2.2. Thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực của huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa
2.2.3. Chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực.
a. Trình độ học vấn
Bảng 2.7. Bảng thống kê trình độ học vấn trên địa huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa.
Trình độ học vấn
Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông
1 Hải Châu 8202 3078 2995 2129
2 Triêu Dương 3129 821 1233 1075
3 Anh Sơn 5854 1889 1893 2072
4 Hải An 6768 1384 3379 2005
5 Phú Sơn 3919 1488 908 1523
6 Ninh Hải 6012 1157 2952 1903
7 Bình Minh 7093 1651 2890 2552
8 Phú Lâm 3641 1293 1500 848
9 Tân Trường 6318 2664 2095 1559
10 Tĩnh Hải 4299 967 2033 1299
11 TT Tĩnh Gia 2843 413 554 1876
12 Hải Ninh 7532 3178 2543 1811
13 Ngọc Lĩnh 6709 1990 2465 2254
14 Hùng Sơn 4173 844 2341 988
15 Các Sơn 8621 1969 4422 2230
16 Nguyên Bình 11606 2940 4459 4207
17 Hải Thanh 14023 6969 3471 3583
18 Trúc Lâm 5394 1703 2157 1534
19 Mai Lâm 7120 1857 3413 1850
20 Hải Yến 4733 695 1866 2172
21 Thanh Thuỷ 7045 1619 2556 2870
22 Thanh Sơn 5813 1217 2977 1619
23 Tân Dân 5324 1395 2376 1553
24 Hải Lĩnh 5859 2326 1827 1706
25 Định Hải 3488 1009 1436 1043
26 Hải Nhân 11339 1722 5909 3708
27 Hải Hoà 7638 2070 2456 3112
28 Xuân Lâm 6924 1191 3462 2271
29 Hải Bình 5916 1322 3229 1365
30 Tùng Lâm 4368 1349 1590 1429
31 Trường Lâm 7879 2035 3315 2529
32 Hải Thượng 6341 1790 2952 1599
33 Nghi Sơn 2369 1207 311 851
34 Hải Hà 6679 2581 2056 2042
Tổng số 214972 61783 86022 67167
(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh & Xã hội: Số liệu thống kê thực trạng chất lượng lao động của huyện Tĩnh Gia, thời điểm 12/ 2010)
(Nguồn: Xem bảng 2.7)
Biểu đồ 2.5. Trình độ học vấn của lực lượng lao động của huyện Tĩnh Gia- Thanh Hóa.
Qua bảng số liệu và biểu đồ về trình độ học vấn cho thấy: Trình độ học vấn và dân trí của huyện hiện nay là đã có sự tiến triển, nhờ phát triển mạnh nền giáo dục và xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đây là chìa khóa quan trọng để tiếp thu khoa học kĩ thuật và công nghệ mới cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của huyện.
Quy mô giáo dục ở các xã vẫn không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Số lượng các cấp học tăng nhanh theo thời gian. Ở các xã hầu hết đều có các trường cấp I và cấp II, phục vụ cho công tác dạy và học. Cho thấy, huyện đã hình thành được một hệ thống trường học đa dạng về hình thức nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, cũng như khai thác triệt để hơn các nguồn lực trong nhân dân, phục vụ cho công tác đào tạo huyện ta ngày càng tốt hơn.
Không chỉ quy mô hệ thống trường học tăng lên, mà quy mô học sinh trong các cấp học thuộc 34 xã cũng tăng lên, phản ánh nhu cầu học tập ngày
càng tăng của nhân dân. Trong đó: Tiểu học là 61783 người, trung học cơ sở là 86022 người và trung học phổ thông là 67167 người.
Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng giáo dục thì cần phải có biện pháp làm cho học sinh chú tâm nhiều hơn vào việc học, thích thú hơn với việc học tập và quan trọng nhất là phải giáo dục cho họ ý thức được tầm quan trọng của việc học rồi từ đó họ mới tự giác mà học. Làm tốt công tác giáo dục là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của huyện.
b. Trình độ chuyên môn kỹ thuật.
(Nguồn: Phòng Lao động Thương Binh&Xã hội: Số liệu thống kê thực trạng chất lượng lao động của huyện Tĩnh Gia, thời điểm 12/ 2010)
Biểu đồ 2.6. Biểu đồ thể hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa.
Trình độ chuyên môn kĩ thuật là chỉ tiêu thể hiện chất lượng nguồn lực và tiềm năng to lớn của nguồn nhân lực. Do đó, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì phải nâng cao trình độ chuyên môn kĩ thuật cho người lao động.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, có 195743 người chưa qua đào tạo (chiếm 91% trong tổng lao động) . Như vậy, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo đang chiếm tỷ lệ cao dẫn đến chất lượng lao động cũng không cao.Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì dạy nghề là một bộ phận thuộc giáo dục nghề nghiệp.
Số lượng lao động học: Sơ cấp nghề là 1758 người chiếm 0,8% , trung cấp nghề là 1,5% với 3370 người , trung cấp chuyên nghiệp là 1.3% với 2940 người, cao đẳng nghề là 4076 người, chiếm 1.9%, cao đẳng chuyên nghiệp là 2743 người, chiếm 1.2%, và tỷ lệ người có trình độ đại học là 4317 người , chiếm 2% và số người có bằng cao học là rất ít, thạc sĩ có 24 người và tiến sĩ chỉ có 1 người. Điều này cho thấy rằng, người lao động có nhu cầu học nghề cao với mục đích tìm kiếm cho mình một việc làm sau khi học. Tuy đã có bước phát triển đáng kể nhưng nhìn chung chất lượng nguồn nhânlực của huyện vẫn còn thấp so với cả nước, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế của huyện.
c. Thể lực nguồn nhân lực.
Nhìn chung thể lực của nguồn nhân lực trên địa bàn huyện vẫn còn còn hạn chế.Trong mối quan hệ với phát triển kinh tế, việc đảm bảo các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe làm tăng chất lượng nguồn nhân lực cả trong hiện tại lẫn tương lai. Việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe tốt cho trẻ em là yếu tố làm tăng năng suất lao động trong tương lai, giúp trẻ em phát triển thành những người lớn khỏe mạnh về thể chất, lành manh về tinh thần. Hơn nữa, nhờ thể lực tốt, trẻ em có thể tiếp thu nhanh chóng những kiến thức, kỹ năng, kỹ sảo trong quá trình giáo dục.
Mạng lưới y tế bảo vệ sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình ngày càng được phát triển trong các xã trên địa bàn của toàn huyện. Trong toàn huyện có 34 trạm y tế/34 xã đạt 100% về chăm sóc sức khỏe cho người dân. Chất lượng
khám và điều trị của trung tâm y tế huyện được nâng lên, có trên 80% trạm y tế có bác sỹ. Trình độ chuyên môn, y đức của người thầy thuốc có tiến bộ.
Hoạt động y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh được tăng cường .
Các hoạt động chăm sóc sức khỏe tăng cả về số lượng và chất lượng, ngăn chặn kịp thời các dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Tỷ lệ suy dinh dưỡng hàng năm giảm, huyện đã có các chương chăm sóc, tư vấn sức khỏe em bé và cho các bà mẹ, tiêm vòng vắc xin cho trẻ em theo định kỳ.
Như vậy việc phát triển hệ hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe đã được nâng cao, từ đó cải thiện được thể lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của huyện.
2.3. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân