phẩm.

Hình 2.1. Cơ cấu bộ máy của Công ty Các xí nghiệp bao gồm:

Xí nghiệp săm lốp ôtô: Quản lý nhân sự, máy móc thiết bị, an toàn lao động,

vệ sinh lao động môi trường, phòng chống cháy nổ, vật tư, nguyên vật liệu, định mức và chất lượng. Tổ chức sản xuất đảm bảo về số lượng, chất lượng, chủng loại các sản phẩm săm, lốp ôtô, yếm và màng lưu hóa lốp ôtô theo kế hoạch được giao.

Hỗ trợ các xí nghiệp bạn để hoàn thành kế hoạch sản xuất.

Đại hội đồng Cổ đông

Hội đồng Quản trị

Tổng giám đốc

P. T Giám đốc P. T Giám đốc

Ban ISO

P. Kỹ thuật Cao su

Xí nghiệp Radial

Xí Nghiệp săm lốp ô tô

XN Săm lốp xe đạp XM

XN Đắp lốp ôtô Phòng kinh doanh

DV Sau bán hàng

Phòng Xuất Khẩu

Phòng Kế hoạch- vật

P. Hành chính-nhân

sự Ban kiểm soát

XN Cán luyện

P. Tài chính kế toán

Kế Toán Trưởng

Xí nghiệp săm lốp xe đạp, xe máy: Quản lý nhân sự, máy móc thiết bị, an toàn

lao động, vệ sinh lao động, môi trường, phòng chống cháy nổ, vật tư, nguyên vật liệu, định mức và chất lượng. Tổ chức sản xuất đảm bảo về số lượng, chất lượng, chủng loại các loại sản phẩm săm lốp xe đạp, xe máy theo kế hoạch được giao.

Xí nghiệp cán luyện: Quản lý nhân sự, máy móc thiết bị, an toàn lao động, vệ

sinh lao động môi trường, phòng chống cháy nổ, vật tư nguyên vật liệu, định mức và chất lượng. Tổ chức sản xuất, giám sát và thực hiện các đơn pha chế theo nhu cầu sản xuất. Đảm bảo số lượng, chất lượng bán thành phẩm cho các xí nghiệp.

Xí nghiệp cơ khí và năng lượng: Quản lý nhân sự, máy móc thiết bị, an toàn

lao động, vệ sinh lao động môi trường, phòng chống cháy nổ, vật tư, phụ tùng cơ khí và điện thuộc xí nghiệp. Sửa chữa máy móc thiết bị kịp thời phục vụ cho sản xuất, chế tạo phụ tùng thay thế theo yêu cầu. Chế tạo mới khuôn mẫu, máy móc phục vụ cho sản xuất. Bảo dưỡng sửa chữa và chế tạo lắp đặt các thiết bị điện, động lực, hệ thống truyền dẫn được phân công, cung cấp nhiệt, khí nén, điện và nước cho các đơn vị. Quản lý hệ thống truyền dẫn chính: điện, nhiệt, khí nén, nước…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích Cán bộ công nhân viên tại Công Ty CP Cao Su Đà Nẵng (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w