Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển nguồn nhân lực ở huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị nhân lực: Giải pháp nhằm nâng cao sự phát triển nguồn nhân lực của huyện tĩnh gia thanh hóa (Trang 69 - 74)

Chương 3. Giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao sự phát triển nguồn nhân lực của huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa

3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển nguồn nhân lực ở huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa

3.1.1. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực ở huyện Tĩnh Gia.

Pháttriểnnguồnnhânlựclà yếu tố quyết định trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020. Phát triển nhân lực toàn diện cả về thể lực, trí lực, kỹ năng, hành vi và ý thức chính trị xã hội.

Phát triển nhân lực toàn diện, đồng thời có trọng tâm trọng điểm.

Chú trọng đối tượng có vai trò quyết định, đột phá trong phát triển nhân lực và phát triển kinh tế xã hội (nhân lực lãnh đạo quản lý, nhân lực khoa học công nghệ, công nhân kỹ thuật và doanh nhân). Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực ngành, lĩnh vực huyện đang có nhu cầu. Hết sức coi trọng việc phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng và tôn vinh nhân tài.

Pháttriểnnguồnnhânlựcphảicóbướcđithíchhợpvàgiảiphápcụthểtrong từnggiaiđoạn,phùhợp với nhu cầu của xã hội và xuthếpháttriểnkinhtế- xãhộicủahuyện,của khu vựcvà cảnước.

Pháttriểnnguồnnhânlựclàtráchnhiệmcủacảhệthốngchínhtrị, củatoàndân.

Nhà Nước tăng cường đầu tư để phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Lấy nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông làm nền tảng và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đào tạo lao động kỹ thuật chất lượng cao.

3.1.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ở huyện Tĩnh Gia.

*Mục tiêu tổng quát.

Phát triển nhân lực đảm bảo đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn cao và cơ cấu hợp lý, đưa nhân lực trở thành lợi thế quan trọng nhất trong

việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, phát triển nhanh những ngành, lĩnh vực tiềm năng có lợi thế cạnh tranh, phấn đấu đến năm 2015 nhân lực của huyện cơ bản bản đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nhu cầu của thị trường. Đến năm 2020 đạt trình độ khá.

*Mục tiêu cụ thể.

Đến năm 2015.

- Đáp ứng trên 114.000 lao động phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%, trong đó qua đào tạo nghề từ trung cấp trở lên đạt là 43,4%.

- Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông - lâm - thuỷ sản từ 52,68 % năm 2012 xuống 32,76% vào năm 2015, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ từ 47,42% năm 2012 lên 67,23% vào năm 2015.

- Nâng cao chất lượng cán bộ công chức từ huyện đến cơ sở. Phấn đấu đến năm 2015 có 100% cán bộ, công chức cấp huyện đạt trình độ đại học trở lên trong đó trình độ thạc sỹ, tiến sỹ chiến 10%; 40% cán bộ, công chức cấp xã đạt trình độ đại học; 85 % cán bộ thôn, phố được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước.

- Đổi mới công tác đào tạo nhân lực theo hướng thiết thực, hiệu quả, gắn lý thuyết với thực hành, nghiên cứu, ứng dụng, nâng cao chất lượng, đảm bảo người học sau khi tốt nghiệp có khả năng thích ứng với thị trường lao động.

Đến năm 2020.

- Tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển, kinh tế xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế.

- Nâng tỷ lệ lao động được đào tạo lên 65%, trong đó qua đào tạo nghề là 55%.

- Cơ cấu lao động trong nền kinh tế: Tỷ lệ lao động trong ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm còn 12,5%; trong công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tăng lên 87,5%.

- Phát triển nhân lực chất lượng cao chiếm 10 - 12% lao động được đào tạo, gồm: đội ngũ công chức, lao động KHCN, chuyên gia đầu ngành, đội ngũ doanh nhân giỏi.

3.1.3. Định hướng phát triển nguồn nhân lực ở huyện Tĩnh Gia.

Phát triển nhân lực theo bậc đào tạo.

Tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo trong nền kinh tế với cơ cấu hợp lý. Đến năm 2015, tổng lao động trong nền kinh tế qua đào tạo đạt khoảng 50%; năm 2020 khoảng 65%. Về cơ cấu bậc đào tạo: Năm 2015 số lao động qua đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng, chiếm 61,4% tổng số lao động qua đào tạo, trung cấp chiếm 18,5%; cao đẳng khoảng chiếm 11%; đại học khoảng 8,6%; trên đại học khoảng khoảng 0,5%. Năm 2020, số lao động qua đào tạo trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng khoảng 51,3%

tổng số lao động qua đào tạo, trung cấp khoảng chiếm 22,6%; cao đẳng khoảng 15,6%; đại học khoảng chiếm 9,9% và trên đại học khoảng 0,6%.

Phát triển nhân lực các ngành, lĩnh vực.

Thứ nhất: Phát triển nhân lực trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

- Dự kiến tốc độ tăng trưởng khu vực I giai đoạn 2012 - 2015 là 1,6%; giai đoạn 2016 - 2020 là 2,3%. Tỷ lệ lao động khu vực I so với tổng lao động làm việc trong nền kinh tế năm 2012 là 52,68 %, dự kiến năm 2015 là 32,76%, năm 2020 là 16,2%.

