Chương 3. Giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao sự phát triển nguồn nhân lực của huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa
3.2. Các giải phápnâng cao sự phát triển nguồn nhân lực của huyện Tĩnh Gia – Thanh Hóa
Trên cơ sở lý luận và nghiên cứu tài liệu, phân tích thực trạng nguồn nhân lực và công tác phát triển nguồn nhân lực của huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa và tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa. Em xin đề xuất và đưa ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong việc phát triển nguồn nhân lực của huyện, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa.
3.2.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của phát triển nhân lực.
Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của cụng tỏc phỏt triển nhõn lực, làm cho mọi người nhận thức rừ nhõn lực là nền tảng, là yếu tố quyết định nhất trong phát triển kinh tế - xã hội và thấy được vai trò, trách nhiệm đào tạo, sử dụng nhân lực là nhiệm vụ của toàn xã hội, để từ đó biến thách thức về nhân lực hiện tại (số lượng đông, tay nghề thấp, chưa có tác phong công nghiệp…) thành lợi thế trong tương lai (chủ yếu qua đào tạo.
3.2.2. Duy trì tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp.
Mục đích phát triển nguồn nhân lực là làm cho chất và lượng nguồn nhân lực ngày càng tăng, điều đó gắn với sự tất yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế phân công lại lao động xã hội. Ở Việt Nam nói chung cũng như ở huyện Tĩnh Gia nói riêng hiện nay lực lượng lao động trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp đang chiếm nguồn lao động lớn mà trong khi đó năng suất lao động trong nông nghiệp rất thấp. Vì vậy, phải phát triển nhanh chóng các ngành
nghề phi nông nghiệp, dựa vào thế mạnh của huyện Tĩnh Gia chú trọng phát triển ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Để phát triển các ngành nghề, thu hút lao động cần phải phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, tận dụng ưu thế ở vùng nông thôn vừa giải quyết việc làm vừa tăng nguồn thu cho xã hội, nâng cao đời sống cho người lao động.
3.2.3. Tăng cường đầu tư cho giáo dục, đào tạo để nâng cao phát triển trí lực hướng đến phát triển chất lượng nguồn nhân lực của huyện.
Phát triển mạng lưới trường lớp, củng cố và tăng cường cơ sở vật chất thiết bị giáo dục hiện có. Triển khai Đề án kiến cố hóa trường lớp, lớp học và xây nhà công vụ cho giáo viên, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất giữ vững thành quả phổ cập tiểu học và xoá nạn mù chữc, tiến tới xây dựng một số trường đạt chuẩn quốc gia. Các trường được xây mới đảm bảo đạt chuẩn quốc gia ngay từ đầu.
Giáo dục thường xuyên: Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học cho Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện. Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho số học sinh không đủ điều kiện học phổ thông và người lớn tuổi được tiếp tục đi học.
Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên: Đánh giá đúng vai trò của đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, chỉ khi đó mới phát huy hết khả năng của họ đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Tiến hành rà soát thực trạng đội ngũ giáo viên trong toàn huyện, tham mưu cho UBND huyện tạo điều kiện cho một số giáo viên đi học để nâng cao trình độ để phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện.
3.2.4. Giải pháp tăng cường nâng cao thể lực cho người dân, để phát triển chất lượng nguồn nhân lực của huyện.
Thực hiện chính sách dân số và phát triển mạnh lưới dịch vụ kế hoạch hoá gia đình đến tận các xã. Thực hiện chương trình tổng hợp chăm sóc, bảo
vệ và nâng cao thể lực cho phụ nữ. Thực hiện chương trình sàng lọc trẻ sơ sinh để phòng, chống bệnh tật và nâng cao được thể lực của trẻ em trong tương lai. Tăng cường công tác tuyên truyền về dân số, sức khoẻ, kế hoạch hoá gia đình, phấn đấu đạt và duy trì mức sinh thay thế, đảm bảo cân bằng giới tính, nâng cao chất lượng dân số.
