Một số đề xuất khuyến nghị

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị nhân lực: Giải pháp nhằm nâng cao sự phát triển nguồn nhân lực của huyện tĩnh gia thanh hóa (Trang 80 - 84)

Chương 3. Giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao sự phát triển nguồn nhân lực của huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa

3.3. Một số đề xuất khuyến nghị

Để thực hiện công tác phát triển nguồn nhân lực thực sự đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, thiết nghĩ hoạt động phát triển nguồn nhân lực cần phải được quan tâm của các cấp các nghành có liên quan. Dưới đây em xin đưa ra là một số khuyến nghị đối với các cấp các ngành, tổ chức có liên quan đến công tác phát triển nguồn nhân lực của huyện như sau:

3.3.1. Khuyến nghị đối với Tỉnh.

Trong các chương trình, dự án của tỉnh phân bổ cho huyện, các chương trình dự án của tỉnh làm chủ đầu tư trên địa bàn huyện: Về phát triển c ơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế vùng miền, cần gắn chặt với việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại chỗ. Tạo nhiều cơ hội cho địa phương phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng được nhu cầu thực tế tại địa phương.

Cần có chính sách khuyến khích, thu hút và trọng dụng nhân tài hơn nữa, đặc biệt phải có chế độ ưu đãi hiền tài theo suốt cuộc đời cống hiến của họ chứ không phải là từng giai đoạn.

Tỉnh cho cơ chế, chính sách để tạo lập một quỹ với nội dung hỗ trợ học tập của các em, đặc biệt là các em ở một số xã điều kiện khó khăn. Cần ưu tiên đầu tư phân bổ, bố trí kinh phí trong lĩnh vực xây dựng cơ sở trang thiết bị và những nội dung liên quan đến công tác giáo dục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kịp thời, tránh tình trạng trông chờ nguồn kinh phí quá lâu khi Nghị quyết, đề án đã thông qua.

3.3.2. Khuyến nghị đối với phía cơ quan ban, ngành trong huyện.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề, tăng kỹ năng thực hành vào thực tế sản xuất, tăng cường kỹ năng tin học, ngoại ngữ, khả năng tiếp cận những công nghệ tiên tiến để áp dụng vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động. Thay đổi cơ cấu ngành nghề đào tạo để đáp ứng được nhu cầu đào tạo trong và ngoài huyện, hạn chế các ngành mà thị trường không có nhu cầu, tăng cường các ngành nghề mà thị trường có nhu cầu. Cải tiến nội dung chương trình đào tạo nghề cho phù hợp với thực tiễn, chương trình đào taọ phải gắn với thực tiễn. Cần có sự hỗ trợ về cơ sở vật chất như: kinh phí, phòng học, trang thiết bị …để phục vụ tốt cho công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Thay đổi và hoàn thiện một số chính sách về công tác đào tạo dạy nghề để thu hút khuyến khích dạy nghề, học nghề. Điều chỉnh các chính sách cho phù họp với cơ chế thị trường như: sử dụng học phí, chính sách đất đai, tín dụng, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội. khen thưởng để thu hút người hiền tài.

Tạo điều kiện cho người dân có thể tham gia được công tác đào tạo nguồn nhân lực của huyện. Mặt khác, cán bộ lãnh đạo của huyện cũng cần phải quan tâm hơn đến người dân, để có thể hiểu được nhu cầu nguyện vọng của họ.

Lấy đó làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực sẵn có của huyện.

Tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc trong nhân dân (vấn đề đất đai, những khiếu kiện, vấn đề tôn giáo…), ổn định chính trị - xã hội tại địa phương, ưu tiên đầu tư những dự án thiết thực có ảnh hưởng quyền lợi của dân, đẩy nhanh công nghiệp hóa hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân góp phấn tích cực vào thay đổi dần dần tâm lý, thói quen cũ lạc

hậu, những phong tục tập quán cổ hủ vẫn còn tồn tại nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo theo hướng bền vững và cũng là tạo cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện tốt chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

Nghiên cứu hệ thống các chính sách về nâng cao dân trí phát triển nguồn nhân lực, vận dụng linh hoạt, có cơ chế thích hợp để người dân được thụ hưởng các chế độ mà Đảng, Nhà nước đã ban hành một cách nhanh nhất, đặc biệt là có chính sách khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực có tay nghề, trình độ cao về làm việc và làm việc lâu dài tại địa phương.

