KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình chung của nông hộ chăn nuôi bò
Đề tài đã tiến hành phỏng vấn 65 hộ chăn nuôi bò trong đó có 35 hộ chăn nuôi bò sữa và 30 hộ chăn nuôi bò thịt trên địa bàn quận Thủ Đức. Đề tài đã điều tra ở 8 phường trong tổng số 10 phường còn chăn nuôi bò đó là: Linh Xuân, Bình Chiểu, Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh, Tam Bình, Linh Đông, Linh Trung, Trường Thọ.
Bảng 6. Số Hộ Điều Tra theo Phường
Phường Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
Bình Chiểu 11 16,92
Hiệp Bình Chánh 13 20,00
Hiệp Bình Phước 8 12,31
Linh Đông 6 9,23
Linh Trung 4 6,15
Linh Xuân 15 23,08
Tam Bình 5 7,69
Trường Thọ 3 4,62
Tổng 65 100
Nguồn tin: Kết quả điều tra - Về lao động: Trong tổng số 65 hộ điều tra thì hầu hết lao động tham gia chăn nuôi bò đều là lao động trong gia đình, chỉ có một số ít hộ là thuê thêm lao động ngoài vì quy mô chăn nuôi của các hộ này khá lớn, cần nhiều lao động để chăm sóc bò. Hầu hết chủ hộ trong gia đình đều là lao động chính trong chăn nuôi bò.
Bảng 7. Độ Tuổi Lao Động của Chủ Hộ Chăn Nuôi Bò
Độ tuổi Số người Tỷ lệ (%)
< 40 tuổi 18 27,69
40 - 50 tuổi 39 60,00
> 50 tuổi 8 12,31
Tổng 65 100
Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp Độ tuổi chủ yếu của các chủ hộ chăn nuôi bò là từ 40 – 50 tuổi chiếm tỷ lệ 60%. Đây có thể nói là một ưu thế vì họ có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi. Ở độ tuổi này họ cũng có thể tiếp thu các kỹ thuật mới một cách dễ dàng.
- Trình độ văn hóa của người lao động trên địa bàn cũng là một vấn đề đáng quan tâm.
Bảng 8. Trình Độ Văn Hóa của Chủ Hộ
Trình độ văn hóa Số người Tỷ lệ (%)
Cấp I 10 15,4
Cấp II 42 64,6
Cấp III 13 20,0
Tổng 65 100
Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp Tất cả các chủ hộ chăn nuôi bò đều học qua cấp I. 10 chủ hộ có trình độ văn hóa cấp I chiếm tỷ lệ 15,4% ; 42 chủ hộ có trình độ văn hóa cấp II chiếm tỷ lệ 64,6%; 13 chủ hộ có trình độ cấp III chiếm tỷ lệ 20% trong tổng số 65 hộ điều tra. Với trình độ văn hóa như vậy việc tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến trong chăn nuôi sẽ có nhiều thuận lợi.
- Trong số 65 hộ tiến hành điều tra thì 100% là dân tộc kinh. Chính điều này cũng là một thuận lợi cho việc tuyên truyền, hướng dẫn các kỹ thuật chăn nuôi cho các nông hộ. Họ nắm bắt thông tin một cách dễ dàng và hiệu quả.
- Đặc điểm tiếp theo là về đất đai: Quá trình CNH – HĐH đang diễn ra một cách nhanh chóng ở hầu hết các phường trên địa bàn quận, chính vì vậy nên diện tích đất của các nông hộ nói chung và các hộ chăn nuôi bò nói riêng đều có xu hướng giảm xuống. Tùy thuộc vào loại hình chăn nuôi bò mà nông hộ cần diện tích lớn hay nhỏ. Nếu chăn nuôi bò thịt thì cần diện tích đất lớn hơn chăn nuôi bò sữa vì bò thịt cần hoạt động ở những nơi rộng rãi, còn bò sữa thì chỉ cần cột ở 1 nơi trong chuồng.
Bảng 9. Tổng Diện Tích Đất của Các Nông Hộ
Diện tích (m2) Số hộ (hộ) Quy mô chăn nuôi (con) Tỷ lệ (%)
< 700 m2 38 2 -13 58,46
700 – 1.500 m2 24 10 - 36 36,92
> 1.500 m2 3 36 - 50 4,62
Tổng 65 100
Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp Số hộ có diện tích đất lớn là rất ít, chỉ có 3 hộ có diện tích trên 1.500 m2. Số hộ có diện tích dưới 700 m2 là rất nhiều, có đến 38 trong tổng số 65 hộ điều tra có diện tích dưới 700 m2. Đây là một khó khăn cho các hộ chăn nuôi bò.