Thực hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của dân cư: Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho ngành y tế từ tuyến huyện đến tuyến xã bằng nguồn vốn ngân sách để nâng cao số lượng và chất lượng điều trị. Mọi người dân đều được chăm sóc về y tế khi mắc bệnh, đặc biệt chú trọng chăm sóc y tế đối với hộ nghèo, gia đình chính sách, từng bước thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho các đối tượng nói trên.
Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao nhanh chóng xây dựng Trung tâm thể dục thể thao huyện và nâng cấp các Trung tâm văn hóa – TDTT ở các xã. Đẩy mạnh rèn luyện thân thể trong toàn dân trên cơ sở các điều kiện tự nhiên sẵn có như tắm biển, chạy bộ, thể dục dưỡng sinh,…
Cải thiện môi trường sống: Nâng cao độ che phủ của rừng bằng cách bảo vệ rừng tự nhiên, trồng rừng, tuyên truyền, giáo dục dân cư đổ rác đúng nơi quy định, tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý rác bằng các phương pháp tiên tiến, hướng dẫn nông dân cách xử lý rác nông nghiệp, tuyên truyền, giáo dục nhân dân không thải bừa bãi các chất thải sinh hoạt, chăn nuôi ra các nguồn nước.
3.2.5. Đổi mới, nâng cao công tác đào tạo và dạy nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của huyện.
Đưa trường lớp dạy nghề về gắn khu dân cư, đây là một hoạt động thiết thực không chỉ nâng cao trình độ nghề nghiệp mà còn giải quyết tốt nguồn lao động tại chỗ. Giáo dục ý th ức và tâm lý coi trọng nghề trong thanh thiếu niên các trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học nhất. Huyện cần có biện pháp định hướng, phân luồng cho h ọc sinh ngay khi còn ở bậc ph ổ thông.
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề là một giải pháp quan trọng theo xu thế phát triển của khoa học công nghệ.
Xây dựng Trường cao đẳng nghề Nghi Sơn thành trung tâm đào tạo trình độ cao theo hướng đa cấp, đa ngành. Nâng cao chất lượng hiệu quả các trung tâm học tập cộng đồng, các trung tâm khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư.Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên các cơ sở đào tạo và dạy nghề, đảm bảo số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và cơ cấu ngành nghề đào tạo, truyền nghề. Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo gắn với chuẩn đầu ra mà người học cần đạt được; lựa chọn ngành mũi nhọn để ưu tiên đào tạo chú trọng mô hình đào tạo qua phướng thức truyền nghề.Đổi mới nội dung, chương trình theo hướng chuẩn hoá. Đổi mới phương pháp đào tạo nhằm phát huy tính chủ động của người học.
Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp và người lao động trong việc tự đào tạo, bồi dưỡng thu hút nhân lực. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá phát triển nguồn nhân lực theo hướng nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động học nghề thông qua định hướng thông tin, cơ chế, chính sách để doanh nghiệp và người lao động chủ động nắm bắt thông tin, tự đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp, tiếp cận thị trường lao động, tìm kiếm việc làm.
3.2.6. Gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực.
Đây là một trong những giải pháp quan trọng của kinh tế thị trường, nhất là sự hình thành và phát triển thị trường sức lao động. Thực hiện giải pháp này cần chú ý những vấn đề sau đây: Nghiên cứu thị trường sức lao động để nắm bắt thông tin cung - cầu về thị trường sức lao động và những thay đổi của nó như số lượng thông tin về cầu lao động cần tuyển, các loại ngành nghề đang cần, ở đâu và cấp trình độ nào; thông tin về ngành nghề mới xuất hiện do áp dụng kỹ thuật công nghệ mới, công nghệ mới, thông tin về những kỷ năng mới cần đào tạo, bồi dưỡng bổ sung cho người lao động. Cần tổ chức tốt công tác dự báo cầu lao động như là một hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực đào tạo. Tổ chức nghiên cứu sự vận động của thị trường có chiến lược dài hạn, kế hoạch trung hạn và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực từng năm, ổn định và phát triển về số lượng, chất lượng gắn kết giữa đào tạo và sử dụng.
