Cơ cấu nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị nhân lực: Giải pháp nhằm nâng cao sự phát triển nguồn nhân lực của huyện tĩnh gia thanh hóa (Trang 32 - 44)

2.2. Thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực của huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa

2.2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực

a. Cơ cấu theo giới tính.

Cơ cấu dân số theo giới tính là sự phân chia số dân thành hai bộ phận nam nữ.

Tỷ lệ nam và nữ: So sánh số nam hoặc nữ với tổng số dân.

Bảng 2.2. Bảng số liệu theo giới tính lực lượng lao động trên địa bàn của toàn huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa.

Đơn vị tính: Người

STT Địa phương Tổng cộng Giới tính

Nam Nữ

1 Hải Châu 8202 4544 3658

2 Triêu Dương 3129 1664 1465

3 Anh Sơn 5854 3001 2853

4 Hải An 6768 3300 3468

5 Phú Sơn 3919 2001 1978

6 Ninh Hải 6012 2952 3061

7 Bình Minh 7093 3593 3500

8 Phú Lâm 3641 1815 1826

9 Tân Trường 6318 3172 3146

10 Tĩnh Hải 4299 2111 2188

11 TT Tĩnh Gia 2843 1359 1484

12 Hải Ninh 7532 4432 3001

13 Ngọc Lĩnh 6709 3344 3365

14 Hùng Sơn 4173 2129 2044

15 Các Sơn 8621 4535 4086

16 Nguyên Bình 11606 5801 5805

17 Hải Thanh 14023 8182 5841

18 Trúc Lâm 5394 2742 2652

19 Mai Lâm 7120 3368 3752

20 Hải Yến 4733 2231 2502

21 Thanh Thuỷ 7045 3474 3571

22 Thanh Sơn 5813 2950 2863

23 Tân Dân 5324 2612 2712

25 Định Hải 3488 1844 1644

26 Hải Nhân 11339 5749 5590

27 Hải Hoà 7638 3743 3895

28 Xuân Lâm 6924 3462 3462

29 Hải Bình 5916 3419 2497

30 Tùng Lâm 4368 2236 2132

31 Trường Lâm 7879 4084 3795

32 Hải Thượng 6341 3153 3188

33 Nghi Sơn 2369 2250 119

34 Hải Hà 6679 3657 3022

Tổng cộng 214.972 111.887 103.085

(Nguồn: Phòng lao động Thương Binh &Xã hội: Số liệu thống kê của huyện Tĩnh Gia, thời điểm tháng 12/2010)

(Nguồn:Xem bảng 2.2.)

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thể hiện giới tính nguồn nhân lực của huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa.

Bảng 2.3. Bảng số liệu thể hiện cơ cấu giới tính lực lượng lao động của huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa.

Tổng số

Giới tính

Nam Nữ

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

214.972 111.887 52% 103.085 48%

(Nguồn: Xem bảng 2.2)

(Nguồn: Xem bảng 2.3)

Biểu đồ 2.3. Biểu đồ thể hiện cơ cấu giới tính của lực lượng lao động huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa.

Qua bảng số liệu và biểu đồ cho thấy lực lượng lao động của huyện Tĩnh Gia có tỷ lệ lao động nữ là 103.085 người chiếm 48% và lao động nam là 111.887 chiếm 52%. Như vậy, tỷ lệ giữa lao động nam nhiều hơn lao động nữ. Xác định cơ cấu giới tính làm cơ sở cho việc đề ra các chính sách dân số có những biện pháp để cân đối giới tính lực lượng động, định ra chính sách phát triển kinh tế xã hội của huyện phù hợp với nguồn lao động trên địa bàn huyện.

b. Cơ cấu theo nhóm tuổi.

Cơ cấu dân số theo độ tuổi là tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo những lứa tuổi nhất định.

Dưới đây là bảng cơ cấu lực lượng lao động theo độ tuổi của huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa như sau:

Bảng 2.4. Lực lượng lao động chia theo nhóm tuổi của huyện Tĩnh Gia- Thanh Hóa.

Nhóm tuổi Tổng số (người) Tỷ lệ %

15-19 16325 7.6

20-24 29021 13.5

25-29 30117 14.01

30-34 21905 10.19

35-39 21562 10.03

40-44 19369 9.01

45-49 21863 10.17

50-54 20014 9.31

55-59 13565 6.31

>60 21231 9.87

Tổng số 214972 100

(Nguồn: Phòng Lao động thương binh &Xã hội: Số liệu thống kê của huyện Tĩnh Gia, thời điểm tháng 12/2010)

(Nguồn: xem bảng 2.4)

Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thể hiện cơ cấu lực lượng lao động theo nhóm tuổi của huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa.

Huyện Tĩnh Gia là một huyện thuộc loại dân số trẻ. Số lao động trong độ tuổi từ 15-44 chiếm gần 64.34% lao động, độ tuổi trên 60 là 21231 người

(chiếm khoảng 9,87% tổng lao động của cả huyện). Nguồn nhân lực của huyện rất dồi dào và đang ngày càng tăng nhanh. Số lao động độ tuổi từ 20-24 (29021 người) và 25-29 (30117 người) chiếm tỷ lệ cao nhất là 13.5% và 14.01. Trong khi đó, số lao dộng trong độ tuổi từ 55-59 có chỉ có 13565 người (chiếm 6.31% lao động cả huyện). Nhìn chung trong độ tuổi từ 25 đến 44 tuổi tham gia laođộng nhiều hơn các nhóm tuổi khác.Như vậy, có thể thấy là nguồn nhân lực của huyện Tĩnh Gia – Thanh Hóa có nhu cầu đào tạo rất lớn do số lượng lao động đông, tỷ lệ trong độ tuổi lao động cao.

c. Cơ cấu nguồn nhân lực theo khu vực.

