CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN TRONG DOANH NGHIỆP
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP CAO SU ĐÀ NẴNG
2.1.4. Đặc điểm đội ngũ lao động tại Công ty
Trong thời gian qua cùng với sự mở cửa của nền kinh tế đất nước đã tác động tích cực đến sự phát triển của công ty cả về số lượng và chất lượng. Do nhu cầu của nền kinh tế về sản phẩm cao su ngày càng cao nên công ty đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất với nhiều dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại được lắp đặt và vận hành làm cho số lượng và chất lượng sản phẩm không ngừng tăng lên. Do vậy để đáp ứng được sự mở rộng quy mô đó thì số lượng lao động của Công ty cũng có nhiều thay đổi về số lượng và cơ cấu từng phòng ban cũng có nhiều thay đổi.
2.1.4.1. Lao động tại các phòng ban Công ty Bảng 2.1. Lao động trong từng phòng ban của Công ty năm 2015-2017
ĐVT: Lao động
TT Đơn vị Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1 P.tổ chức LĐTL 12 12 14
TT Đơn vị Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
2 Bảo vệ 31 31 32
3 P.hành chính QT 12 15 16
4 Nhà ăn 6 6 7
5 Y tế 5 5 7
6 Ban đầu tư 8 8 9
7 Ban ISO 5 8 10
8 P.tài chính kế toán 14 14 17
9 P. kế hoạch vật tư 20 23 25
10 P.kĩ thuật cơ năng và an toàn 10 10 10
11 B.Bảo hộ lao động 10 15 17
12 P.KT cao su 48 50 55
13 Phòng KCS 100 120 123
14 P.bán hàng 40 45 48
15 P.dịch vụ sau bán hàng 5 7 5
16 CN miền Bắc 7 9 7
17 CN miền Nam 5 8 5
18 TT miền Trung 8 10 6
19 XN NL động lực 20 26 25
20 XN cơ khí 37 38 50
21 XN đắp lốp 70 76 80
22 XN luyện LC 50 54 56
23 XN cán luyện 150 152 155
24 XN xe đạp, xe máy 350 353 360
25 XN săm lốp ôtô 580 588 632
26 TT kinh doanh TH
Tổng cộng 1.603 1.683 1.771
(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động tiền lương - Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng) Nhận xét:
Qua cơ cấu lao động theo phòng ban, cho ta thấy số lượng nhân viên của công ty chiếm phần lớn (2/3 tổng nhân viên của công ty) và được tăng nhiều qua các năm tại xí nghiệp xe đạp, xe máy và xí nghiệp săm lốp ôtô vì đây là mặt hàng chủ lực của Công ty Cao su Đà Nẵng, có quy mô lớn thứ ba và sản phẩm chiếm ưu thế trên thị trường là săm lốp xe đạp, lốp ôtô tải nặng và độc quyền lốp ôtô đắp. Đó cũng là lý do trong những năm qua đội ngũ công nhân kỹ thuật của các bộ phận này được cử đi đào tạo và việc đào tạo chỉ đáp ứng được những công việc hiện tại của công ty; hơn nữa, các khóa đào tạo chủ yếu là ngắn hạn, bồi dưỡng...
2.1.4.2. Cơ cấu lao động theo đối tượng
Như chúng ta đã biết, kết cấu lao động đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp, đặc biệt là ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Sự quản lý đội ngũ trong quá trình làm việc ảnh hưởng rất lớn đến kết quả công việc của công nhân nói riêng và toàn công ty nói chung. Bảng phân loại lao động theo đối tượng được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1. Phân loại theo đối tượng lao động năm 2015-2017
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
SL % SL % SL %
Lao động gián
tiếp 214 13,35 235 13,96 284 16
Lao động trực
tiếp 1.389 86,65 1.448 86,04 1.487 84
Tổng cộng 1.603 100 1.683 100 1.771 100
(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động tiền lương - Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng)
Đồ thị 2.1. Phân loại theo đối tượng lao động năm 2015-2017 Nhận xét:
Theo số liệu bảng 2.2 cho thấy đội ngũ lao động gián tiếp chiếm 16% trên tổng số lao động toàn Công ty. Lao động trực tiếp chiếm 84%; vì vậy Công ty cần chú trọng đào tạo và nâng cao trình độ nghề nghiệp của đội ngũ công nhân để tăng chất lượng lao động tại Công ty. Năm 2015, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng Công ty đã cố gắng tạo công ăn việc làm cho hơn 1.600 CBCNV.
Trong năm không có trường hợp phải nghỉ việc dài ngày, thu nhập của CBCNV luôn được quan tâm thích đáng; hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động. Từ bảng số liệu trên cho thấy tỷ trọng lao động trực tiếp giảm dần qua các năm nhưng số lượng lao động vẫn tăng, chứng tỏ Công ty rất chú trọng đến việc sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng lao động.