- Dự kiến, số lao động qua đào tạo khu vực I đạt 39,2% năm 2015 và 54,1%

năm 2020. Trong đó, đào tạo sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng chiếm khoảng 78,9% năm 2015 và 72,3% năm 2020; tương ứng trung cấp chiếm khoảng 14,5% và 18,3%; cao đẳng khoảng 4,6% và 6,8%; đại học trở lên

khoảng 2% và 2,6%.

- Trong ngành thuỷ sản, tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 30% năm 2015 và khoảng 58% năm 2020. Năm 2015 trong số lao động qua đào tạo, trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng chiếm khoảng 75%; trung cấp chiếm khoảng 16% và 18% ; cao đẳng khoảng 5,8% và 7,3% ; đại học trở lên khoảng 2% và 3,2%.

- Trong giai đoạn 2012 - 2020 có khoảng 40 - 45% lao động đã qua đào tạo của khu vực I được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc.

Thứ hai: Phát triển nhân lực trong ngành công nghiệp - xây dựng.

- Dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP khu vực II (công nghiệp - xây dựng) giai đoạn 2012 - 2015 là 43,0%, giai đoạn 2016 - 2020 là 37,2%. Tỷ lệ lao động nhóm ngành công nghiệp - xây dựng trong tổng lao động của nền kinh tế năm 2012 là 26,41%, dự kiến năm 2015 là 40,90% và năm 2020 là 51,53%.

- Dự kiến, số lao động qua đào tạo khu vực II sẽ đạt 25,5% vào năm 2015 và 60,5% năm 2020. Năm 2015 trong số lao động qua đào tạo, trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng chiếm khoảng 71,7%, trung cấp chiếm khoảng 18,3% ; cao đẳng khoảng 7,1% ; đại học trở lên khoảng 2,9 năm 2015.

- Trong giai đoạn 2012 - 2020 có khoảng 30 - 35% lao động đã qua đào tạo của khu vực II được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc.

Thứ ba: Phát triển nhân lực trong ngành dịch vụ.

- Tốc độ tăng trưởng dịch vụ giai đoạn 2012 - 2015 là 20,7%, giai đoạn 2016 - 2020 là 28,5%. Đây là khu vực có tốc độ tăng trưởng ổn định. Tỷ lệ lao động ngành dịch vụ năm 2012 là 18,36%, dự kiến năm 2015 là 23,25% và năm 2020 tăng lên 29,09%.

- Số lao động qua đào tạo năm 2015 khoảng 36% lao động toàn ngành, năm 2020 khoảng chiếm 58%. Năm 2015 trong số lao động qua đào tạo, trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng chiếm 52,6% trung cấp khoảng 22,8%; cao đẳng khoảng 16,1%, đại học trở lên khoảng 8,5%.

- Trong giai đoạn 2012 - 2020 có khoảng 35 - 40% lao động đã qua đào tạo của khu vực III được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc.

Phát triển nhân lực trong các lĩnh vực đặc thù và các vùng của huyện Thứ nhất: Phát triển nhân lực là đội ngũ doanh nhân.

- Dự báo đến năm 2015 Tĩnh Gia có khoảng 400 - 450 doanh nghiệp, năm 2020 có trên 750 doanh nghiệp. Phát triển nhân lực là đội ngũ doanh nhân có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế; dự kiến số doanh nhân khoảng 500 người vào năm 2015 và trên 700 người vào năm 2020.

Thứ hai: Phát triển nhân lực trong Khu kinh tế Nghi Sơn.

Khu kinh tế Nghi Sơn với diện tích 18.611 ha, đến nay đã có 41 dự án đầu tư với số vốn hơn 10 tỉ USD dự kiến trong giai đoạn tới, nhu cầu lao động cho khu kinh tế là khá lớn.

Thứ ba: Phát triển nhân lực ngành du lịch.

Lao động qua đào tạo khoảng 35,2% năm 2015 và 64,5% năm 2020. Trong số lao động qua đào tạo, dự kiến lao động qua đào tạo, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng chiếm khoảng 56% năm 2015 và 50% năm 2020; tương ứng trung cấp và cao đẳng chiếm khoảng 34% và 30%; đại học trở lên khoảng 10% và 20%.

Thứ tư: Phát triển nhân lực lĩnh vực y tế.

Nhu cầu cán bộ y tế đến năm 2015 khoảng trên 500 người và khoảng 650 người năm 2020. Số cán bộ y tế cần bổ sung đến năm 2015 là 150 người và năm 2020

là 320 người, trong đó số bác sỹ cần bổ sung năm 2015 là 30 bác sỹ và 10 dược sỹ đại học; năm 2020 là 45 bác sỹ và 15 dược sỹ đại học để nhằm mở rộng mạng lưới chăm sóc sức khỏe cho người dân.

3.2. Các giải phápnâng cao sự phát triển nguồn nhân lực của huyện

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị nhân lực: Giải pháp nhằm nâng cao sự phát triển nguồn nhân lực của huyện tĩnh gia thanh hóa (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w