Ngoài ra, các nông hộ cũng cần có diện tích đất lớn để trồng cỏ cho bò vì thức ăn tươi rất cần thiết cho bò. Nhưng có rất ít hộ trồng được cỏ cho bò vì diện tích đất nhà không đủ lớn. Trong 65 hộ thì chỉ có 8 hộ trồng được cỏ để nuôi bò nhưng diện tích trồng cỏ cũng không lớn, dao động từ 200 – 400 m2. Chỉ có 1 hộ nuôi bò sữa có diện tích đất trồng cỏ lớn là 2000 m2. Tổng diện tích đất cũng ảnh hưởng lớn đến quy mô chăn nuôi của nông hộ. Đối với các nông hộ có tổng diện tích dưới 700 m2 thì quy mô chăn nuôi là từ 2 con đến 13 con (hộ nuôi ít nhất là 2 con và hộ nuôi nhiều nhất là 13 con). Các nông hộ có diện tích đất từ 700 m2 đến dưới 1.500 m2 thì quy mô chăn nuôi từ 10 con đến 36 con (hộ nuôi ít nhất là 10 con và hộ nuôi nhiều nhất là 36 con). Còn các nông hộ có diện tích đất trên 1.500 m2 thì quy mô chăn nuôi từ 36 con đến 50 con (hộ nuôi ít nhất là 36 con và hộ nuôi nhiều nhất là 50 con). Qua đó ta có thể thấy diện tích đất của nông hộ càng lớn thì quy mô chăn nuôi họ càng lớn (quan hệ tỷ lệ thuận).
- Ngoài chăn nuôi bò các nông hộ còn có tham gia lao động trong một số ngành nghề khác. Đối với các nông hộ chăn nuôi bò, ngoài chủ hộ thường chỉ có 2 - 3 người tham gia chăn nuôi. Số lao động còn lại trong gia đình thường làm những ngành nghề khác như: làm công nhân, buôn bán, trồng trọt, công nhân viên... hoặc vẫn còn đang đi học. Những người trong độ tuổi lao động trẻ (dưới 30) thường chọn những nghề phi nông nghiệp để làm. Điều này cũng dễ hiểu vì với tốc độ dô thị hóa như hiện nay thì việc thay đổi cơ cấu ngành nghề theo hướng công nghiệp hóa là xu thế tất yếu. Hàng năm các lao động này mang lại nguồn thu nhập khá ổn định cho gia đình. Ngoài hoạt động chính là chăn nuôi, một số nông hộ còn kết hợp chăn nuôi với trồng trọt (chủ yếu là trồng hoa màu).
Những phụ phẩm trong trồng trọt cũng có thể làm thức ăn thêm cho bò, và ngược lại nông hộ dùng phân bò để bón cho cây trồng. Thu nhập từ trồng trọt thường không lớn vì diện tích dùng cho trồng trọt không nhiều.
Bảng 10. Một Số Ngành Nghề Khác của Các Nông Hộ Chăn Nuôi Bò Điều Tra
Diễn giải Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
Công nhân 43 66,15
Buôn bán 3 4,62
Công nhân viên 4 6,15
Trồng trọt 8 12,31
Nuôi heo 3 4,62
Các ngành nghề khác 4 6,15
Tổng 65 100
Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong tổng số 65 hộ điều tra đã có đến 43 hộ có lao động đi làm công nhân cho các nhà máy, xí nghiệp chiếm tỷ lệ 66,15%.
Tiếp đó là các ngành như trồng trọt có 8 hộ chiếm tỷ lệ 12,31%; buôn bán có 3 hộ chiếm 4,62%; công nhân viên có 4 hộ chiếm tỷ lệ 6,15%... Số người trong độ tuổi đi học vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn trong các nông hộ chăn nuôi bò ở đây. Các lao động trẻ trong gia đình thường chọn các ngành nghề phi nông nghiệp để làm, chăn nuôi bò thường là công việc của những người khá lớn tuổi, những người đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chăn nuôi bò. Điều này cũng dễ hiểu vì các ngành nghề phi nông nghiệp thường mang lại cho người lao động nguồn thu nhập khá cao.
4.2. Thực trạng chăn nuôi bò