2.1.4.3. Cơ cấu lao động theo giới tính
Bảng 2.2. Cơ cấu lao động theo giới tính năm 2015-2017
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
SL % SL % SL %
Lao động nam 1.409 87,9 1.466 87,1 1.548 87,4
Lao động nữ 194 12,1 217 12,9 223 12,6
Tổng cộng 1.603 100 1.683 100 1.771 100
(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động tiền lương - Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng)
Đồ thị 2.2. Cơ cấu lao động theo giới tính năm 2015-2017 Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệu trên ta nhận thấy, kết cấu lao động theo giới tính của Công ty như sau: tỷ lệ lao động nam cao hơn nữ. Thực tế vì bản thân công ty là doanh nghiệp sản xuất, ngày càng mở rộng phạm vi sản xuất, nhiều dòng sản phẩm mới lần lượt ra đời để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng và để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, mặt khác các công việc mang tính nặng nhọc, đòi hỏi
nhiều sức khỏe và kỹ thuật nên phù hợp với lao động nam. Đó là lý do vì sao mà lao động nam cao hơn rất nhiều so với lao động nữ và cũng là điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc cử người đi đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của mình tránh “con đau mẹ nghỉ”, thời gian nghỉ sinh gây khó khăn, trở ngại trong công việc.
2.1.4.4. Cơ cấu lao động theo trình độ
Bảng 2.3. Cơ cấu lao động theo trình độ năm 2015-2017
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
SL % SL % SL %
Trên Đại học 2 0,1 3 0,2 5 0,3
Đại học 212 13,2 232 13,8 279 15,8
Cao đẳng 49 3,1 48 2,9 29 1,6
Khác 1.340 83,6 1.400 83,2 1.458 82,3
Tổng Cộng 1.603 100 1.683 100 1.771 100
(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động tiền lương - Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng)
Đồ thị 2.3. Cơ cấu lao động theo trình độ năm 2015-2017 Nhận xét:
Theo các nhà kinh tế học thì xu hướng chung của thế giới hiện nay, tỷ lệ Đại học: Trung cấp: Bậc thợ là 1: 2: 12 có nghĩa là 1 đại học có 2 trung cấp quản lý và 12 bậc thợ. Nhưng nhìn vào phụ lục 4 cơ cấu lao động phân theo trình độ trên thì ta có thể thấy được sự mất cân đối trầm trọng. Số lao động khác bao gồm Trung cấp,
bậc thợ chiếm tỷ trọng lớn 82.3% và giảm dần qua các năm. Điều này cho thấy Công ty rất quan tâm đến trình độ tay nghề của công nhân và bên cạnh đó, số lượng lao động trên Đại học và Đại học tăng mạnh qua các năm chiếm 15.8% năm 2017. Nhìn chung, cơ cấu lao động của Công ty là hợp lý, ít biến động nhiều qua các năm và phù hợp với hoạt động sản xuất của Công ty.
2.1.4.5. Cơ cấu lao động theo độ tuổi Bảng 2.4. Số lượng và cơ cấu lao động theo độ tuổi năm 2015-2017
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
SL % SL % SL %
Từ 18 đến 25 tuổi 202 12,6 215 12,8 248 14,01
Từ 26 đến 35 tuổi 900 56,13 965 57,35 1020 57,58
Từ 36 đến 48 tuổi 425 26,5 448 26,6 473 26,7
Từ 49 tuổi trở lên 76 4,77 55 3,25 30 1,71
Tổng cộng 1.603 100 1.683 100 1.771 100
(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động tiền lương - Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng) Nhận xét:
Theo kết cấu lao động theo nhóm tuổi thì cho ta thấy lao động của công ty rất dồi dào, trẻ, lao động dưới 36 tuổi chiếm trên 57.58%, trong đó nhóm tuổi 26-35 chiếm tỷ lệ cao. Sự phân chia lao động như vậy là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Chính điều này là cơ hội cho quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty. Độ tuổi lao động tại công ty khá trẻ, là lợi thế lớn của công ty vì với tuổi trẻ luôn có sự tự duy, tính năng động, ham học hỏi và đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh trong chiến lược dài hạn của công ty, là chỉ tiêu để đánh giá mức ổn định của lao động tại công ty và khả năng thích ứng, gắn kết lâu dài với đơn vị. Mặt khác cho thấy Công ty đã có sự trẻ hóa đội ngũ lao động, độ tuổi từ 49 đến nghỉ hưu chiếm tỷ lệ rất thấp 1.71% và giảm dần qua các năm. Tuy nhiên, do ban đầu các lao động không được qua trường lớp đào tạo về chuyên ngành cao su nên khi tuyển vào thì thời gian và chi phí đào tạo khá lớn