Những mặt hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị nhân lực: Giải pháp nhằm nâng cao sự phát triển nguồn nhân lực của huyện tĩnh gia thanh hóa (Trang 65 - 69)

2.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn nhân lực

2.4.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân

* Những hạn chế.

- Nguồn nhân lực của huyện có hạn chế chung của nguồn nhân lực cả nước dễ thấy đó là hạn chế về thể lực. Thể lực nguồn nhân lực của huyện còn ở mức trung bình thấp.

- Trình độ học vấn của nguồn nhân lực có tăng lên song chưa đảm bảo đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế-xã hội, hướng đến công

nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực của huyện còn thấp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề còn ít, cơ cấu lao động được đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành kinh tế chủ yếu của huyện .

- Đội ngũ cán bộ tuy có nhiều tiến bộ, trình độ chuyên môn được nâng lên nhưng cơ cấu còn bất hợp lý, còn thiếu nhiều cán bộ có trình độ cao ở các tuyến dưới.

*Nguyên nhân của những hạn chế:

- Điểm xuất phát của nền kinh tế vẫn trong tình trạng thấp kém, địa bàn rộng, dân số đông, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều bất cập. Do điểm xuất phát và trình độ phát triển của nền kinh tế thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nên sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp và dịch vụ không đáng kể. Khả năng đào tạo và thú hút nguồn nhân lực chất lượng cao còn khó khăn và bất cập.

- Công tác phát triển nguồn nhân lực chưa được quan tâm toàn diện, đồng bộ và đúng mức. Chưa xây dựng được chiến lược phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu phát triển của kinh tế và xã hội.

- Cấp ủy Đảng, chính quyền trong huyện tuy đã nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của nguồn nhân lực, nhưng trong lãnh đạo và chỉ đạo còn gặp nhiều mặt lúng túng.

- Các cơ quan tham mưu cho cấy ủy, chính quyền về công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực còn chưa hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Các cấp, các ngành, và các tổ chức kinh tế trong huyện chưa dự báo đầy đủ về nhu cầu nguồn nhân lực, thiếu chủ động trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cho đơn vị, địa phương mình nói riêng và cho toàn huyện nói chung.

- Tư tưởng bảo thủ, hẹp hòi, cục bộ địa phương, thiếu khách quan trong việc đánh giá, sử dụng nguồn nhân lực, nhất là bố trí, sử dụng cán bộ của một số cơ quan, đơn vị, một số cán bộ lãnh đạo, quản lý chậm khắc phục, dẫn đến việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực chưa hợp lý, gây lãng phí, hiệu quả thấp.

- Đội ngũ cán bộ hiện nay đã được hình thành từ nhiều nguồn, được kế thừa từ nhiều năm trước, trải qua nhiều lần sắp xếp tinh giản, bổ sung, tuy có nhiều đổi thay, nâng cao chất lượng nhưng chưa thể khắc phục hết các mặt còn hạn chế yếu kém.

- Môi trường và điều kiện công tác ở huyện chưa tạo được sự hấp dẫn đối với nguồn lực có chất lượng cao, làm hạn chế khả năng thu hút nhân tài của huyện. Tâm lý dựa dẫm vào biên chế vẫn còn sâu đậm trong một bộ phận cán bộ và lực lượng lao động xã hội.

- Thiếu tổ chức và cơ chế thiết lập mối quan hệ tương tác về lợi ích và trách nhiệm giữa cơ quan hành chính nhà nước - người trong độ tuổi lao động - cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động.

- Quản lý về lao động việc làm, dạy nghề còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao.

Kết luận chương 2.

Trên cơ sở lý luận của chương 1, chương 2 tập trung phân tích toàn cảnh về nguồn nhân lực của huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa, khái quát chung về huyện Tĩnh Gia- Thanh Hóa, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế-xã hội, tinh hình phát triển văn hóa-xã hội, dân số và sự gia tăng dân số , ảnh hưởng đến nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực của huyện. Trong những năm gần đây Huyện uỷ, UBND huyện Tĩnh Gia –Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ phát triển nguồn nhân lực của huyện bằng cách thự hiện đào tạo nghề để phát triển nguồn nhân lực chủa

huyện. Quy hoạch lại mạng lưới đào tạo, hệ thống y tế hoàn thiện hơn, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động. Trên cơ sở đó phân tích làm sáng tỏ về thực trạng phát triển nguồn nhân lực về quy mô, cơ cấu, chất lượng, giáo dục - đào tạo; phân tích những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đồng thời nêu lên được những vấn đề đặt ra hiện nay đối với nguồn nhân lực ở huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa. Tuy nhiên, thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa, có quá nhiều bất cập như: trình độ học vấn thấp, tỷ lệ chưa tốt nghiệp tiểu học còn cao, một lực lượng lao động lớn chưa qua các lớp đào tạo nghề, cơ cấu nguồn nhân lực dần chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, nhưng chưa tương thích với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc sử dụng nguồn nhân lực chưa hiệu quả, môi trường làm việc. Nhìn chung, lực lượng lao động trong huyện, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Từ đó mà cơ sở đưa ra những định hướng và giải pháp nâng cao sự phát triển nguồn nhân lực trong chương 3.

Chương 3. Giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao sự phát

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị nhân lực: Giải pháp nhằm nâng cao sự phát triển nguồn nhân lực của huyện tĩnh gia thanh hóa (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w