Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới và một số kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị nhân lực: Giải pháp nhằm nâng cao sự phát triển nguồn nhân lực của huyện tĩnh gia thanh hóa (Trang 21 - 26)

1.5.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới.

Kinh ngiệm của Hàn Quốc và Đài Loan.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc và Đài Loan cho thấy để tăng trưởng kinh tế cần có sự đồng bộ trong tiến trình phát triển, sự đồng bộ trong các yếu tố, các bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất, trong đó nhân tố quan trọng là nguồn nhân lực: “không một chính sách công nghệ nào có thể mang lại kết quả nếu không có chuyên gia làm chủ và áp dụng kỹ thuật mới”.

Chính vì lẽ đó trong xây dựng và phát triển kinh tế việc đào tạo xây dựng và phát triển nguồn nhân lực phải đi trước một bước. Sự thiếu hụt trong lĩnh vực đào tạo, nhất là đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật ắt hẳn sẽ không tiến kịp theo đà phát triển kinh tế . Ngay trong đào tạo, theo quan niệm của họ, tùy từng giai đoạn phát triển khác nhau trong giai đoạn đầu cần phải chú trọng giảng dạy các kiến thức khoa học cơ bản. Một con số mà chúng ta cần suy ngẫm ở Đài Loan nếu cấp tiểu học tỷ lệ đến trường đạt 100%, thì trung học 94%, đại học, cao đẳng là 32%, tỷ lệ dân số đăng ký học các môn khoa học cơ bản, khoa học tự nhiên và kỹ thuật Hàn Quốc đứng sau đó là Đài Loan.

Kinh nghiệm của Malaysia.

Ở Malaysia tiến trình công nghiệp hóa đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. Sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi nguồn nhân lực phải phát triển tương ứng, nhưng trong thực tiễn ở nước này đã không giải quyết được, vì vậy một loạt vấn đề đặt ra cần phải giải quyết về đào tạo nguồn nhân lực phát triển tương ứng. “Điểm yếu nhất của chúng ta là nguồn nhân lực của mọi cấp”

(Dato Ahmad Tadjudin Ali-Tổng giám đốc SIRIM-Malaysia).

Họ cho rằng sự thiếu hụt nhân công có trình độ cao là do hệ thống giáo dục kém, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao là do giáo dục bậc đại học. Ở Malaysia tỷ lệ bậc trung học là 72% so với bậc học phổ thông thì tỷ lệ nhập học bậc đại học chỉ cón 10%, tính cả số sinh viên đang học được đào tạo ở nước ngoài. Không chỉ tình trạng thiếu nguồn nhân lực có trình độ lĩnh vực giáo dục đào tạo, mà cơ cấu ngành nghề được đào tạo đảm bảo cân đối cho sự phát triển kinh tế cũng là kinh nghiệm quý báu đối với Việt Nam trong đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Kinh nghiệm của Nhật Bản

Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Nhật Bản cho thấy đây là một nước có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực vững chắc có tác động quan trọng đến quá trình tạo dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao. Nhật Bản là nước đứng đầu thế giới trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực từ xa, thông qua quá trình giáo dục từ tiến phổ thông cho đến khi thạo nghề làm ra sản phẩm. Cách giáo dục của họ đã tạo dựng nguồn nhân lực sự cần cù, lòng kiên trì, bền bỉ, kỷ luật lao động nghiêm, trung thành tận tụy với công việc và gắn bó sống còn với tổ chức mà họ đang làm việc. Ngay từ những ngày đầu bước chân vào trường tiểu học, người Nhật Bản đã tạo cho trẻ thói quen kỹ thuật, tinh thần hợp tác trong sinh hoạt cũng như trong lao động. Năm 1972, Nhật Bản thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc với khẩu hiệu: “Văn minh và khai hóa, làm giàu và bảo vệ đất nước, học tập văn minh và kỹ thuật Âu-Mỹ bảo trì

truyền thống văn hóa đạo đức của Nhật Bản.

Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở Nhật Bản nhấn mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Thông thường hoạt đông giáo dục được chia thành hai loại: Đào tạo tại chỗ và đào tạo bên ngoài xí nghiệp. Trong đó dạng đào tạo tại chỗ vừa học vừa làm giữ vai trò quan trọng nhất. Sở dĩ người Nhật Bản chúy ý loại hình này vì học cho rằng đây là dạng đào tạo ít tốn kém, người lao động học hỏi ngay trong quá trình làm việc, hơn nữa hoạt động đào tạo tại chỗ có tính linh hoạt cao, có thể điều chỉnh những hoạt động để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, đặc điểm và năng lực của từng cá nhân. Hơn thế đào tạo tại chỗ cho phép tập trung sự chú ý trực tiếp vào việc phát triển các tri thức và kỹ năng cần thiết ngay trong công việc thường ngày của đối tượng được đào tạo.

1.5.2. Một số kinh nghiệm cho Việt Nam.

Từ kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực ở các nước trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực quý báu cho chúng ta, đó là:

Thứ nhất: Cần xác định đúng vai trò và vị trí của nguồn nhân lực.

Trong tất cả các nguồn lực phát triển kinh tế, thì nguồn lao động luôn luôn đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động kinh tế, đặc biệt khi mà khoa học đã thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành khoa học và công nghệ hiện đại, với hàm lượng chất xám ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong mỗi sản phẩm làm ra, con người càng tỏ rừ vai trò quyết định của mình trong tiến trình phát triển.

Đặc biệt, đối với những nước kém phát triển thì nguồn nhân lực có chất lượng là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bởi, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho các nước đi sau có thể khắc phục sự yếu kém về trình độ khoa học - kỹ thuật, sự thiếu hụt nguồn vốn nhưng để bảo đảm cho sự phát triển

bền vững và rút ngắn khoảng cách tụt hậu thì các nước này phải xây dựng được cho mình nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Thứ hai: Để có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, phải có hệ thống chính sách đồng bộ, nhưng quan trọng nhất vẫn là chú trọng đầu tư cho giáo dục, từ phổ thông cho đến đại học và các trường nghề. Giáo dục đào tạo giữ vị trí quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực. Phát triển giáo dục đào tạo là một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Để làm được điều này, Nhà nước cần tổ chức lại hệ thống giáo dục, đào tạo phù hợp với điều kiện trong nước, từng khu vực nhưng phải tiếp cận được nền giáo dục tiên tiến của thế giới.

Thứ ba: Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực. Việc này đòi hỏi phải có những giải pháp tổng hợp và nỗ lực chung liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Trong đó, tập trung làm tốt những công tác sau:

dự báo cầu lao động; tuyển dụng và tạo điều kiện để họ có cơ hội làm việc; có chế độ đãi ngộ vật chất thoả đáng.

Thứ tư: Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật cho khoa học - công nghệ như cơ sở nghiên cứu khoa học; trung tâm đào tạo nhân tài. Từng bước hiện đại hoá các cơ sở này theo những tiêu chuẩn quốc tế; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp nghiên cứu, đào tạo theo hướng của các nước tiên tiến. Bên cạnh đó, cần có cơ chế thu hút các nhà khoa học nước ngoài, đặc biệt chuyên gia là Việt kiều về làm việc trong nước (có thể là 1 thời gian nào đó trong năm).

Thứ năm: Phát triển nguồn nhân lực phải củng cố khả năng hội nhập quốc tế của Việt Nam cũng như khu vực trên cơ sở kế thừa và giữ vững những tinh hoa văn hoá dân tộc. Do vậy, việc tăng cường học tập những kinh nghiệm quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực, trong tổ chức đào tạo, nghiên

cứu khoa học và phục vụ sản xuất phải lựa chọn chiến lược, phương thức phát triển riêng phù hợp với truyền thống dân tộc và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Kết luận chương 1.

Qua nghiờn cứu tài liệu đó làm rừ khỏi niệm cơ bản về nhõn lực, nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực, nội dung phát triển nguồn nhân lực, vai trò của phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời cũng đưa ra kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới, để từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho sự phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam.

Chương 2. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị nhân lực: Giải pháp nhằm nâng cao sự phát triển nguồn nhân lực của huyện tĩnh gia thanh hóa (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w