3.2.7. Thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nhân tài.
Mặc dù là huyện có nhiều tiềm năng và lợi thế có Khu kinh tế Nghi Sơn, song hiện tại điều kiện phát triển còn khó khăn, nhất là c ơ sở hạ tầng, huyện di lên từ một huyện thuần nông, thu nhập của người dân còn thấp, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy vấn đề thu hút lực lượng lao động chất lượng cao, thu hút lao động giỏi, lao động có tay nghề kỹ thuật cao còn nhiều hạn chế, xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám, số con em của huyện đậu vào các trường đại học tại các thành phố lớn sau khi ra trường không quay về huyện làm việc. Đây là một giải pháp quan trọng đối với huyện Tĩnh Gia, nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Do vậy để thực hiện tốt việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực đặc biệt là lao động giỏi tay nghề, lao động có tay nghề kỹ thuật cao cần lưu ý một số điểm sau đây:
Tìm kiếm đánh giá phát hiện những triển vọng tài năng bằng các mô hình học tập và làm việc theo nhóm, tổ chức các cuộc thi sáng tạo đa dạng và phong phú. Đầu tư phát triển lao động kỹ thuật cao bằng cách cử đi h ọc tập đào tạo
ở trong và ngoài nước, lâu nay huyện đã làm song chúng ta mới chỉ chú trọng ở trong nước, chưa chú trọng đến đội ngũ có chất lượng cao, đội ngũ lao động đầu ngành, đầu đàn, cần hỗ tr ợ kinh phí học tập, sáng tạo gắn v ới một số chế tài đảm bảo đối tượng tham gia đào tạo trở về phục vụ cho địa phương nhất là đội ngũ đào tạo ở nước ngoài. Cần có chính sách kêu gọi lao động của huyện sau khi học tập về phục vụ quê hương. Đồng thời có chính sách hỗ trợ và thu hút lao động giỏi tay nghề, lao động có tay nghề kỹ thuật cao từ các nơi khác đến làm việc cho Tĩnh Gia-Thanh Hóa. Nâng cao nhận th ức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo của huyện trong việc đổi mới cơ chế, trọng dụng nhân tài, sử dụng và phát triển tài năng của thế hệ trẻ một cách h ợp lý, chống các quan điểm tiêu cực, cục bộ trong việc bố trí và sử dụng lao động giỏi tay nghề, lao động có tay nghề kỹ thuật cao. Bên cạnh đó có chính sách, chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần hợp lý.
3.2.8. Phát triển thị trường sức lao động.
Chuyển sang kinh tế thị trường, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, không thể không phát triển các thị trường, trong đó có thị trường sức lao động. Nhấn mạnh vai trò c ủa thị trường sức lao động, Văn kiện Đại hội Đảng toàn qu ốc lần th ứ X chỉ rừ: “ Đa dạng húa cỏc hỡnh thức giao dịch việc làm, phát triển hệ thống thông tin về thị trường sức lao động trong nước và thế giới. Có chính sách nhập khẩu lao ộng có chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ và quản lý ở nh ững ngành, nghề cần ưu tiên phát triển”. Có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động, nhất là ở khu vực nông thôn. Hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển chọn và sử dụng lao động trong khu vực kinh tế nhà nước và bộ máy công quyền.
Đa dạng hóa các hình thức giao dịch việc làm phát triển hệ thống thông tin về thị trường sức lao động trong nước và thế giới. Gia tăng tốc độ giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, đồng
thời tạo điều kiện để người lao động phát triển toàn diện, tăng cường sự đóng góp c ủa người lao động vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Khôi phục và đổi m ới phát triển các làng nghề truyền thống và các nghề mới có giá trị kinh tế cao gắn liền với quá trình đô thị hóa nông thôn. Phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất nhất là chế biến thủy hải sản.