Phải có chiến lược đẩy mạnh và phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện đồng bộ, chủ động trong phân bổ lao động, bố trí lao động. Chiến lược này phải bao gồm từ mục tiêu, phương hướng đến việc xác định cơ cấu nguồn nhân lực cho từng ngành nghề, từng lĩnh vực trong từng giai đoạn nhất định.

Trong phân bổ, bố trí ngành nghề địa phương cần lưu ý đến những ngành nghề truyền thống có lợi thế cạnh tranh cao, qua đó chú trọng đến công tác đào tạo bồi dưỡng và đẩy nhanh sản xuất có tính chuyên môn cao.

3.3.3. Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn của huyện.

Đối với các doanh nghiệp công ty và xí nghiệp đóng trên địa bàn của huyện thì cần phải có kế hoạch cụ thể trong việc sử dụng nguồn nhân lực của huyện.

Đồng thời, trong quá trình người dân lao động tại doanh nghiệp của mình thì doanh nghiệp cũng cần phải có kế hoạch đào tạo, phát triển phù hợp nhằm nâng cao trình độ của nguồn nhân lực trong huyện nói chung và doanh nghiệp nói riêng.

Các chính sách đối với người lao động trong các doanh nghiệp còn nhiều bất cập như: Tiền công, tiền lương, chế độ khen thưởng, bảo hiểm xã hội. Vì vậy, trong quá trình sử dụng nguồn nhân lực thì các doanh nghiệp phải đảm bảo chế độ tiền lương, chế độ khen thưởng hợp lý, đóng bảo hiểm cho người lao

động….Tất cả những yếu tố đó tạo động lực cho người lao động làm việc tích cực hơn, họ yên tâm công tác và cống hiên nhiều hơn cho doanh nghiệp.

3.3.4. Khuyến nghi đối với người lao động.

Vấn đề đào tạo liên quan trực tiếp tới người lao động. Vì vậy, nên người lao động cần phải tích cực và chủ động trong việc tham gia đào tạo nghề và bồi dưỡng thêm về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ Để từ đó nâng cao trình độ, tạo thêm được thu nhập ổn định được cuộc sống.

Mỗi người dân cần phải tích cực hơn với công việc của mình. Đồng thời, phải làm quen với phong cách làm việc khoa học và tiến bộ của của công ty doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước.

Kết luận chương 3.

Trên cơ sở, quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế và phát triển nguồn nhân lực của huyện. Từ đó chỉ ra những quan điểm cơ bản về sự phù h ợp, lịch sử cụ thể, lấy con người làm nhân tố trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội. Đồng th ời đưa những ra những giải pháp ch ủ yếu để nâng cao sự phát triển nguồn nhân lực của huyện về: giáo dục đào tạo nội dung, chương trình, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, … Gắn đào tạo với sử dụng, thu hút người tài… nhằm phát triển nguồn nhân lực của huyện trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, cũng đề ra một số khuyến nghị đối với tỉnh; cơ quan ban, ngành trong huyện; các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện và đối với chính người lao động nguồn nhân lực của huyện, để từ đó, nâng cao chất lượng được nguồn nhân lực của huyện.

Kết luận chương 3

Phát triển nguồn nhân lực nhằm hướng đến mục tiêu là xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thực tiễn, từng bước tiến tới chuyên nghiệp, hiện đại, có năng lực,phẩm chất, chuyên môn phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước. Để nâng cao hiệu quả phát triển nguồn nhân lực, thì cần phải

có những biện pháp để khắc phục được những tồn tại, những mặt tiêu cực trong công tác phát triển nguồn nhân lực . Các biện pháp để khắc phục được những tồn tại trong trong phát triển nguồn nhân lực của huyện như: Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của phát triển nhân lực; Duy trì tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp; Tăng cường đầu tư cho giáo dục, đào tạo để nâng cao phát triển trí lực hướng đến phát triển chất lượng nguồn nhân lực của huyện;tăng cường nâng cao thể lực cho người dân, để phát triển chất lượng nguồn nhân lực của huyện; Đổi mới, nâng cao công tác đào tạo và dạy nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của huyện;Gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực; Thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nhân tài; Phát triển thị trường sức lao động. Đây là một số giải pháp có thể góp phần hoàn thiện nâng cao phát triển nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó, để đảm bảo được chất lượng, hiệu quả công phát triển nguồn nhân lực của huyện, thì bản thân em xin được một số khuyến nghị đối với các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan. Những giải pháp và khuyến nghị này em hy vọng có thể giúp ích được đem lại hiệu quả trong việc phát triển nguồn nhân lực của huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị nhân lực: Giải pháp nhằm nâng cao sự phát triển nguồn nhân lực của huyện tĩnh gia thanh hóa (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w