Bảng 2.5. Cơ cấu lực lượng lao động phân theo khu vực giữa thành thị và nông thôn.

Tổng nhân

ĐVT Khu vực

Thành thị Tỷ lệ (%) Nông thôn Tỷ lệ (%)

214.972 Người 2843 1.3 212129 98.7

(Nguồn:Phòng Lao động Thương Binh & Xã hội: Số liệu thống kê của huyện Tĩnh Gia, thời điểm tháng 12/2010)

(Nguồn: Xem bảng 2.5)

Biểu đồ 2.5. Biểu đồ thể hiện số lượng lực lượng lao động phân theo khu vực thành thị và nông thôn của huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa.

(Nguồn: Xem bảng 2.5)

Biểu đồ 2.6. Biểu đồ thể hiện cơ cấu lực lượng lao động phân theo khu vực giữa thành thị và nông thôn của huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa.

Qua bảng số liệu và biểu đồ cho thấy, nguồn nhân lực lao động ở nông thôn chiếm nhiều hơn so với thành thị. Số lượng lao động ở nông là 212.129 người chiếm tỷ lệ 98,7% trong tổng số lượng lao động, trong khi đó thì lực lượng lao động ở thành thị là 2.843 người, chiểm 1.3% trong tổng sô lao động. Việc nguồn nhân lực lao động ở nông thôn chiếm nhiều hơn so với nguồn dân lực lao động ở thành thị là do đặc yếu tố nông nghiệp, huyện Tĩnh Gia là một huyện chủ yếu là làm nông nghiệp, chính vì vậy nguồn nhân lực ở nông thôn chiếm nhiều hơn ở thành thị. Tuy nhiên năng suất lao động làm nông nghiệp thấp, vì thế quá trình công nghiệp hóa nông thôn phải chuyển dịch tỷ trọng lao động nông nghiệp sang các ngành khác là rất lớn. Đây là bài toán cần giải quyết đối với vấn đề sử dụng nguồn nhân lực sao cho có hiệu

quả và giải quyết được việc làm cho nguồn lao động ở nông thôn.

d. Cơ cấu lao động trong ngành các ngành kinh tế

Phân bố cơ cấu nguồn nhân lực hoạt động kinh tế theo ngành phụ thuộc vào quan hệ cũng như xu hướng vận động phát triển của các loại lao động theo ngành khác nhau. Cơ cấu lao động theo ngành phụ thuộc vào tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, nhưng quá trình này diễn ra ở mức độ thấp. Lao động hoạt động trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm tỷ trọng còn thấp trong tổng số lao động cả nước. Nhìn chung, phân bố nguồn nhân lực hoạt động kinh tế theo ba nhóm ngành phản ánh cơ cấu lao động ngành của nước ta còn lạc hậu;

các ngành công nghiệp xây dựng, dịch vụ chưa có sự phát triển tương xứng với tiềm năng của vùng, địa phương trong cả nước.

Sau đây là lực lượng lao động hoạt động kinh tế của huyện Tĩnh Gia- Thanh Hóa theo ba nhóm ngành như sau:

Bảng 2.6. Lực lượng lao động, hoạt động theo ngành kinh tế của huyện Tĩnh Gia-Thanh hóa.

Cơ cấu lao động Nông-lâm-ngư nghiệp Công nghiệp-Xây

dựng

Dịch vụ khác

Tự làm Làm công

ăn lương Tự làm Làm công

ăn lương Tự làm Làm công ăn lương

165942 2020 5790 6185 19281 15754

167962 11975 35035

78.1% 5.6% 16.3%

(Nguồn: Phòng Lao động thương binh &Xã hội: Số liệu thống kê của huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa, thời điểm tháng 12/2010)

(Nguồn: Xem bảng 2.6)

Biểu đồ 2.7. Biểu đồ thể hiện số lượng, lực lượng lao động trong các ngành kinh tế của huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa.

(Nguồn: Xem bảng 2.6)

Biểu đồ 2.8. Biểu đồ thể hiện cơ cấu lực lượng lao động, hoạt động theo ngành kinh tế của huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa.

Trong tổng số lao động của huyện thì lao động tự làm trong các ngành nông - lâm - ngư nhiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm một tỷ lệ lớn là 88.8%, còn lao động làm công ăn lương: 11,2%%. Ngành nông - lâm - ngư nghiệp cú sự khỏc biệt rừ ràng giữa lao động tự làm và làm cụng ăn lương. Lao động tự làm là 165942 người , trong khi đó lao động làm công ăn lương là 2020 người .

Nguồn lao động tập trung nhiều nhất ở ngành nông-lâm-ngư nghiệp với 165942 người, chiếm tỷ lệ 78.1 %, sau đó đến ngành dịch vụ khác là 35035 người chiếm tỷ lệ 16.35% và cuối cùng là ngành công nghiệp-dịch vụ với 11975 người, chiếm tỷ lệ 5.6%.

Trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thì lao động tự làm cao hơn lao động làm công ăn lương nhưng không quá lớn. Điều này cho thấy rằng, tỷ lệ lao động tham gia vào các ngành nghề ít. Các ngành nghề chưa đáp

ứng được nhu cầu của người lao động, cần mở thêm các ngành nghề khác để thu hút được một số lượng lớn người lao động, tạo điều kiện cho người lao động có công ăn việc làm và thu nhập ổn định để đảm bảo cuộc sống.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị nhân lực: Giải pháp nhằm nâng cao sự phát triển nguồn nhân lực của huyện tĩnh gia thanh hóa (Trang 32 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w